4 loại rau củ màu tím chống lão hóa
Chúng có màu tím là do có chứa anthocyanins, một chất chống oxy hóa rất mạnh nên có tác dụng chống lão hóa rất hiệu quả.
Khoai lang tím giữ ẩm da
Khoai lang tím giàu beta carotene, vitamin B1, vitamin C, Ca, Mg và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, nó có anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa nếp nhăn, ngăn ngừa mỏi mắt.
Khoai lang tím giàu beta có tác dụng chống oxy hóa
Húng quế diệt khuẩn, kháng viêm
Loại rau có mùi thơm đặc trưng này không chỉ là vị thuốc quý trong Đông y mà còn có vai trò chống oxy hóa trong cơ thể. Nó chứa beta carotene, sắt và nhiều loại vitamin khác nhau.
Đặc biệt perillaldehyde trong húng quế giúp tăng cường tiêu hóa và thúc đẩy chức năng của ruột, có hiệu quả diệt khuẩn mạnh và tác dụng khử trùng hiệu quả. Ngoài ra, nó còn là một trong những nguyên liệu trong nhiều món ăn Việt Nam có thể ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bắp cải tím giúp da đàn hồi, mềm mại
Video đang HOT
Ăn bắp cải tím có thể giúp đem lại làn da đẹp nhờ chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa. Chính chất chống oxy hóa này giúp da đàn hồi và mềm mại. Bắp cải tím còn là nguồn phong phú vitamin C và vitamin K.
Chất anthocyanin trong bắp cải có tính kháng viêm nên giúp cơ thể tránh được hiện tượng lão hóa sớm.
Sở dĩ bắp cải tím có màu như vậy là vì nó có hàm lượng polyphenol anthocyanin cao. Chất anthocyanin có tính kháng viêm nên giúp cơ thể tránh được hiện tượng lão hóa sớm.
Cà tím loại bỏ độc tố
Cà tím chứa khoảng 94% nước nhưng nó cũng rất giàu vitamin và khoáng chất. Chẳng hạn như: hợp chất trigonellin, beta-amino-4-ethylglyoxalin và cholin, vỏ quả màu tím có chứa nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin.
Thịt quả cà tím còn chứa nhiều protit, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP và nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn.
Cà tím giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá, trong đó có lão hóa da.
Ngoài ra, cà tím rất giàu chất xơ thực vật, có thể cải thiện táo bón, ngăn ngừa hình thành chất béo trong cơ thể. Nội dung kali cũng rất phong phú, để ngăn chặn sưng của cơ thể và lão hóa da.
Theo Thúy Phạm (Afamily)
Bài thuốc chữa ho, cảm cho người lớn tuổi
Mùa này, những người cao tuổi cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, và nên dùng các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh do mưa nhiều để duy trì cân bằng thân nhiệt. Một điều cần thiết nữa là giữ giấc ngủ yên trong đêm, bởi việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dễ dẫn đến bệnh. Cần chú ý đến bệnh ở đường hô hấp, tăng huyết áp...
Mùa thu là mùa mà các bệnh phổi, phế quản dễ phát triển bởi các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc. Phế quản (nhất là ở người có bệnh hen) rất nhạy cảm với những tác nhân gây bệnh nói trên. Và đề phòng tăng huyết áp mùa này, người có tuổi cần dùng nhiều rau quả tươi, giảm lượng muối, chất béo, không dùng bia rượu.
Những bài thuốc đơn giản trị ho, chữa cảm
Gừng
Gừng chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng. - Ảnh minh họa.
Chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng. Chúng ta có thể sử dụng để chữa cảm lạnh dưới dạng trà gừng nóng, cháo gừng, mứt gừng, gừng muối có tác dụng ôn dương (làm ấm), tán hàn (chống lạnh), tiêu đàm. Có thể dùng gừng nấu canh ăn giải cảm như sau: hành 15g, gừng tươi 6g, lá tía tô 6g, hoặc gừng tươi 10g xắt lát, cải bẹ xanh 500g xắt đoạn đem nấu canh với thịt bằm. Cũng có thể lấy giấm 500 ml, gừng tươi và tỏi mỗi thứ 100g rửa sạch, xắt lát ngâm trong giấm, đậy kín trong 30 ngày, để dành. Khi bị cảm cúm dùng thức ăn kèm với 2 muỗng cà phê 10 ml giấm ngâm gừng tỏi.
Tỏi
Ảnh minh họa.
Chất kháng sinh allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn, trị các bệnh nhiễm trùng, lại có tính tiêu đàm nên được dùng để trị các bệnh đường hô hấp thường gặp khi bị cảm như viêm họng, viêm phế quản. Có thể dùng món canh có cho vào tỏi và gừng ăn nóng giúp toát mồ hôi, giải cảm.
Hành
Hành lá có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đường hô hấp. - Ảnh minh họa.
Làm lợi ngũ tạng, giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đường hô hấp, tham gia quá trình tạo thành tesrosteron và giúp ăn ngon. Hành chứa các men tiêu hóa chất đường và lượng vitamin C lớn (đáp ứng được 20% nhu cầu mỗi ngày) cùng một lượng can-xi đáng kể. Vì thế, hành thường được dùng phối hợp để giải cảm.
Lá xông
Nguyên liệu thường dùng là lá hương nhu tía, chanh, bưởi, sả, kinh giới, tía tô, gừng, lá lốt... Các loại lá trên thường chứa tinh dầu có các hoạt chất giúp sát trùng đường hô hấp khi bốc hơi qua đun nóng chữa cảm rất hay, nhất là cho người lớn.
Theo SKDS
Các sản phẩm diệt khuẩn: Cẩn thận kẻo rước bệnh vào người Trên thị trường hiện nhan nhản các sản phẩm có chức năng diệt khuẩn được chào bán công khai với lời quảng cáo rất "bùi tai". Nhưng theo các nhà khoa học, đây là những quảng cáo liều lĩnh bởi với cấu tạo đơn giản, khó có khả năng diệt khuẩn. Cấu tạo quá đơn giản không thể diệt khuẩn "Công nghệ Microban®...