4 loại chất béo lành mạnh tốt cho người mắc COVID-19
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân COVID-19 duy trì sức khỏe và phục hồi nhanh sau khi mắc bệnh.
Trong đó, việc lựa chọn chất béo nào tốt cho sức khỏe là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cho người mắc COVID-19.
1. Vai trò của chế độ ăn uống lành mạnh với sức khỏe
Theo các nghiên cứu, một chế độ ăn uống cân bằng với các nguồn thực phẩm lành mạnh như: ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein nạc và protein thực vật, chất béo lành mạnh (như: các loại hạt, dầu ô liu, a xít béo omega-3…) giúp chống viêm và cải thiện hội chứng chuyển hóa, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường…
Các chất dinh dưỡng có lợi và chất chống oxy hóa trong các thực phẩm lành mạnh giúp cho hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn, tăng sức chống đỡ với các tác nhân gây bệnh.
Khi bị ốm, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn nhanh chóng phục hồi hơn.
2. Người mắc COVID-19 nên sử dụng chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh giúp chống viêm tốt cho người mắc COVID-19.
Cơ thể chúng ta cần chất béo để hoạt động. Chất béo là nguồn sinh năng lượng quan trọng, là thành phần của nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, yếu tố cần thiết để cấu tạo màng tế bào, các tổ chức liên kết, tổ chức thần kinh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo trong thực phẩm đều giống nhau và có một số chất béo lợi và một số không có lợi cho sức khỏe.
- Chất béo không bão hòa bao gồm chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, là những loại chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch.
Một số thực đơn tại nhà giàu dinh dưỡng và dễ thực hiện cho người mắc COVID-19ĐỌC NGAY
Chất béo không bão hòa đơn: Loại chất béo có lợi này có mặt trong nhiều loại thực phẩm như: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hồ đào, đậu phộng; Các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc; Bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân; Quả bơ
Chất béo không bão hòa đa: Cá hồi, cá trích, cá mòi; Các loại quả và hạt như hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải…
Chất béo bão hòa: Hầu hết chất béo bão hòa là chất béo động vật được tìm thấy trong các loại thịt và các sản phẩm từ sữa. Nguồn chất béo bão hòa bao gồm: Mỡ bò, mỡ lợn, da gà; Sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, kem; Các loại dầu dừa, dầu cọ…
Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa rất giàu trong các loại thực phẩm như: Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, bánh rán, thức ăn nhanh; Các loại bơ thực vật; Các loại đồ nướng, bánh ngọt; Đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn…
Hai loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là chất béo không tốt, nếu ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu đặc biệt là cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên sử dụng chất béo chuyển hóa và hạn chế sử dụng chất béo bão hòa.
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế và các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc COVID-19 cần duy trì chế độ ăn uống đủ các nhóm chất dinh dưỡng và đa dạng các loại thực phẩm. Trong nhóm chất béo nên dùng các loại chất béo lành mạnh như: dầu thực vật, dầu ô liu, dầu cá… Hạn chế dùng mỡ động vật, phủ tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn…
Video đang HOT
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch mà còn cản trở khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể, không tốt cho người bệnh.
3. Một số loại chất béo lành mạnh tốt cho người mắc COVID-19
3.1. Dầu ô liu
Người mắc COVID-19 nên sử dụng dầu ô liu.
Dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa này có hoạt tính sinh học mạnh, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Chúng cũng chống lại chứng viêm và giúp bảo vệ cholesterol trong máu khỏi quá trình oxy hóa. Hai lợi ích này có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Các chất chống oxy hóa trong dầu ô liu cũng có thể hỗ trợ làm giảm tổn thương oxy hóa do các gốc tự do, được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Theo nghiên cứu, axit béo chủ yếu trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn được gọi là axit oleic, chiếm 73% tổng hàm lượng dầu.
Các tác dụng chống viêm chính là trung gian của các chất chống oxy hóa. Chìa khóa trong số đó là oleocanthal, đã được chứng minh là hoạt động tương tự như ibuprofen, một loại thuốc chống viêm.
Nghiên cứu cũng cho thấy, axit oleic có thể làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm quan trọng như protein phản ứng C (CRP).
Đặc tính chống viêm mạnh của dầu ô liu cũng khiến nó trở thành loại chất béo nên lựa chọn hàng đầu trong chế độ ăn uống của người mắc COVID-19 vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân COVID-19 cần ưu tiên ăn các thực phẩm chống viêm.
Ngoài các axit béo có lợi, dầu ô liu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể ức chế vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Chất béo không bão hòa đơn cũng có khả năng chịu nhiệt cao, vì vậy dầu ô liu nguyên chất là loại dầu rất lành mạnh, thích hợp dùng để nấu ăn.
3.2. Quả bơ
Quả bơ có chứa chất béo không bão hòa đơn – axit oleic, là loại axit béo tương tự như trong dầu ô liu có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
Quả bơ cũng là một nguồn kali tuyệt vời và một nguồn chất xơ tốt, đã được chứng minh hỗ trợ làm giảm cholesterol LDL (xấu) và triglyceride, đồng thời tăng cholesterol HDL (tốt).
3.3. Các loại hạt
Các loại hạt chứa chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe.
Các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, mắc ca… rất tốt cho sức khỏe. Chúng có nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ và là một nguồn protein thực vật tốt cho người mắc COVID-19.
Các nghiên cứu cho thấy, những người ăn các loại hạt có xu hướng khỏe mạnh hơn và có ít nguy cơ mắc bệnh hơn. Hàm lượng chất béo lành mạnh trong các loại hạt có thể giúp cải thiện kiểm soát đường huyết.
Các loại hạt cũng chứa nhiều vitamin E và magiê. Đặc biệt là magiê, một khoáng chất giúp điều chỉnh khả năng insulin hấp thụ glucose từ máu để hỗ trợgiảm lượng đường trong máu. Vì vậy, đây cũng là loại chất béo rất có lợi đối với người bệnh đái tháo đường bị mắc COVID-19.
3.4. Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 là một chất béo lành mạnh đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Nó được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách hạn chế tình trạng viêm trong mạch máu, làm giảm nhịp tim bất thường và giảm mức độ chất béo trung tính trong máu.
Các nghiên cứu cho thấy, omega-3 có thể hạn chế đau khớp và cứng khớp ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Chế độ ăn giàu omega-3 cũng có thể làm tăng hiệu quả của thuốc chống viêm.
Nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt nhất là cá béo như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá cơm… Omega-3 cũng được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: dầu hạt cải, dầu đậu nành; hạt lanh, hạt chia, quả óc chó; bột ngũ cốc; bông cải xanh, rau bina, đậu Hà Lan…
Nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt nhất là cá béo như cá hồi.
Omega-3 liên quan mật thiết một cách toàn diện với chức năng miễn dịch. Thực phẩm giàu axit béo omega-3, bao gồm cả cá béo cũng có thể có lợi nhờ tác dụng tích cực đối với khả năng miễn dịch, chưa kể cá là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Thiếu hụt vitamin D khiến cơ thể chúng ta dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ biến chứng COVID-19 nghiêm trọng.
4 thói quen 'nuôi lớn' ung thư thực quản: Cách ăn uống sai gây hậu quả lớn nhất
Theo các bác sĩ trên kênh Family Doctor, ung thư thực quản có liên quan đến chế độ ăn uống, để tránh xa căn bệnh quái ác này, hãy sớm tránh 4 thói quen dưới đây.
Ung thư thực quản là căn bệnh khi có sự xuất hiện của một khối u ác tính thường gặp của đường tiêu hóa. Bệnh ung thư thực quản nếu phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi, nhưng nếu ở giai đoạn muộn có thể khó điều trị hơn. Vì vậy, cần tìm hiểu đầy đủ về căn bệnh này để phòng ngừa càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân của ung thư thực quản thường không rõ ràng, nhưng nó liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Muốn phòng ngừa ung thư thực quản, bạn hãy chăm chỉ thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đúng cách.
(Ảnh minh họa)
Chế độ ăn uống cần chú ý gì để phòng ngừa ung thư thực quản?
1. Không ăn thức ăn quá nóng
Muốn phòng ngừa ung thư thực quản thì phải sửa thói quen ăn uống đồ ăn quá nóng. Quan niệm "ăn ngay đi cho nóng" thực sự đã bị hiểu sai khi chúng ta ăn thực phẩm khi vừa đang sôi.
Thậm chí, nhiều người còn có thói quen ăn nhanh chóng với tốc độ cao ngay khi bữa ăn vừa mới dọn ra đang còn bốc khói nghi ngút. Thói quen ăn uống này là không đúng và cần phải sửa ngay để đảm bảo an toàn cho niêm mạc của đường tiêu hóa.
Theo các bác sĩ, nếu thức ăn/đồ uống vẫn còn quá nóng, khi nuốt phải dễ làm bỏng niêm mạc thực quản, trong thời gian dài viêm niêm mạc thực quản bị bỏng và tái đi tái lại có thể gây ung thư.
Vì vậy, muốn phòng bệnh ung thư thực quản thì phải ăn chín, uống sôi nhưng ở nhiệt độ thích hợp, thông thường là dưới 60 độ C, ăn uống từ từ, không ăn đồ đang quá nóng, dù ăn lẩu cũng phải vớt thức ăn ra khỏi nồi lẩu và để cho nhiệt độ hạ xuống mức âm ấm rồi mới ăn.
(Ảnh minh họa)
2. Tránh ăn quá đậm vị, nên duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, nhẹ nhàng
Để ngăn ngừa ung thư thực quản, điều quan trọng là bạn phải ăn uống thanh đạm nhất có thể, không ăn thức ăn quá đậm vị như cay thật cay, mặn thật mặn và thức ăn có tính kích thích một cách thường xuyên.
Thức ăn cay, kích thích tuy cũng có thể khiến mọi người có cảm giác ăn ngon miệng hơn nhưng sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày, lâu dần còn có nguy cơ gây ung thư.
Vì vậy, bạn phải duy trì chế độ ăn thanh đạm và lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời chú ý đến cơ cấu dinh dưỡng, tránh ăn thiên lệch một phần hay kén ăn (thiếu sự đa dạng dinh dưỡng), không chỉ đảm bảo nhu cầu của cơ thể mà còn ngăn ngừa tác hại của chế độ ăn không đúng đối với sức khỏe của bạn.
(Ảnh minh họa)
3. Không lạm dụng rượu bia
Ai cũng biết việc uống rượu bia quá mức thường xuyên rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là có thể đe dọa chức năng gan và dạ dày.
Những người hay uống rượu có nguy cơ ung thư thực quản cao hơn so với những người không uống hoặc uống út, nếu thường xuyên uống một lượng rượu tương đối cao sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản sau khi uống.
Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư thực quản, bạn không nên uống rượu quá thường xuyên. Khi vui vẻ hay dịp đặc biệt bạn có thể "phá lệ" uống một chút cũng được, nhưng không nên uống quá mức, thậm chí để đến mức bị nghiện rượu.
4. Nên hạn chế ăn các loại đồ muối vị chua cay ngâm tẩm bảo quản dài ngày
Trong thói quen và công thức nấu ăn phổ biến của nhiều người thường có thực phẩm muối chua, cay, ngâm tẩm bảo quản dài ngày.
Mặc dù những thực phẩm này rất phổ biến và theo quan niệm truyền thống thì chúng ta đã ăn quá lâu rồi, do vậy mà vô tình trở thành thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn. Nhưng theo quan điểm sức khỏe và những nghiên cứu hiện đại, chúng ta nên hạn chế sử dụng thực phẩm ngâm tẩm dài ngày (không có hạn sử dụng cụ thể) một cách quá thường xuyên, hàng ngày.
Thức ăn muối chua hoặc cay ngâm tẩm bảo quản dài ngày có chứa nitrit, nếu ăn quá nhiều có thể gây ung thư. Để ngăn ngừa ung thư thực quản, đây cũng là thức ăn nên hạn chế.
(Ảnh minh họa)
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản tương đối cao và nó liên quan rất mật thiết đến chế độ ăn uống, muốn phòng tránh ung thư thực quản có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống và sửa những thói quen xấu dễ làm tổn thương thực quản.
Nên ăn thực phẩm tươi mới, thanh đạm, chế biến đơn giản và cân bằng các nhóm dinh dưỡng. Nếu kết hợp với vận động điều độ và tinh thần vui vẻ thì sức khỏe của bạn sẽ được đảm bảo tốt hơn.
5 loại thực phẩm giúp tăng cường chất sắt một cách tự nhiên Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể khỏe mạnh. Và để giữ cho bản thân luôn vui vẻ với cảm giác khỏe mạnh toàn diện, điều quan trọng là phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Sự thiếu hụt là một điều phổ biến và trở thành không thể tránh khỏi sau một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên,...