4 loại cảm giác phải có trong hôn nhân, chỉ cần thiếu một người thứ ba liền xen vào
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không chỉ có tình yêu, tình thương, mà còn phải có đủ 4 loại cảm giác này. Vợ chồng nếu thiếu một thì liền tạo cơ hội cho người thứ ba xen vào.
Người ta cần tình yêu đủ lớn và vững chắc để đi đến hôn nhân. Nhưng để duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì phải cần nuôi dưỡng đủ 4 loại cảm giác này. Chỉ cần thiếu đi một thì vợ chồng dù từng yêu nhau sau đậm cũng khó hạnh phúc lâu dài.
Cảm giác cần, đặc biệt không thể thiếu
Đây là loại cảm giác chỉ có khi vợ chồng xem nhau là đặc biệt và không thể thiếu. Nếu không phải là đối phương thì không phải là bất kì ai khác. Chẳng hạn như, nếu một trong hai gặp khó khăn thì chỉ muốn chia sẻ với người còn lại. Cả hai luôn cần có nhau, để làm điểm tựa, để động viên, đồng hành.
Trong hôn nhân, sợ nhất là cảm giác cả hai không còn cần tới nhau nữa – Ảnh minh họa: Internet
Trong hôn nhân, sợ nhất là cảm giác cả hai không còn cần tới nhau nữa. Có nghĩa là dù không có người thứ ba thì vợ chồng cũng không cảm giác cần có nhau. Nếu chồng đi công tác xa, vợ cũng không thấy nhớ, tự mình làm chủ gia đình. Nếu vợ gặp vấn đề, cũng không nhất thiết phải nhờ vả đến chồng. Dần dà, từ những điều “không cần” nho nhỏ đó, tình cảm vợ chồng cũng sẽ nhạt theo vì cả hai không còn quá coi trọng sự hiện diện của bạn đời trong cuộc sống.
Cảm giác là chính mình
Khi còn trẻ, người ta thường nghĩ tình yêu mới là điều quyết định hôn nhân hạnh phúc hay không. Nhưng càng về già sẽ càng hiểu vợ chồng bên nhau lâu dài cốt là nhờ cảm giác hòa hợp. Vợ chồng sống với nhau thì yêu nhiều hay ít chỉ là việc thứ yếu, có cảm giác thoải mái là chính mình khi bên nhau hay không mới là quan trọng nhất.
Tình yêu chỉ đẹp và lâu dài khi tìm đúng người, được là chính mình khi yêu thương và tin tưởng. Tình yêu sẽ chết khi sống cùng nhau quá ngột ngạt, không có thấu hiểu và sẻ chia, không có điểm chung dung hòa. Vợ chồng càng giữ được cảm giác thoải mái khi bên nhau, lột bỏ những rào cản, vách ngăn thì càng giữ được hôn nhân bền chặt. Nếu một cuộc hôn nhân quá nhiều bí bách, mâu thuẫn sẽ tạo cơ hội cho người thứ ba xen vào.
Video đang HOT
Cảm giác được công nhận
Hôn nhân cần sự vun đắp và hy sinh từ vợ chồng, nhưng cần nhất là sự công nhận của nhau – Ảnh minh họa: Internet
Hôn nhân cần sự vun đắp và hy sinh từ vợ chồng, nhưng cần nhất là sự công nhận của nhau. Dù là đàn ông hay phụ nữ thì đều cần được ghi nhận, khen ngợi. Sự ghi nhận cũng là cách để nhắc bản thân rằng bạn đời đã làm nhiều việc thế nào vì gia đình, thấu hiểu cho những nỗ lực và cố gắng của họ.
Nếu giữa vợ chồng không có sự công nhận thì sẽ không có cảm thông và trân quý. Điều này chẳng khác gì vợ hy sinh mà chồng làm lơ, chồng cố gắng mà vợ không thấy. Theo thời gian, càng không được công nhận, thấu hiểu thì dù là vợ hay chồng cũng sẽ có cảm giác chán nản, mệt mỏi. Và nếu xuất hiện một người thứ ba hiểu, ngợi khen và công nhận những nỗ lực của họ thì hôn nhân sẽ đổ vỡ.
Cảm giác rung động
Cảm giác này thường mờ nhạt với những cặp vợ chồng lâu năm. Theo tháng năm, vợ chồng ở bên nhau dần trở thành một thói quen, sẽ mất đi cảm giác mới mẻ, rung cảm mãnh liệt như lúc đầu. Nhưng cảm xúc là do con người tạo ra, vợ chồng có thể tạo cho nhau những bất ngờ, niềm vui nho nhỏ, nhắc nhau về kỷ niệm tình cảm lúc ban đầu. Hoặc theo cách đơn giản nhất, cảm giác rung động sẽ đến từ những việc làm chân thành và giàu thấu hiểu nhất. Hiểu nhau muốn gì, biết nhau thích gì, làm cho nhau vui vẻ, đó chính là cảm giác rung động trong hôn nhân.
Chỉ khi vợ chồng chấp nhận nhau hoàn toàn, sống bên nhau với mưu cầu và tâm thế đơn giản nhất thì cảm giác rung động sẽ dễ dàng đến – Ảnh minh họa: Internet
Thật ra, chỉ khi vợ chồng chấp nhận nhau hoàn toàn, sống bên nhau với mưu cầu và tâm thế đơn giản nhất thì cảm giác rung động sẽ dễ dàng đến. Vì tình cảm vợ chồng càng bình dị, nắm bắt từng khoảnh khắc giản đơn thì càng dễ thăng hoa, sâu đậm theo một ý nghĩa khác.
Để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc đầu bạc răng long, vợ chồng hãy cố gắng giữ đủ những cảm giác này khi bên nhau. Dùng chân tình để đối đãi với chân tình, dùng cảm xúc để bôi trơn tình cảm, thì dù là bao lâu vợ chồng vẫn muốn ở bên nhau đến già.
Cưới nhau 3 tháng chưa một lần ngủ chung giường vì lý do "nực cười", một sáng chồng bỗng đưa ra đề nghị khiến vợ sững sờ
Cho đến mấy hôm trước, buổi sáng Ngọc tỉnh dậy không ngờ chồng cô đã dậy trước từ bao giờ. Thậm chí anh còn nấu bữa sáng cho hai người rồi pha 2 ly cafe thơm nức chờ vợ dậy.
Ngủ chung giường là một hành động rất quan trọng trong đời sống hôn nhân. Giường ngủ không chỉ là nơi vợ chồng ân ái, nó còn là nơi gắn kết vợ chồng sau 1 ngày dài đi làm không gặp gỡ, trò chuyện với nhau.
Vợ chồng cùng nhau chuyện phiếm, dù chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt đi chăng nữa rồi cùng chìm vào giấc ngủ say, sáng dậy mỉm cười chào buổi sáng - đơn giản như thế thôi cũng đủ khiến tình cảm vợ chồng thêm khăng khít.
Ngọc (27 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội) là một cô vợ trẻ mới kết hôn được 3 tháng. Cô kể, dù là vợ chồng mới cưới nhưng ngay sau đêm tân hôn vợ chồng cô đã mỗi người ngủ 1 giường, không hề ngủ chung với nhau.
"Lý do thì vô cùng nực cười. Chúng tôi kết hôn lúc chớm hè, thời tiết đã chuyển nóng nực. Chồng bảo bỏ đệm ra ngủ cho đỡ nóng nhưng tôi lại không ngủ được nếu không trải đệm vì đau lưng. Chúng tôi không ai nhường ai, cuối cùng quyết định ai thích ngủ thế nào thì ngủ thế ấy!", Ngọc nói.
Ngọc và chồng thuê 1 căn phòng trọ làm tổ ấm sau đám cưới. Sau khi quyết định ngủ riêng, cô ngủ trong phòng ngủ còn chồng trải chiếu trên sàn phòng khách ngủ cho mát. Mỗi tối cơm nước xong, cô vào phòng làm nốt việc rồi chơi điện thoại sau đó lên giường đi ngủ. Chồng Ngọc bên ngoài nằm xem phim rồi cũng thiếp đi lúc nào chẳng hay.
Ngọc cười khổ nói, dù là vợ chồng son nhưng họ rất ít giao lưu, trò chuyện với nhau. Cả ngày đi làm mệt mỏi, buổi trưa mỗi người tự ăn vì chỗ làm xa nhau, tối về lại ai làm việc nấy, đến đi ngủ cũng mỗi người một chỗ. Chuyện ân ái vẫn đều đặn nhưng xong việc là ai về chỗ người đó, không hề có chuyện thắm thiết ôm nhau ngủ đến sáng.
Thật lòng Ngọc không vui vẻ với cách sinh hoạt như thế nhưng cô muốn chồng phải là người xuống nước nhường nhịn mình. Có lẽ bên kia chồng Ngọc cũng có suy nghĩ tương tự, thành ra sau 3 tháng kết hôn mà họ vẫn ngủ riêng giường.
Cho đến mấy hôm trước, buổi sáng Ngọc tỉnh dậy không ngờ chồng cô đã dậy trước từ bao giờ. Thậm chí anh còn nấu bữa sáng cho hai người rồi pha 2 ly cafe thơm nức chờ vợ dậy. Ăn xong bữa sáng, lúc hai vợ chồng ngồi nhâm nhi cafe thì chồng Ngọc bỗng lên tiếng:
"Vợ ơi, anh nghĩ mãi rồi, chúng ta cứ thế này không được. Thôi không ai chịu nhường ai thì mình mua điều hòa lắp trong phòng ngủ đi, thế là em vẫn được ngủ đệm mà anh cũng không thấy nóng nữa", chồng cô đưa ra đề nghị.
Những lời chồng nói quá bất ngờ khiến Ngọc không khỏi sững sờ. Sau đó cô lập tức mỉm cười hạnh phúc: "Vâng". Hai vợ chồng đạt thành hiệp nghị, vừa không phải thay đổi thói quen của bản thân mà vẫn được ngủ cạnh nhau nên đều vui vẻ, hài lòng.
Ngọc cho hay, đáng nhẽ vợ chồng cô chưa có ý định lắp điều hòa vì còn muốn dành dụm tiền, vợ chồng trẻ khỏe mạnh mà, chịu nóng một chút không sao cả. Cô dự định ít nhất phải đợi thời điểm sinh con thì mới lắp. Nhưng có lẽ với tình hình lúc này, lắp điều hòa là một cách giải quyết khá hợp lý. Thôi thì coi như nó là phần thưởng để vợ chồng nhìn vào mà cố gắng phấn đấu hơn nữa.
"Ngay tối đó vợ chồng tôi đã đi mua điều hòa. Lần đầu tiên kể từ khi kết hôn chúng tôi ngủ chung giường, một cảm giác thật khó tả. Sáng ra mở mắt nhìn nhau rồi chào buổi sáng, cả ngày làm việc cũng có động lực hơn hẳn", Ngọc chia sẻ.
Thiết nghĩ câu chuyện ngủ riêng giường và chiếc điều hòa của vợ chồng Ngọc chỉ là một câu chuyện rất nhỏ trong cuộc sống hôn nhân với vô số va chạm và mâu thuẫn. Khi hai cá thể với bản sắc và sở thích cá nhân khác nhau về sống chung nhà, để hòa hợp là điều không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi mỗi người phải nhún nhường ít nhiều và biết cách dung hòa với đối phương.
Trường hợp vợ chồng Ngọc, khi không ai muốn thay đổi quan điểm của mình thì đôi bên phải ngồi lại tìm ra cách để giải quyết vấn đề một cách hợp tình hợp lý nhất. Tiền đề quan trọng hàng đầu chính là tâm lý xây dựng, vun đắp chứ không phải "việc ai nấy làm" khi không đạt thành thỏa thuận chung. Chỉ khi thực hiện được điều đó thì hôn nhân của bạn mới êm ấm và bền lâu.
Còn yêu, nhưng gương vỡ chẳng lành... Để nuôi dưỡng một cuộc hôn nhân không chỉ có tình yêu mà còn cần có sự bao dung, trân trọng, thấu hiểu... Thiếu đi lòng bao dung dù chúng ta có một tình yêu sâu đậm nhưng chưa chắc mái nhà đã được hạnh phúc trọn vẹn. Tôi vẫn luôn nghĩ, cuộc hôn nhân này sẽ hạnh phúc viên mãn, bởi chúng...