4 Lầm tưởng về nước súc miệng mà bạn hay mắc phải
Thường xuyên sử dụng nước súc miệng chữa hôi miệng, làm sạch răng sau khi ăn… nhưng bạn đã thật sự hiểu hết về loại sản phẩm này chưa?
Đảm bảo rằng, những giải đáp về 4 điều mà mọi người hay lầm tưởng về nước súc miệng ngay sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải “giật mình” đấy!
Bật mí 5 sự thật về các loại nước súc miệng mà bấy lâu nay bạn vẫn khăng khăng là mình đúng
1. Các loại nước súc miệng đều có tác dụng như nhau
Điều đầu tiên mà rất nhiều người đang bị lầm tưởng chính là về tác dụng của nước súc miệng. Thông thường, ai cũng cho rằng nước súc miệng chỉ có tác dụng làm sạch thức ăn thừa bám vào chân răng và giúp mang lại hơi thở thơm mát, sảng khoái.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều những dòng sản phẩm nước súc miệng khác được bổ sung những thành phần đặc biệt để thực hiện những chức năng chuyên sâu hơn. Chẳng hạn như, các loại tinh dầu, thành phần chlorhexidine, cetylpyridinium chloride và fluoride… Những loại nước súc miệng chứa những loại chất này sẽ có khả năng giảm sâu răng, hạn chế sự hình thành mảng bám…
2. Nước súc miệng có thể chữa hôi miệng
Chắc chắn bạn đã từng nghe đến phương pháp sử dụng n ước súc miệng chữa hôi miệng rồi, có phải không nào? Vậy thì cách điều trị mùi hôi trong khoang miệng này có thật sự hiệu quả hay không?
Video đang HOT
Trên thực tế, nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế mùi hôi miệng tức thì, chẳng hạn như sau khi ăn xong, chứ hoàn toàn không có khả năng chữa hẳn chứng hôi miệng. Hôi miệng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: thói quen chăm sóc răng miệng kém, chế độ ăn uống không khoa học, bổ sung nhiều loại thực phẩm có mùi, cơ thể đang mắc bệnh… Chính vì thế, bạn đừng quá tin vào những lời đồn về khả năng chữa hoàn toàn hôi miệng “thần thánh” của nước súc miệng đấy nhé!
3. Nước súc miệng đảm bảo an toàn 100%
Chẳng có gì là tuyệt đối cả, cũng giống như mức độ an toàn của nước súc miệng vậy đó! Hiện nay, có rất nhiều loại nước súc miệng chứa nồng độ cồn khá cao, có thể gây ra tình trạng khô miệng, kích ứng răng, nướu… Và thậm chí, những tác động này lại có thể khiến cho hơi thở của bạn bắt đầu có mùi.
Bạn vẫn có thể tìm được những dòng sản phẩm nước súc miệng chứa nồng độ cồn thấp, nhưng vẫn còn những thành phần xúc tác khác hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, bạn cần phải cẩn trọng trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện dấu hiệu khác thường, hãy ngưng sử dụng sản phẩm ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!
4. Nước súc miệng có thể thay thế kem đánh răng
Vẫn còn rất nhiều người cho rằng, sử dụng nước súc miệng thường xuyên cũng là một cách thay thế hoàn hảo cho sản phẩm kem đánh răng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không đúng.
Những thành phần có trong nước súc miệng có khả năng đánh bay mảng bám tức thời, cải thiện hơi thở sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, nước súc miệng lại không có khả năng làm sạch từng kẽ răng, chân răng và làm trắng bề mặt răng như bàn chải và chỉ nha khoa. Lý tưởng nhất là bạn nên kết hợp cả kem đánh răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng cường hiệu quả làm sạch răng miệng.
Hóa ra bấy lâu nay bạn đã lầm tưởng khá nhiều về nước súc miệng có phải không nào? Hãy ghi nhớ thật kỹ những điều mà vừa nhắn nhủ để có thể chăm sóc răng miệng hiệu quả nhất nha!
Theo dep365.com
Nước súc miệng có thật sự cần thiết không?
Hầu hết chúng ta đều tin rằng nước súc miệng chữa hôi miệng đóng vai trò rất quan trọng trong thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày. Nhưng nước súc miệng có thực sự cần thiết cho một hàm răng khỏe mạnh hay không? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Quảng cáo "thần thánh hóa" nước súc miệng, liệu có đúng với sự thật?
1. Nước súc miệng có thật sự "thần thánh" như lời đồn?
Trên thực tế, nếu bạn đánh răng, xỉa răng đúng cách và thường xuyên vệ sinh răng miệng thật hiệu quả, thì nước súc miệng không phải là thành phần quá cần thiết để có thể duy trì sức khỏe răng miệng ở trạng thái tốt nhất. Hầu hết các loại nước súc miệng hiện nay chỉ có hiệu quả trên bề mặt răng của chúng ta. Nếu bạn không duy trì sức khỏe răng miệng đúng cách, tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ, thì nước súc miệng cũng không thể xâm nhập vào bên trong răng để đánh bay những mảng bám này được.
2. Tác dụng thật sự của nước súc miệng
Nước súc miệng thực sự đóng một vai trò khá nhỏ trong việc ngăn ngừa bệnh mảng bám và nướu răng. Nước súc miệng chỉ có tác dụng giảm tình trạng hôi miệng chứ không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bạn không ưu tiên cho những công đoạn giúp răng khỏe mạnh hơn như đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thường xuyên, thì chẳng có loại nước súc miệng nào có thể che giấu những ảnh hưởng của quy trình chăm sóc răng miệng kém cả!
Mặt khác, bạn nên sử dụng nước súc miệng chữa hôi miệng như một cách để kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, nhưng nồng độ cồn trong những dòng sản phẩm này lại có khả năng làm khô và biến khoang miệng thành nơi trú ẩn của vi khuẩn!
3. Giải pháp ngăn chặn hôi miệng hiệu quả nhất
Theo các chuyên gia, cách hiệu quả nhất để đối phó với chứng hôi miệng là sử dụng dụng cụ làm sạch lưỡi khi đánh răng. Lý do là vì hầu hết các vi khuẩn gây hôi miệng đều cư trú ở một khu vực nhỏ ở phía sau lưỡi. Khi dùng bàn chải hoặc công cụ cạo lưỡi chuyên dụng để loại bỏ lượng vi khuẩn này, bạn sẽ nhận được hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng nước súc miệng chữa hôi miệng.
=Mặc dù đánh răng và dùng chỉ nha khoa chính là chìa khóa cho một hàm răng khỏe mạnh, nhưng các thành phần kháng khuẩn trong một số loại nước súc miệng hiện nay vẫn có những tác dụng khá tích cực. Nếu bạn vẫn cảm thấy mình cần phải sử dụng nước súc miệng, thì hãy chọn mua những dòng sản phẩm uy tín nhé!
4. Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả
Dùng chỉ nha khoa một cách hợp lý
Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng là một cách để duy trì răng khỏe mạnh. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, hãy thực hiện theo những bước sau đây nhé!
Quấn chỉ nha khoa xung quanh ngón trỏ và ngón giữa, giữ cho khoảng cách giữa 2 ngón này khoảng 3 - 3.5cm.Trượt chỉ nha khoa xung quanh răng thật nhẹ nhàng.Dùng chỉ nha khoa để làm sạch cả hai mặt của mỗi chiếc răng. Và đừng quên vệ sinh răng hàm đấy nhé!
Hướng lông bàn chải đến vị trí giao nhau của nướu và răng, sử dụng các chuyển động tròn nhẹ nhàng, di chuyển bàn chải lên và xuống để làm sạch răng hiệu quả.
Làm sạch mọi vị trí trên bề mặt răng.Đánh răng ít nhất hai đến ba phút.
Sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải mới cứ sau mỗi 3 tháng.
Theo dep365.com
Nước súc miệng cách giảm mùi hôi trong khoang miệng nhanh chóng và an toàn Hôi miệng là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. Hôi miệng gây ảnh hưởng không hề nhỏ khi giao tiếp, khiến cho người bệnh mất tự tin. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì đây được coi là một triệu chứng phổ biến ở 25% dân số trên thế...