4 hiện tượng ở ngực và lưng có thể là lời cảnh báo ung thư phổi hoặc thực quản
Đôi khi cảm giác nghẹn ở ngực khi ăn hoặc những cơn đau ở vùng lưng và ngực không đơn giản như bạn nghĩ, đó có thể là lời cảnh báo của bệnh ung thư.
Nhiều người cho rằng, bệnh ung thư khởi phát tương đối nhanh và thường không có dấu hiệu khi mắc bệnh. Nhưng thực tế, nhiều dữ liệu lâm sàng chỉ ra rằng khi ung thư mới xuất hiện, trên cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo nhưng hầu hết mọi người đều không chú ý hoặc nhầm tưởng đó là vấn đề nhỏ nên trì hoãn cơ hội điều trị.
Nếu đột nhiên bạn thấy ở ngực và lưng xuất hiện những triệu chứng này, nên đến bệnh viện khám.
1. Sưng ở ngực và lưng
Khi nghĩ đến những biểu hiện của bệnh ung thư, một số người cho rằng sẽ xuất hiện những cơn đau. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi khi ung thư biểu hiện qua việc sưng ở khu vực nào đó như ngực hay lưng. Nếu vùng ngực và lưng bị sưng không rõ nguyên nhân, kèm theo các triệu chứng như khó thở, đó có thể không đơn giản là vấn đề về hô hấp. Bạn hãy cảnh giác với khả năng mắc bệnh ung thư.
Các số liệu lâm sàng cho thấy ung thư phổi dễ xảy ra di căn màng phổi, dẫn đến tràn dịch màng phổi khiến vùng ngực và lưng có hiện tượng sưng.
2. Đau ở ngực và lưng
Video đang HOT
Đau tức ngực là một hiện tượng sinh lý tương đối phổ biến, phần lớn liên quan đến sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh không chú ý và thường bỏ qua, đến khi tình trạng đau tức không chịu nổi mới đến bệnh viện khám, lúc này đã quá muộn.
Nguyên nhân gây đau ngực và lưng không chỉ liên quan đến làm việc quá sức hay bệnh tim mà đó có thể là dấu hiệu các tế bào ung thư phổi đang phát triển dần và xâm lấn vào thành ngực và màng phổi. Do đó người bệnh sẽ có các triệu chứng đau tức ngực và lưng, theo thời gian, thậm chí có thể ảnh hưởng đến xương sườn và xương bả vai.
3. Cảm giác đau ở ngực và lưng sau khi vận động
Nếu bình thường bạn có thể làm một số việc khá dễ dàng nhưng đột nhiên bạn lại không làm được những hoạt động đó nữa hoăc khi vận động cảm thấy vùng ngực và lưng đau dữ dội, ngay cả hít thở cũng khó chịu thì bạn nên cẩn thận. Nếu bạn không bị chấn thương ở vùng ngực và lưng mà hiện tượng này lại xảy ra thì nên cảnh giác với bệnh ung thư phổi và ung thư thực quản.
4. Cảm giác nghẹn ở ngực khi ăn
Nghẹn là do rối loạn co bóp của thực quản mỗi lần có thức ăn, nước uống chạy từ miệng xuống thực quản để đến dạ dày. Nghẹn là một triệu chứng chứ chưa thấy ai gọi là bệnh nghẹn. Nhiều hiện tượng do ăn, uống gây nghẹn nhưng cũng có một số bệnh lý gây nên triệu chứng nghẹn chẳng hạn như u thực quản.
U thực quản có thể là lành tính, có thể là ác tính. Nếu là ác tính, ngoài biểu hiện nghẹn ở ngực còn có thể có những triệu chứng khác như có khối cục ở lưng, khó nuốt thức ăn. Mức độ nghẹn tùy thuộc vào mức độ chèn ép của khối u; u càng lớn thì sự chèn ép càng mạnh gây nghẹn càng nhiều.
Các vấn đề ở vùng lưng và ngực không phải lúc nào cũng do bệnh ung thư mà có thể do các bệnh lý khác, điển hình là bệnh tim. Cần phải phân biệt sự khác nhau giữa ung thư và bệnh tim mạch. Ví dụ trong trường hợp ung thư phổi sẽ gây ra đau ngực, kèm theo ho và có xu hướng nặng dần lên, còn bệnh tim mạch sẽ gây ra cơn đau ngực rõ ràng hơn sau khi vận động. Đối với cơn đau tức ngực do ung thư thực quản, người bệnh còn có các triệu chứng ợ chua, trào ngược axit, khó nuốt, phần lớn xảy ra sau khi ăn.
Tóm lại, mọi người nên lưu ý những bất thường ở ngực và lưng, ngoài việc liên quan đến các bệnh tim mạch thông thường, nó còn có thể là tín hiệu cảnh báo sự xuất hiện của ung thư.
Nỗi lo trẻ hóa ung thư
Thống kê chưa đầy đủ của ngành Y tế cho thấy, nhiều loại ung thư trước đây chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi thì nay đã xuất hiện ở nhóm người trẻ.
Nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện ung thư sớm.
Thực trạng đáng lo
Sau khi bị đau âm ỉ ở vùng hạ vị, sốt, ho, đau ngực, khó thở, anh N.H.B, 26 tuổi, đã đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec để khám và làm xét nghiệm, kết quả cho thấy anh B. mắc ung thư trực tràng. Theo các bác sĩ, tuy còn trẻ nhưng bệnh nhân từng sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc, và chế độ sinh hoạt không hợp lý.
Theo bác sĩ Phí Thị Quang, chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Medlatec, người mắc các bệnh về đường tiêu hóa ngày càng trẻ hóa. Bệnh viện này tiếp nhận những người mới 23 - 24 tuổi đã mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng.
Bác sĩ Bùi Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện K, cho biết, ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng. Nếu như trước đây, người mắc ung thư đại trực tràng thường ở độ tuổi trên 50 thì hiện nay, căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa.
Tương tự với ung thư vú, các bác sĩ tại Bệnh viện K cho biết, cơ sở đã điều trị cho không ít bệnh nhân bị ung thư vú khi mới 20 - 21 tuổi. Còn với ung thư cổ tử cung, bác sĩ Chu Hoàng Hạnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện K, cho biết đã từng điều trị cho một nữ sinh viên 19 tuổi. Điều khá đặc biệt, theo bác sĩ Hạnh, là bệnh nhân chưa từng quan hệ tình dục và cũng chưa bao giờ đi khám phụ khoa.
"Trước đây, phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung khi đã khoảng 55 tuổi, nay thì có người chưa quá 20 tuổi đã bị ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng", bác sĩ Hạnh cho biết. Ngoài ra, một số loại ung thư khác cũng có xu hướng trẻ hóa như ung thư vòm họng, phổi, dạ dày, trực tràng, gan. Đáng lưu ý là gần đây, tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc ung thư tuyến giáp tăng đột biến, đa phần trong độ tuổi 20 - 30.
Mới đây, các bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhi N.Q.D (3 tuổi, ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) bị ung thư tuyến giáp thể tủy di căn. PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện, người trực tiếp thực hiện ca mổ cho biết, đây là lần đầu tiên phẫu thuật ung thư tuyến giáp cho bệnh nhi nhỏ tuổi như vậy. Trước đó, bệnh viện cũng phẫu thuật cho một số trường hợp có độ tuổi 6 - 9 mắc ung thư tuyến giáp.
Vì đâu nên nỗi?
Theo các chuyên gia y tế, nhiều người trẻ hiện có thói quen sinh hoạt xấu, sử dụng nhiều rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá, ăn đồ ăn nhanh, lười vận động. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở những bệnh nhân trẻ. Bác sĩ Phí Thị Quang cho hay, việc tăng nhanh tỷ lệ người trẻ mắc ung thư phần lớn do ảnh hưởng trực tiếp từ việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian dài, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên sử dụng đồ nướng, hun khói, chiên rán, ăn ít rau xanh và lười vận động.
Để hạn chế gánh nặng bệnh tật do trẻ hóa ung thư gây ra, Giám đốc Bệnh viện K Lê Văn Quảng cho rằng, mỗi người nên tránh các yếu tố gây ung thư như hút thuốc lá, đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, tiêm một số vắc xin phòng chống bệnh ung thư như vắc xin viêm gan B, vắc xin ung thư cổ tử cung.
Với một số bệnh ung thư có yếu tố di truyền, trong gia đình đã có người mắc thì người dân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm bệnh. Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả.
Theo ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), yếu tố góp phần khiến bệnh tật trẻ hóa như lối sống, chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động, nghiện rượu, thuốc lá... đều có thể thay đổi được. Do đó, ngay từ bây giờ, mọi người hãy từ bỏ những thói quen gây hại, đặc biệt chú trọng việc vận động hằng ngày.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong ngày, mọi người nên tập trung dinh dưỡng vào bữa ăn sáng, bữa trưa ăn nhẹ và bữa tối ăn rất hạn chế. Trong chế độ ăn uống cần bảo đảm vệ sinh, cân bằng chất béo và chất xơ, hạn chế ăn mặn, cần ăn nhiều rau xanh. Cùng với đó, cả trung niên, người cao tuổi và người trẻ tuổi cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư.
Keo thổi bong bóng: Chất độc âm thầm len lỏi Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, trò chơi thổi bong bóng từ tuýp keo mà nhiều trẻ nhỏ thích thú ẩn chứa nhiều hiểm họa cho sức khỏe. Keo thổi bong bóng là một trong những loại đồ chơi được nhiều học sinh thích thú và được liệt kê vào danh sách đồ chơi tuổi thơ không thể thiếu với mỗi...