4 hậu quả khôn lường khi ăn món khoái khẩu của nhiều người Việt, ai ngờ tác hại lại thế này
Bất cứ loại thực phẩm nào cũng cần ăn uống đúng cách và kiểm soát tốt liều lượng mới đảm bảo an toàn và dinh dưỡng. Nhiều người thích ăn nội tạng động vật bởi hương vị đặc trưng của nó mà không biết nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Gây ra gút
Gút là một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với người có thói quen ưa thích ăn nội tạng động vật. Đây là một loại bệnh do hàm lượng axit uric bị tăng cao gây ra. Vừa vặn khi bạn ăn quá nhiều nội tạng động vật, thành phần Purine trong đó đi vào cơ thể làm tăng axit uric.
Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những người vốn có lượng axit uric cao và người bị thống phong tốt nhất là nên kiêng luôn các món chế biến từ nội tạng động vật. Nếu vì lý do gì đó mà phải ăn thì cũng không nên ăn quá 2 lần/tháng.
Tăng cao mỡ máu
Nội tạng động vật tuy có hương vị ngon đặc trưng nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dư thừa một số dưỡng chất nào đó. Trong đó chất béo là một loại dễ được bổ sung dư thừa hơn cả. Nội tạng động vật có hàm lượng cholesterol cao nên dễ khiến mỡ máu tăng nhanh chóng.
Mỡ máu tăng sẽ khiến huyết dịch trở nên “đặc dính” hơn, ảnh hưởng tuần hoàn máu. Người bệnh còn có thể vì mỡ máu cao kéo dài lâu ngày mà kéo theo hệ quả mắc các bệnh về mạch máu, não bộ, tim mạch, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân. Vì vậy, dù yêu thích mấy thì bạn vẫn nên hạn chế ăn nội tạng động vật.
Tình trạng dư thừa vitamin
Trong nội tạng động vật có chứa nhiều vitamin A và D, mặc dù 2 loại này có tầm quan trọng nhất định đối với cơ thể con người nhưng nếu bổ sung đơn nhất gây ra dư thừa dễ trở thành lợi bất cập hại, đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng đến da và xương.
Video đang HOT
Vitamin A quá nhiều sẽ làm làn da và lông trên cơ thể bị khô ráp, có trường hợp còn gây bong tróc hoặc viêm da. Vitamin D nếu dư thừa lại dễ khiến bạn bị loãng xương, gây bất lợi cho hiệu quả dưỡng sinh, nhất là với người trung niên và người già sẽ tăng nguy cơ nứt gãy xương hơn.
Trúng độc kim loại nặng
Ăn nội tạng động vật cũng chính là bạn đang ăn những cơ quan giải độc và thải độc trong cơ thể động vật. Do đó, một khi ăn quá nhiều sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc và trúng độc kim loại nặng.
Nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bản thân động vật cũng bị tích tụ các chất độc hại này, khi con người ăn vào mà không đảm bảo công tác rửa sạch, chế biến thì sẽ vô tình hấp thu luôn các độc chất này vào cơ thể, lâu ngày sinh nhiều bệnh tật.
Ảnh hưởng chức năng gan
Như trên vừa nêu, thường xuyên ăn nội tạng động vật sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ nhiều độc tố, chính vì vật mà gan cũng phải làm việc “cật lực” hơn bình thường, ngoài ảnh hưởng nặng nề từ các chất thải của quá trình trao đổi chất thì quá trình làm việc của gan cũng bị gánh nặng lớn, lâu ngày suy giảm chức năng gan.
4 thực phẩm gây tăng axit uric trong máu
Lượng axit uric trong máu tăng cao gây nên bệnh gout, vì vậy bạn hãy kiểm soát nguồn thực phẩm ngay từ bây giờ.
Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nhưng đồng thời cũng nảy sinh vô vàn những vấn đề mới về sức khỏe. Cuộc sống đầy đủ, nguồn dinh dưỡng được chú trọng quá mức, chế độ ăn uống vô độ... khiến cơ thể dung nạp nhiều chất không cần thiết, lâu dần trở thành gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể dẫn đến các loại bệnh tật nguy hiểm.
Axit uric trong máu cao không phải một căn bệnh, nhưng nếu nồng độ axit uric vượt quá mức an toàn sẽ làm tăng nguy cơ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể, đặc biệt là ở khớp và gây ra bệnh gout. Lượng axit uric càng cao, nguy cơ mắc bệnh gout càng cao.
Việc đề phòng nguy cơ tăng hàm lượng axit uric là một điều vô cùng quan trọng. Vì axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin, nên để khống chế hàm lượng axit uric chúng ta cần kiểm soát lượng purin đưa vào trong cơ thể.
Thông thường những thực phẩm dưới đây đều có chứa hàm lượng purin cao, các chuyên gia y tế khuyên những đối tượng có chỉ số uric cao nên thận trọng với những thực phẩm này:
1. Nội tạng động vật
Theo kết quả nghiên cứu, nội tạng động vật là thực phẩm giàu chất béo và có chứa hàm lượng purin cao. Để ngăn ngừa sự gia tăng của axit uric gây ra bệnh gout, các chuyên gia khuyến cáo những người có axit uric trong cơ thể cao hơn chỉ số bình thường nên cực kỳ thận trọng trong việc ăn nội tạng động vật.
Nội tạng động vật là thực phẩm giàu chất béo và có chứa hàm lượng purin cao.
Ngoài ra các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt lợn... cũng chứa một lượng lớn purin cần được kiểm soát lượng ăn hằng ngày.
2. Bia
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, hàm lượng purin trong bia tương đối cao và đây là một trong những loại thức uống mà những người có hàm lượng axit uric cao cần tránh.
Hàm lượng purin trong bia tương đối cao và đây là một trong những loại thức uống mà những người có hàm lượng axit uric cao cần tránh.
Trong bia có chứa một lượng cồn nhất định, lượng cồn này sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu khiến axit uric không được đào thải ra khỏi cơ thể kịp thời dẫn đến hình thành các tinh thể axit uric gây gánh nặng cho thận. Từ đó gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.
3. Cải bó xôi
Trong cải bó xôi (rau bina) có chứa hàm lượng sắt và canxi cao, dễ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Do đó thực phẩm này cũng không dành cho những người có hàm lượng axit uric cao.
Trong cải bó xôi (rau bina) có chứa hàm lượng sắt và canxi cao dễ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Ngoài ra trong rau bina còn có một lượng axit oxalic rất cao, nếu ăn quá nhiều loại rau này cũng làm giảm quá trình đào thải axit uric ra ngoài, dẫn đến hiện tượng tích tụ axit uric trong cơ thể. Người có sức khỏe bình thường cũng không nên ăn quá nhiều loại rau này.
4. Hải sản
Nghiên cứu cho thấy, các loại hải sản như tảo bẹ, rong biển, cua ghẹ... có chứa một lượng purin cao, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể.
Mặc dù hải sản có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, giàu dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tích tụ axit uric.
Mặc dù hải sản có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, giàu dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tích tụ axit uric, do đó chúng ta không nên ăn quá nhiều. Đối với nhóm người có axit uric cao càng cần thận trọng hơn để ngăn ngừa bệnh gout và các bệnh nghiêm trọng khác như nhiễm độc niệu do hàm lượng axit uric tăng quá cao.
Cuối cùng, nếu bạn thuộc nhóm người có hàm lượng axit uric cao, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh những hậu quả xấu.
Cách làm trà mướp đắng giảm cân, tăng sức đề kháng Trà mướp đắng có tính mát, thanh nhiệt và tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể giúp giải nhiệt trong mùa hè. Công dụng của mướp đắng Mướp đắng (khổ qua) không chỉ là một món ăn quen thuộc trong gian bếp của người Việt xưa nay, mà nó đã trở thành một thành phần quý hiếm trong các bài thuốc y...