4 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề liên quan
Thiếu máu là bệnh thường gặp, nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng nhưng thiếu máu nặng, nghiêm trọng sẽ gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, mất tập trung, da xanh xao, nhợt nhạt, thậm chí khó có thể thụ thai.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt, các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt cùng những vấn đề liên quan. Điều này giúp bạn có được các thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, đặc biệt là trường hợp thiếu máu nặng.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là chuỗi thay đổi diễn ra định kỳ mà cơ thể người phụ nữ trải qua để chuẩn bị cho khả năng thụ thai và mang thai. Thông thường, mỗi tháng, một trong hai buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng vào ống dẫn trứng. Trước khi quá trình rụng trứng diễn ra, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi làm cho niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ.
Nếu quá trình rụng trứng diễn ra nhưng trứng không được thụ tinh, kinh nguyệt sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó. Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ bong ra cùng với một ít máu, dịch nhầy và thoát ra ngoài qua đường âm đạo, gọi là kinh nguyệt. Độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt thường khoảng từ 28 – 35 ngày.
4 giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Giai đoạn kinh nguyệt (Hành kinh)
Giai đoạn kinh nguyệt là giai đoạn lớp niêm mạc của tử cung (nội mạc tử cung) được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua ngả âm đạo. Dịch kinh nguyệt chứa máu, tế bào từ niêm mạc tử cung và dịch nhầy. Một kỳ hành kinh thường kéo dài trung bình khoảng từ 3 – 5 ngày.
Giai đoạn nang trứng bắt đầu diễn ra vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kết thúc bằng sự rụng trứng. Dưới tác động của vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH). Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất khoảng 5 đến 20 nang trứng.
Mỗi nang trứng chứa một quả trứng chưa trưởng thành. Thông thường chỉ có một nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành. Sự phát triển của các nang trứng kích thích niêm mạc tử cung dày lên tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
Rụng trứng
Trong giai đoạn nang trứng, nang trứng phát triển dẫn đến sự gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Vùng dưới đồi trong não nhận ra sự gia tăng này và tiết ra một chất hóa học gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Hormone này thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra hormone luteinising (LH) và FSH nhiều hơn trước.
Trong vòng hai ngày, nồng độ LH cao trong cơ thể sẽ kích hoạt sự rụng trứng. Trứng được phóng vào ống dẫn trứng và đưa về phía tử cung bởi những sợi lông nhỏ trong lòng ống. Sau khi rụng, trứng chỉ tồn tại trong khoảng 24 giờ. Nếu không được thụ tinh trong khoảng thời gian này, trứng sẽ chết.
Nếu muốn gia tăng cơ hội thụ thai, bạn nên tìm hiểu về dấu hiệu rụng trứng, cách tính ngày rụng trứng hay dùng que thử rụng trứng để mau có tin vui.
Giai đoạn hoàng thể
Trong quá trình rụng trứng, trứng thoát ra từ nang trứng, nhưng nang trứng bị vỡ vẫn nằm trên bề mặt buồng trứng. Trong hai tuần tới hoặc có thể lâu hơn, nang trứng biến đổi thành một cấu trúc được gọi là hoàng thể. Cấu trúc này bắt đầu giải phóng progesterone cùng với một lượng nhỏ estrogen. Sự kết hợp của các hormone này giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên, chờ trứng được thụ tinh làm tổ.
Trứng sau được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung sẽ tạo ra các hormone cần thiết để duy trì hoàng thể bao gồm gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Hormone này chỉ được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu thai kỳ. Hoàng thể tiếp tục gia tăng việc sản xuất progesterone ở mức cần thiết để duy trì niêm mạc tử cung dày lên nhằm phục vụ cho quá trình mang thai.
Nếu quá trình làm tổ không diễn ra, hoàng thể sẽ teo và chết đi, dẫn đến sự sụt giảm nồng độ progesterone. Điều này khiến niêm mạc tử cung bị bong ra, thoát ra cùng cùng dịch nhầy và máu. Hiện tượng này được gọi là kinh nguyệt.
5 vấn đề kinh nguyệt thường gặp mà bạn không nên bỏ qua
Dưới đây là một số vấn đề kinh nguyệt phổ biến thường gặp:
Video đang HOT
1. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Việc thay đổi nồng độ nội tiết tố trước kỳ kinh có thể gây ra một loạt các vấn đề như giữ nước, đau đầu, mệt mỏi và khó chịu, tính khí thay đổi thất thường…
Giải pháp
Tập thể dục đều đặn, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh hơn là những giải pháp hiệu quả giúp giảm nhẹ các triệu chứng này.
2. Đau bụng kinh
Vào kỳ kinh nguyệt, một số hormone sẽ tác động làm cho tử cung co bóp mạnh hơn mức cần thiết nhằm tống xuất lớp niêm mạc, máu và dịch nhầy ra ngoài. Điều này dẫn tới các cơn đau bụng kinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống, sinh hoạt của không ít người.
Giải pháp
Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể dùng thuốc giảm đau, massage, chườm ấm hay dùng một số loại thảo mộc…
3. Vô kinh (không có kinh nguyệt)
Tình trạng này được coi là bất thường nếu bạn đang không ở trong các giai đoạn tiền dậy thì, mang thai, cho con bú hay đã mãn kinh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị vô kinh bao gồm: stress, tập luyện thể dục thể thao quá mức, sử dụng thuốc làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc mắc một số bệnh (đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang…).
Giải pháp
Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân. Khi đã xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Đây là tình trạng kỳ hành kinh diễn ra không theo một chu kỳ nhất định (kinh sớm, kinh trễ hay vô kinh). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều như: sử dụng thuốc, mất cân bằng hormone, có vấn đề về sức khỏe, thai ngoài tử cung, không rụng trứng…
Giải pháp
Bạn nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
5. Chảy máu kinh nguyệt nặng
Tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày (trước đây thường được gọi là rong kinh) kéo dài và không được điều trị có thể gây thiếu máu nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các biểu hiện của tình trạng thiếu máu thường là mệt mỏi, xanh xao, ăn ngủ kém.
Các bác sĩ thường khai thác tiền sử bệnh kết hợp với thăm khám, xét nghiệm máu để đánh giá bạn có bị thiếu máu hay không, tình trạng thiếu máu nặng hay nhẹ.
Giải pháp
Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của tình trạng rong kinh, bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật. Các loại thuốc được chỉ định thường là thuốc ngừa thai, thuốc bổ sung hormone (như progesterone) và viên uống bổ sung sắt. Nếu việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn phẫu thuật (nong nạo tử cung, soi tử cung).
Với người lớn tuổi, người không có nhu cầu sinh con, bác sĩ có thể cho tiến hành cắt đốt nội mạc tử cung, nạo nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung.
Lưu ý là nếu được chỉ định uống bổ sung sắt, bạn nên ưu tiên lựa chọn viên uống có các tiêu chí sau:
Viên sắt có thành phần là sắt hữu cơ (sắt fumarate) nhằm đảm bảo hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, đồng thời ít gây táo bónSản phẩm ở dạng viên nang mềm vừa dễ uống vừa có hương vani giúp che giấu được mùi vị vốn khó chịu của sắtViên uống chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…
Lan Quan
8 dấu hiệu sắp rụng trứng mà bạn nên biết
Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, bạn nên biết những dấu hiệu sắp rụng trứng để canh ngày quan hệ với bạn đời và sớm có tin vui. Cách nhận biết dấu hiệu sắp rụng trứng cũng giúp bạn tránh quan hệ với bạn đời và giảm thiểu khả năng mang thai ngoài ý muốn.
Quá trình rụng trứng là giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt khi trứng trưởng thành phóng ra khỏi buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng để chờ đợi cơ hội tinh trùng gặp trứng khi quan hệ tình dục.
Hiện tượng rụng trứng có thể xuất hiện nhiều hơn 1 lần trong 1 tháng và cũng có thể không xảy ra cho dù bạn nhận thấy có chu kỳ kinh nguyệt. Điều này làm cho dấu hiệu sắp rụng trứng rất khó để xác định. Thông thường, quá trình rụng trứng xảy ra khoảng 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và có thể thay đổi giữa các tháng.
Khi có dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng, bạn sẽ xác định được thời điểm dễ thụ thai nhất. Khoảng thời gian dễ thụ thai có thể lên đến 5 ngày trước ngày rụng trứng và 1 ngày sau thời gian này. Trường hợp trứng không gặp được tinh trùng thì trứng sẽ bị đào thải ra ngoài tạo ra kinh nguyệt hàng tháng.
Dưới đây là những dấu hiệu sắp rụng trứng mà bạn nên biết để tăng cơ hội mang thai hoặc phòng tránh có thai ngoài ý muốn.
1. Thay đổi nhiệt độ cơ sở
Nhiệt độ cơ sở có nghĩa là nhiệt độ của cơ thể khi bạn nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi bắt đầu chu kỳ, nhiệt độ cơ cở khá ổn định trong khoảng từ 36,5C. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ sở tăng lên khoảng 37C trong thời gian rụng trứng.
Bạn hãy sử dụng nhiệt kế đặc biệt để đo nhiệt độ cơ thể mỗi sáng trước khi xuống giường rồi viết kết quả vào giấy kẻ ô vuông có ghi ngày, tháng, năm. Bạn cứ liên tục thực hiện điều này trong vài tháng để có một biểu đồ mẫu và xác định được ngày rụng trứng của mình. Thời điểm bạn dễ thụ thai nhất sẽ rơi vào tầm 2 - 3 ngày trước khi nhiệt độ lên cao nhất.
2. Thay đổi dịch nhầy cổ tử cung
Khi gần rụng trứng, cơ thể bạn sản sinh ra nhiều estrogen hơn khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên dai và trong giống như lòng trắng trứng để dễ dàng hơn cho quá trình thụ tinh.
Bạn có thể xác định chất nhầy bằng cách đưa một ngón tay sạch vào âm đạo rồi lấy ra và kéo dài dịch tiết giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Nếu bạn thấy chất nhầy có độ dính, co giãn và ẩm ướt thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang trong giai đoạn rụng trứng. Những cặp vợ chồng có quan hệ chăn gối trong thời điểm này thì tỷ lệ thụ thai sẽ tăng đáng kể.
Chất nhầy thay đổi ở cổ tử cung không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy bạn rụng trứng. Dịch âm đạo cổ tử cung có màu sắc khác thường có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc bệnh lây qua đường tình dục.
3. Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn
Theo nghiên cứu từ trang Healthline, nếu bạn nhận thấy khứu giác của mình nhạy cảm hơn với mùi hương ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu sắp rụng trứng. Trong giai đoạn này, bạn khá nhạy cảm và thích thú mùi xạ hương và mùi androstenone pheromone nam (một mùi hương hấp dẫn bạn tình), làm bạn tăng cường hưng phấn tình dục.
Một nghiên cứu được công bố trên trang Sciencetificamerican đã so sánh độ nhạy cảm của 16 phụ nữ uống thuốc tránh thai và 17 phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường trong khoảng thời gian rụng trứng và sau rụng trứng. Những người tham gia đã nhạy cảm hơn với mùi chanh, bạc hà, hoa hồng, xạ hương và các pheromone nam. Tuy nhiên, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì nhạy cảm với xạ hương và pheromone nam hơn với so với phụ nữ dùng biện pháp tránh thai do nồng độ hormone trong cơ thể họ thay đổi.
4. Thấy xuất hiện đốm máu
Bạn có thể nhận thấy dấu hiệu sắp rụng trứng qua dịch có màu nâu hoặc đốm máu xuất hiện ở quần lót. Dấu hiệu này xuất hiện khi nang trứng bao quanh và bảo vệ tế bào trứng phát triển và vỡ ra, dẫn đến một ít máu bị chảy. Khi máu khô đi, nó chuyển sang màu nâu làm dịch tiết âm đạo chuyển từ màu đỏ đến màu nâu sẫm.
Những đốm máu này thông thường chỉ xảy ra vào ngày rụng trứng nhưng nếu bạn thấy tình trạng này xảy ra liên tục thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và khả năng mang thai ngoài tử cung nếu có hoạt động tình dục.
5. Nhu cầu tình dục tăng cao
Verywellfamily đưa tin nhiều phụ nữ cảm thấy ham muốn tình dục tăng lên trong một thời điểm nhất định của tháng. Sở dĩ họ cảm thấy tăng ham muốn là do nội tiết tố trong cơ thể tăng lên trong thời gian rụng trứng. Họ cũng có thể trở nên rất quyến rũ trong mắt người bạn đời của mình.
Các nghiên cứu cho thấy giai đoạn tăng ham muốn tình dục sẽ kéo dài khoảng 6 ngày và trùng với việc sản xuất hormone luteinizing (LH). Khi mức LH tăng lên đến đỉnh điểm thì bạn càng tăng ham muốn.
Một nghiên cứu đã theo dõi phụ nữ khi họ quan hệ tình dục trong khoảng thời gian 90 ngày. Mỗi buổi sáng họ phải cung cấp mẫu nước tiểu cho các nhà khoa học sử dụng để theo dõi nồng độ LH. Hầu hết phụ nữ báo cáo đã có quan hệ tình dục trong thời gian LH cao nhất trong mỗi 3 tháng.
6. Đau vú hoặc sưng bầu ngực
Một dấu hiệu sắp rụng trứng khác là khi bạn nắn bầu ngực thấy to hơn bình thường, đầy đặn và căng cứng còn núm vú thì đau và nhạy cảm. Sở dĩ bạn nhận thấy dấu hiệu này là do nội tiết tố trong cơ thể tăng lên ngay trước và sau khi rụng trứng.
Cơn đau ngực do rụng trứng sẽ tiếp tục cho đến khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có khi là không đáng kể với một số người nhưng ở một số người khác thì thấy áo ngực bó sát vào cơ thể. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ở một bên ngực hoặc cơn đau lan tỏa sang vùng nách.
Nếu cảm thấy đau ngực trước kỳ kinh, bạn có thể dùng những cách tự nhiên để giảm nhẹ triệu chứng như mặc áo ngực thoải mái, học cách massage ngực, chườm nóng hoặc lạnh, dành thời gian thư giãn... Tuy nhiên, nếu cơn đau ngực kéo dài thì bạn nên tìm hiểu thêm cách tự kiểm tra ung thư vú để bảo vệ bản thân nhé.
7. Đau vùng chậu hoặc đau bụng dưới
Rất nhiều phụ nữ nhận biết mình có dấu hiệu sắp rụng trứng nhờ vào cảm giác đau nhẹ ở vùng chậu hoặc đau bụng dưới. Bạn có thể cảm thấy đau ở vùng chậu một bên này hoặc bên kia hoặc hai bên tùy vào mỗi tháng. Bạn cũng cảm thấy vùng bụng của mình khá khó chịu và thấy đầy hơi chướng bụng.
Cơn đau rụng trứng còn được gọi là Mittelschmerz, có thể kéo dài trong khoảng vài phút đến vài giờ. Bạn cũng có thể bị chuột rút, buồn nôn, đau nửa đầu hoặc đau đầu.
Cơn đau vùng bụng và vùng chậu là bình thường đối với phụ nữ khi rụng trứng. Nhưng nếu cơn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn hãy đi khám bác sĩ để loại trừ các tình trạng như lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng. Bạn cũng nên ghi lại dấu hiệu sắp rụng trứng mỗi tháng để đảm bảo cơ thể mình luôn khỏe mạnh và đến bác sĩ nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào khác thường.
8. Thay đổi ở cổ tử cung
Trong quá trình rụng trứng, cổ tử cung của bạn có thể trở nên cao, mềm và mở rộng hơn. Bạn cần phải mất một thời gian để có thể phân biệt cổ tử cung thay đổi thế nào khi rụng trứng. Nếu muốn kiểm tra sự thay đổi của cổ tử cung, bạn nên đứng ở vị trí giống như đặt tampon.
Ví dụ, bạn đứng trong nhà vệ sinh rồi đặt 1 chân lên bồn cầu và sử dụng ngón tay để đưa vào âm đạo. Nếu đang trong thời gian rụng trứng, bạn sẽ thấy cổ tử cung mềm hơn. Sau khi rụng trứng, cổ tử cung của bạn lúc này sẽ giống như chóp mũi khi sờ vào.
Dấu hiệu sắp rụng trứng thường thay đổi giữa các chu kỳ, vì vậy bạn nên ghi chép lại những sự thay đổi trong cơ thể để ước tính tốt hơn thời gian trứng rụng. Ngoài những phương pháp tự nhiên, bạn có thể dùng một số cách để xác định ngày rụng trứng như phần mềm tính ngày rụng trứng, biểu đồ theo dõi rụng trứng, que thử rụng trứng...
Bạn có thể cảm thấy trứng không rụng hoặc không đều trong thời kỳ mãn kinh, khi đang uống thuốc tránh thai, gặp hội chứng buồng trứng đa nang hoặc suy buồng trứng sớm. Ngoài ra, khả năng rụng trứng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn cho con bú, đang uống thuốc chống trầm cảm, thuốc chống buồn nôn hay hóa trị liệu. Trường hợp bạn thừa cân, thiếu cân hoặc căng thẳng cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt hoặc thời gian trứng rụng.
Những kiến thức về dấu hiệu sắp rụng trứng và thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu sẽ giúp bạn lý giải tại sao mình lại tăng ham muốn tình dục và biết cách tăng cơ hội thụ thai. Việc theo dõi quá trình rụng trứng cũng sẽ giúp bạn nhận biết được mình có đang mắc bệnh không để kịp thời điều trị và điều chỉnh lối sống lành mạnh.
Theo Hllobacsi.
Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn Phương pháp tránh thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt được một số cặp đôi áp dụng khá thành công. Tuy nhiên, các bạn gái có thực sự hiểu rõ cách tính ngày rụng trứng, để có biện pháp tránh thai tương đối an toàn khi gần gũi? Cùng tìm hiểu cách tính ngày quan hệ an toàn dựa vào chu kỳ kinh...