4 điều tuyệt đối không nên làm để hạn chế rủi ro bị lừa đảo khi giao dịch online, ai cũng cần nắm rõ!
Hãy ghi nhớ 4 KHÔNG dưới đây để bảo vệ mình và tài sản trước những chiêu trò tinh vi của tội phạm công nghệ cao.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, giao dịch ngân hàng đã trở nên thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Nhưng cũng bên cạnh đó, sự xuất hiện của không ít tội phạm công nghệ cao khiến chúng ta vô cùng hoang mang với những giao dịch điện tử. Mặc dù đã từng nhiều lần cảnh báo về những chiêu trò lừa đảo tinh vi này, tuy nhiên vẫn không ít người bị lừa từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Dưới đây chính là 4 KHÔNG để hạn chế rủi ro khi giao dịch điện tử:
KHÔNG tiết lộ thông tin cá nhân
Đây là điều hết sức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Các thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại, CMND… là các thông tin mật, tuyệt đối không được tiết lộ với bất cứ đối tượng nào.
Tuyệt đối không tiết lộ bất kì thông tin cá nhân nào
Bên cạnh đó, các thông tin đăng nhập như mật khẩu, số thẻ, mã OTP khi nhận qua Email, tin nhắn… đều tuyệt đối bảo mật không được chia sẻ cho bên thứ ba.
KHÔNG truy cập vào đường link không rõ nguồn gốc
Video đang HOT
Đây là chiêu trò đang được nhiều đối tượng sử dụng hiện nay. Người dùng sẽ nhận được những đường link đăng nhập vào tài khoản Internet Banking thông qua tin nhắn giả đầu số ngân hàng, qua đường link chưa rõ nguồn gốc trên các trang mạng xã hội, Zalo…
Người dùng dễ hoang mang với những tin nhắn thông báo như trên, kẻ gian cài cắm tinh vi dưới tên miền của một ngân hàng
Tuyệt đối không chia sẻ, không truy cập vào những đường link không rõ nguồn gốc, không đăng nhập tài khoản ngân hàng trên các trang web được gửi từ những đầu số điện thoại giả mạo, các đường link lạ.
KHÔNG cài đặt các phần mềm crack trên thiết bị
Crack là một chương trình dùng để bẻ khóa các phần mềm bản quyền để người sử dụng có thể dùng tất cả các chức năng của phần mềm đó mà không phải mất tiền trả phí mua bản quyền. Chính điều này khiến nhiều người “bất chấp” để cài đặt các phần mềm crack vào điện thoại, nhưng đa phần lại không chú ý đến mặt tiêu cực, nguy hiểm từ những phần mềm như trên.
Sử dụng file crack nghĩa là bạn đã vi phạm bản quyền của nhà sản xuất phần mềm. Bên cạnh đó, crack còn tiềm ẩn khả năng thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virus, bởi bản chất file crack đã là một file virus. Do đó, điện thoại của bạn sẽ dễ bị các hacker xâm nhập hơn, đánh mất thông tin, bị chiếm tài khoản ngân hàng là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra.
KHÔNG giao dịch trên các thiết bị công cộng
Các thiết bị công cộng hiện nay có rất nhiều loại như: ATM, máy tính khách sạn, tiệm net, máy tính tại các cửa hàng photocopy…
Không nên đăng nhập các tài khoản cá nhân như Facebook, Email, tài khoản ngân hàng vào bất cứ các thiết bị nào không thuộc sở hữu cá nhân. Đối với các cây ATM, người dùng cũng nên quan sát kỹ trước khi giao dịch. Không giao dịch tại các cây ATM có dấu hiệu bị xâm nhập, quá cũ…
Hướng dẫn đổi tên Facebook khi chưa đủ 60 ngày
Đổi tên Facebook trong thời hạn đóng băng 60 ngày là một thử thách khó khăn, cần nhiều ngày giải quyết, nhiều công sức liên lạc, và có thể cần thử lại 2-3 lần.
Facebook có quy định trong khoảng thời gian 60 ngày sau khi đổi tên, người dùng không thể đổi thêm lần nữa. Nhưng trong một số trường hợp có sai sót nào đó cần sửa chữa, người dùng có thể đổi tên lần nữa một cách chính quy, đó là dùng giấy tờ tùy thân để chứng minh.
Cách đổi tên Facebook chưa đủ 60 ngày
Theo kinh nghiệm nhiều người, bạn có thể chuyển Facebook sang ngôn ngữ khác để được đổi tên dù vẫn trong thời hạn 60 ngày. Hãy thử bằng cách vào phần Settings (facebook.com/settings), chọn mục "Language and Region" (Ngôn ngữ và vùng), rồi đổi sang ngôn ngữ khác.
Hãy thử vào phần Settings (facebook.com/settings), chọn mục "Language and Region" (Ngôn ngữ và vùng), rồi đổi sang ngôn ngữ khác.
Nếu cách trên không có tác dụng, người dùng chỉ còn cách dùng đến giấy tờ tùy thân. Trong giao diện đổi tên, bạn hãy nhấn vào đường dẫn "Tìm hiểu thêm", và tiếp đến là đường dẫn "hãy cho chúng tôi biết".
Trong giao diện đổi tên, bạn hãy nhấn vào đường dẫn "Tìm hiểu thêm".
Nhấn tiếp đường dẫn "hãy cho chúng tôi biết".
Bạn cần chuẩn bị ảnh chụp mặt trước của CMND, đảm bảo rõ nét thông tin, sau đó nhấn vào Choose Files để tải ảnh lên. Ngoài CMND, bạn có thể dùng các giấy tờ tùy thân khác như CCCD, hộ chiếu. Ở các trường khác, hãy nhập tên thật, và nêu rõ lý do đổi tên kiểu như "Thay đổi tên hợp pháp".
Bạn cần chuẩn bị ảnh chụp mặt trước của CMND, sau đó nhấn vào Choose Files để tải ảnh lên. Ở các trường khác, hãy nhập tên thật, và nêu rõ lý do đổi tên kiểu như "Thay đổi tên hợp pháp".
Sau khi hoàn tất nhập thông tin, bạn nhấn nút "Gửi". Facebook có thể sẽ liên lạc với bạn bằng email để xác minh lại, sau đó thường sẽ mất khoảng 2-3 ngày để xử lý. Nếu chưa thành công, hãy thử lại 2-3 lần nữa.
CEO của BKAV bị phản ứng vì nói hàng nghìn CMND rò rỉ từ Pi Network Bài viết được cho là của CEO Bkav đã nhắc đến ứng dụng Pi Network như nguồn lộ dữ liệu trong vụ hàng nghìn CMND bị rao bán trên mạng. Ngày 13/5, một người dùng trên diễn đàn R**** đã rao bán khoảng 17 GB dữ liệu là thông tin cá nhân của người Việt Nam với giá 9.000 USD. Dữ liệu bao...