4 điểm sáng tạo sức hút ‘Cao lương đỏ’ phiên bản Châu Tấn
4 điểm sáng tạo sức hút ‘Cao lương đỏ’ phiên bản Châu Tấn
Tôn trọng nguyên tác, lựa chọn diễn viên cẩn thận phù hợp… là những điều giúp “Cao lương đỏ” hứa hẹn không thua kém phiên bản điện ảnh nổi tiếng trước đây của Trương Nghệ Mưu.
Ngày 27/10, bộ phim truyền hình Cao lương đỏ dài 60 tập, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mạc Ngôn sẽ chính thức lên sóng tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trước đó, Cao lương đỏ bản điện ảnh do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, Củng Lợi thủ vai chính từng gây nhiều tiếng vang và đoạt giải Cành cọ vàng liên hoan phim Cannes năm 1994. Vì vậy, ngay từ khi còn trên giấy, bản truyền hình đã nhận được vô số sự quan tâm chú ý.
Cao lương đỏ là phim truyền hình đánh dấu sự trở lại của hoa đán Châu Tấn sau 12 năm vắng bóng màn ảnh nhỏ. Tham gia bộ phim cùng cô còn có nhiều diễn viên thực lực khác như, Châu Nghiệp Á, Tần Hải Lộ, Vu Vinh Quang, Hoàng Hiên, Hàn Đồng Sinh, Dương Mai… Nội dung phim xoay quanh câu chuyện yêu hận tình thù, giữa người chinh phục và bị chinh phục trên mảnh đất Cao Mật (Sơn Đông) những năm 20-30 thế kỷ trước.
Dưới đây là bốn điểm sáng giúp Cao lương đỏ của Châu Tấn hứa hẹn sẽ hấp dẫn và thu hút hơn bao giờ hết:
1. Nguyên tác nổi tiếng, tác giả quan tâm
Tác giả cuốn sách Cao lương đỏ, nhà văn Mạc Ngôn là người đầu tiên của Trung Quốc đoạt giải Nobel văn học (2012). Sau đó, trào lưu “chuyển thể sách Mạc Ngôn” bắt đầu dấy lên trên đất nước này. Song, trái lại với dư luận và trào lưu, Mạc Ngôn luôn kín tiếng, ngoài Cao lương đỏ, tạm thời ông chưa trao bảo quyền làm phim cho bất cứ nhà sản xuất nào. Nhằm thể hiện sự kỳ vọng cũng như trân trọng đối với “đứa con” của mình, Mạc Ngôn đã tự tay viết tên cho bộ phim.
Nhà văn Mạc Ngôn
Cao lương đỏ ra đời năm 1986. Một năm sau, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đưa tác phẩm lên màn ảnh rộng, khẳng định bước đầu tiên trong sự nghiệp làm phim với giải Gấu vàng liên hoan phim Berlin. Hau diễn viên chính trong Cao lương đỏ Khương Văn và Củng Lợi cũng trở nên nổi tiếng trên khắp đất Trung Quốc.
Cũng giống như phiên bản điện ảnh, Cao lương đỏ bản truyền hình tập trung khai thác cốt truyện sẵn có, nhưng sẽ miêu tả cụ thể và tỉ mỉ hơn, vì thời lượng dài hơn (60 tập). Ngoài ra, phim cũng sẽ tăng thêm một vài nhân vật quan trọng, đảm bảo nội dung càng thêm liền mạch.
Video đang HOT
2. Đạo diễn uy tín, tôn trọng nguyên tác
Trần Hiểu Long, đạo diễn Cao lương đỏ cũng chính là đạo diễn bộ phimChân Hoàn truyện đình đám năm 2012. Không chỉ vậy, dàn chế tác cũng được giữ nguyên. Ngay từ khi bắt đầu nhận kịch bản, Trịnh Hiểu Long đã lường trước được độ khó của tác phẩm: Cao lương đỏ là dự án tương đó khó nhằn, do đó tất cả các khâu từ sản xuất cho đến lựa chọn diễn viên đều phải cẩn thận”.
Trong Chân hoàn chuyện, người ta đã thấy cách đạo diễn Trịnh Hiểu Long sống động và cá tính hóa các nhân vật nữ như thế nào thì trong Cao lương đỏ cũng vậy, nhân vật nữ chính Cửu Nhi đảm bảo sẽ giữ nguyên tinh thần mạnh mẽ, kiên cường như trong nguyên tác.
Một điều thú vị khác là, biên kịch của Cao lương đỏ, Triệu Đông Cầm cũng là người Sơn Đông, nơi xảy ra câu chuyện. Do đó, tất cả cảnh tượng trong phim sẽ được đảm bảo lột tả một cách chân thực nhất, làm nổi bật hình ảnh, tính cách của con người nơi này.
3. Sự trở lại của Châu Tấn sau 12 năm vắng bóng truyền hình
Châu Tấn đã rời xa màn ảnh nhỏ hơn một thập kỷ, nhưng đến nay người ta vẫn nhớ về những vai diễn cá tính, đa dạng của cô như Thái bình công chúa ngây thơ nhưng dũng cảm trong Đại Minh cung từ hay tài nữ Lâm Vi Nhân trong Nhân gian tứ nguyệt thiên, rồi một Tú Hòa độc lập mạnh mẽ trong Mùa quýt chín, Hoàng Dung tinh nghịch trong Anh hùng xạ điêu… Do đó, sự trở lại của Châu Tấn với vai diễn Cửu Nhi trong Cao lương đỏ hứa hẹn sẽ làm mưa làm gió trên sóng truyền hình.
Cũng vì sự xuất hiện của Châu Tấn, nhiều người đã so sánh cô và đàn chị Củng Lợi trong phiên bản điện ảnh. Tuy nhiên, đạo diễn Trịnh Hiểu Long cũng như bản thân nhà văn Mạc Ngôn đều vô cùng tin tưởng vào khả năng diễn xuất của Châu Tấn. “Dù chỉ mới xem một vài phân cảnh, nhưng tôi cảm thấy rất kích thích và xúc động trước diễn xuất của Châu Tấn. Dường như năm tháng đã tôi luyện cho Châu Tấn trở nên xuất sắc hơn trước ống kính máy quay. Tôi rất kỳ vọng vào cô ấy”, đạo diễn nói.
4. Diễn viên phù hợp, cá tính
Tất cả những diễn viên tham gia Cao lương đỏ bản truyền hình đều là người có kinh nghiệm vào vai những con người “bình thường” trên một mảnh đất quê bình thường. Trước hết phải kể đến diễn viên Châu Á Văn với vai nam chính Dư Chiêm Ngao. Nhà làm phim Tào Bình đã nhận xét như sau: “Dù là ngoại hình hay khí chất, anh ấy đều hợp với vai diễn này”. Châu Á Văn từng tham gia Náo Quan Đông, Tình kế bắc đại hoang… và nhiều bộ phim đề tài nông thôn khác. Mỗi vai diễn của anh đều để lại ấn tượng sau sắc trong lòng khán giả.
Châu Tấn và bạn diễn Châu Á Văn.
Diễn viên được coi là “sinh ra để dành cho phim văn nghệ” Tần Hải Lộ sẽ tham gia Cao lương đỏ với vai người phụ nữ điển hình của thời phong kiến: Một góa phụ phải giữ cái gọi là “trinh tiết” đến suốt đời và luôn phải kìm nén mọi hoài bão ước ao.
Ngoài ra, một số diễn viên khác như Hoàng Hiên – đóng vai tình đầu của Cửu Nhi (Châu Tấn) hay Vu Vinh Quang, Hàn Đồng Sinh… đều hứa hẹn sẽ lột tả một cách xuất sắc cái hồn của nhân vật.
Theo Đẹp Plus
Châu Tấn tái xuất màn ảnh nhỏ với 'Cao Lương Đỏ'
Hơn 1 thập kỷ xa rời màn ảnh nhỏ, nữ diễn viên xinh đẹp đã trở lại với khán giả truyền hình bằng vai chính trong bộ phim được mong đợi "Cao Lương Đỏ".
Cao Lương Đỏ được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Hồng Cao Lương Gia của nhà văn từng đoạt giải Nobel Mạc Ngôn.
Câu chuyện của Cao Lương Đỏ cũng đã quá quen với những người yêu điện ảnh bởi năm 1987, đạo diễn lừng danh Trương Nghệ Mưu từng đưa lên màn bạc, trở thành một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Trung Quốc. Với diễn xuất của Củng Lợi và Khương Văn, bộ phim đã đoạt giải Gấu vàng tại liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1988, được tạp chí điện ảnh nổi tiếng của Pháp Cahiers du Cinéma bình chọn là một trong 10 bộ phim hay nhất năm.
Cửu Nhi của Cao Lương Đỏ không chỉ là vai diễn đầu tiên mà còn đưa Củng Lợi một bước lên sao. Chính vì lẽ đó, người hâm mộ đang rất tò mò được thấy Châu Tấn có thể xóa bỏ được hình bóng của đàn chị với phiên bản truyền hình ra mắt vào cuối tháng 10 này hay không.
Từng nổi tiếng với rất nhiều lần hóa thân thành các nhân vật cổ trang như Hoàng Dung trong Thần điêu đại hiệp, công chúa Thái Bình trong Đại Minh cung từ, tuy nhiên, nhiều người cho rằng vóc dáng nhỏ nhắn của Châu Tấn khó lột tả được hình ảnh người phụ nữ Sơn Đông mạnh mẽ, chất phác như Củng Lợi từng làm.
Tuy nhiên, cả đạo diễn Trịnh Hiểu Long và tác giả Mạc Ngôn đều rất hài lòng về Châu Tấn, cho rằng cô có tính cách ngoan cường, bền bỉ rất giống với nhân vật Cửu Nhi.
"Sau khi xem trailer, tôi rất háo hức. Châu Tấn là một diễn viên quá xuất sắc. Tôi trông chờ vào phần thể hiện của cô ấy" - Mạc Ngôn phát biểu.
Trailer Cao Lương Đỏ
Cao Lương Đỏ phiên bản truyền hình sẽ tập trung hơn vào từng chi tiết truyện cũng như khía cạnh nền tảng của cuốn tiểu thuyết gốc. Đạo diễn Trịnh cho biết, tinh thần của bộ phim hoàn toàn là tinh thần của cuốn tiểu thuyết.
Ngoài vai nam chính Dư Chiêm Ngao do Chu Á Văn thể hiện, Cao Lương Đỏ bản truyền hình còn còn bổ sung thêm một số nhân vật khác như mối tình đầu của Cửu Nhi (nhân vật của Hoàng Hiên) và bà góa - người sùng bái Nho giáo và có mâu thuẫn với Cửu Nhi - do nữ diễn viên Tần Hải Lộ đảm nhiệm.
Cao Lương Đỏ sẽ chính thức lên sóng Sơn Đông TV, Chiết Giang TV, Thanh Long TV và Bắc Kinh TV vào ngày 27/10.
Một vài hình ảnh của Châu Tấn trong phim.
Châu Tấn rơi nước mắt khi chia sẻ về Cao Lương Đỏ trong buổi họp báo ra mắt phim ngày 14/10.
Châu Tấn và Chu Á Văn trong buổi ra mắt Cao Lương Đỏ ngày 14/10.
Theo Zing
Thêm loạt hình 'gái quê' Châu Tấn ấn tượng trong 'Cao lương đỏ' Mới đây, loạt ảnh "gái quê" Châu Tấn trong bộ phim truyền hình "Cao lương đỏ" đã thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả. Sau phiên bản điện ảnh rất thành công năm 1987, "Cao lương đỏ" sẽ tái ngộ khán giả với phiên bản phim truyền hình. Mới đây, loạt ảnh tạo hình "gái quê" Cửu Nhi của Châu Tấn...