4 dấu hiệu trên móng tay “chỉ điểm” trong người bạn đang có mầm bệnh
Móng tay ngoài việc tôn thêm vẻ đẹp cho phái nữ còn là một cơ quan cảnh báo bệnh tật thông qua 4 dấu hiệu này.
Một số vấn đề sức khỏe mà móng tay có thể cảnh báo thường là tình trạng suy nhược hay thậm chí là bệnh gan, phổi.
Mới đây, ông Chris Steele – bác sĩ nội trú với 30 năm kinh nghiệm đã chia sẻ trên chương trình This Morning rằng, hiện tại có hơn 30 dấu hiệu khác nhau ở móng tay liên quan đến nhiều loại bệnh. Nhưng trong số đó, chỉ tầm 4 dấu hiệu là dễ thấy nhất và nên đi khám sớm nếu mắc phải, cụ thể như sau:
1. Có đốm trắng trên móng tay
Sở hữu chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chính là nền tảng giúp móng tay và móng chân chắc khỏe. Thế nên một khi cơ thể đang thiếu hụt nhiều loại vi lượng như kẽm, canxi, vitamin… trầm trọng thì móng tay sẽ xuất hiện các đốm trắng.
Nhiều người vẫn nghĩ những đốm này là điềm báo “phát lộc” nhưng thực chất đây là tín hiệu bệnh.
Cách tốt nhất để loại bỏ những đốm trắng này chính là cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể uống sữa để bổ sung canxi và protein, ăn rau củ quả để nạp thêm các khoáng chất quan trọng.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư (Anh) xác nhận rằng, móng tay có hình dạng như dùi đánh trống hoặc cong quặp xuống luôn là dấu hiệu của ung thư phổi. Tuy vẫn chưa rõ tại sao chúng là “đèn báo” ung thư, nhưng họ đoán rằng, có thể là do các khối ung thư sinh sản ra hóa chất và hormone nào đó khiến dịch trong ngón tay bị tụ lại.
Video đang HOT
Tờ Dailymail cũng đưa tin về trường hợp của bà Taylor (53 tuổi) bị móng tay quặp xuống dưới. Lúc đầu bà thấy nó khiến bàn tay mình xấu đi nên đã lên mạng kiểm tra, cuối cùng lại “ngã ngửa” khi biết đó là dấu hiệu ung thư phổi nên đã đi khám ngay lập tức.
3. Móng tay xuất hiện các rãnh dọc
Theo tiến sĩ Samantha Elisman – chuyên gia tư vấn da liễu tại Sinclair Dermatology chia sẻ trên Healthline, móng tay có rãnh dọc thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu chất lưu huỳnh. Chưa kể nếu không phát hiện sớm, bạn sẽ có nguy cơ mắc một số rối loạn về da cùng các bệnh khác.
Móng tay có những rạch dài là dấu hiệu cảnh báo cơ thể quá thiếu chất lưu huỳnh.
Thỉnh thoảng, những đường rãnh dọc này xuất hiện ở những người suy dinh dưỡng hoặc đang trong giai đoạn lão hóa. Lúc này, việc đầu tiên bạn cần làm chính là bổ sung chất lưu huỳnh thông qua các thực phẩm như thịt, gia cầm, trứng, sữa… Chỉ cần nạp đủ dưỡng chất thì từ từ các vết rãnh này sẽ biến mất.
4. Móng tay bị vàng
Đây thường là dấu hiệu của bệnh nấm móng tay. Nhưng trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó còn là tín hiệu cảnh báo các vấn đề về tuyến giáp, bệnh tiểu đường hoặc bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, việc sơn móng tay hoặc hút thuốc nhiều cũng làm móng tay vàng lên thấy rõ dù vẫn đang khỏe mạnh.
Làm sao để giúp móng tay luôn chắc khỏe, nhanh dài?
Để làm đẹp móng thì việc đầu tiên chị em cần làm chính là nuôi dưỡng bộ móng của mình đẹp khỏe. Chăm sóc móng thì cũng như chăm sóc sức khỏe, bởi cơ thể càng khỏe mạnh thì móng cũng phát triển nhanh theo. Muốn làm được điều đó, bạn cần phải tuân thủ một số quy tắc sau:
- Tăng cường protein thông qua các loại thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt.
- Bỏ các thói quen gây hại cho móng như cắn móng tay hay hút thuốc…
- Kiên trì làm sạch và dưỡng ẩm móng hàng ngày.
- Thường xuyên vận động tay và tập thể dục nhiều hơn cho máu lưu thông thường xuyên.
Móng tay có đốm trắng hay chuyển sang màu xanh, vàng cảnh báo vấn đề nghiêm trọng gì trong cơ thể?
Một chút thay đổi nhỏ trên móng tay cũng đừng chủ quan vì có thể cảnh báo vấn đề nghiêm trọng.
Thay đổi màu móng
Móng tay thông thường sẽ có màu hồng báo hiệu chất lượng máu và sức khỏe cơ thể tốt. Tuy nhiên, nếu móng tay chuyển sang màu vàng thì có thể do nhiễm khuẩn và vấn đề ở gan. Còn nếu móng tay có màu trắng thì cẩn thận cơ thể đang thiếu máu hay suy dinh dưỡng. Nếu móng tay của bạn chuyển sang màu xanh, thì tình trạng này có thể do thiếu oxy trong cơ thể, nhưng nó cũng có thể được gây ra bởi một số vấn đề trong phổi. Vì vậy, bạn cần đi khám kịp thời để phát hiện sớm.
Lưỡi liềm trên ngón tay hẹp
Nếu quan sát kỹ ở phần gốc gần sát da của ngón tay có một phần có hình lưỡi liềm trên móng tay. Nếu chúng 8-10mm là tốt tức khoảng 1/5 bề mặt móng tay. Còn nếu lưỡi liềm này ít hơn 1/5 thì cần cảnh giác có thể cơ thể thiếu chất hoặc bạn gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa.
Đốm trắng trên móng tay
Theo quan niệm của y học phương Đông, móng tay là nơi phản ánh tình trạng của gan và máu trong cơ thể. Nếu móng tay mịn mạng thì không có gì đáng lo điều đó cho thấy cơ thể không có vấn đề gì. Trong thực tế, thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những trường hợp móng tay xuất hiện đốm trắng, chúng xuất hiện một thời gian rồi biến mất. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, calci, vitamin c trầm trọng.
Đường dọc trên móng
Móng tay mà xuất hiện những đường sọc dọc cũng đừng chủ quan. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy dấu hiệu của lão hóa và nếu như các đường sọc nhiều thì có thể báo hiệu cơ thể suy dinh dưỡng. Thậm chí, khi bạn gặp phải stress, căng thẳng thì các đường sọc này cũng xuất hiện. Vì vậy, bạn nên đi khám dinh dưỡng để xem cơ thể thiếu chất như thế nào, ngoài ra bớt thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Móng bị lõm xuống
Móng khỏe mạnh sẽ hơi có độ cong vòm lên phía trên. Khi bề mặt móng bị lõm có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt. Lúc này móng sẽ dẹt và lõm xuống như hình cái muỗng.
Móng dễ gãy
Nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng này là do móng bị tổn thương bởi hóa chất, chất tẩy rửa thường xuyên. Ngoài ra một số bệnh lý cũng làm móng dễ gãy như nấm móng hay bệnh lý ở tuyến giáp. Trong đó, suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone giáp khiến cho cơ thể mệt mỏi, sút cân và bất thường ở nhiều cơ quan khác.
Cắn móng tay
Vấn đề này thường gặp ở trẻ con nhưng không hiếm người lớn vẫn giữ thói quen xấu này. Có người cắn móng tay từ khi còn nhỏ và giữ thói quen đó lúc lớn lên. Mặc dù hiểu móng tay không sạch nhưng vẫn cắn móng tay như một vấn đề tâm lý. Thậm chí có những người xem cắn móng tay là cách giải tỏa stress.
Tuy nhiên, nếu cắn móng tay thường xuyên làm ảnh hưởng răng, móng bị xấu và gây bệnh ở móng. Song điều đáng lo là móng tay tiếp xúc với các đồ vật khi cầm, nắm do đó chúng có thể chứa các vi khuẩn bên trong. Khi cắn như vậy vô tình đưa vi khuẩn vào người.
Thành phố Hồ Chí Minh: Gia tăng số trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết Tính đến cuối tháng 8-2020, Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) đang điều trị cho 60 trẻ sốt xuất huyết, trong đó 7 trẻ có diễn tiến nặng do có yếu tố bệnh nền. Một trẻ 12 tuổi mắc sốt xuất huyết phát hiện trễ đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Mùa mưa năm 2020,...