4 cửa hàng tạp hóa bốc cháy, 10 người may mắn thoát nạn
Khoảng 23h ngày 28/11, 4 gian hàng tạp hóa và nội thất Mai Lân (nằm liền kề nhau trên đường Hùng Vương, thị trấn Pleikần, Ngọc Hồi, Kon Tum) đã bị “bà hỏa” ghé thăm, thiệt hại hàng tỷ đồng. May mắn, 10 người đang ngủ trong các gian hàng trên đã thoát nạn.
Thông tin ban đầu cho biết, vào thời điểm trên, người dân phát hiện khói đen nghi ngút bốc ra từ các gian hàng hóa tại số 944 946 Hùng Vương nên đã tri hô mọi người, đồng thời điện thoại báo cơ quan chức năng.
2 xe cứu hỏa, 1 xe tiếp nước cùng hàng chục cán bộ PCCC Công an tỉnh Kon Tum, công an huyện và bộ đội đã tham gia dập đám cháy. Người dân sống cạnh khu vực cũng đã tích cực cứu giúp bằng cách khiêng vác đồ đạc, hàng hóa chưa bị cháy ra khỏi khu vực cháy giúp khổ chủ.
Hiện trường vụ cháy
Do đồ đạc gồm những đồ dễ cháy nên lửa bén rất nhanh. Phải mất gần 3 tiếng đồng hồ, ngọn lửa mới được khống chế. Nhiều hàng hóa bị thiêu rụi, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng. May mắn, 10 người gồm chủ nhà và công nhân đã kịp thời thoát ra ngoài nên không ai bị thương.
Video đang HOT
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Thiên Thư
Theo Dantri
Mua cúc áo, sợi chỉ sẽ phải in hóa đơn điện tử?
Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về thuế, trong đó quy định: Người nộp thuế phải thực hiện khai, nộp thuế điện tử; sử dụng hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong giao dịch bán hàng hóa
Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ sẽ phải tự in hóa đơn cho khách hàng, mở mã số thuế, đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế và thực hiện các giao dịch hóa đơn điện tử trong mua bán hàng hóa và cung ứng các dịch vụ thông thường rồi báo lại với cơ quan thuế.
Sắp tới người kinh doanh nhỏ lẻ sẽ phải in hóa đơn điện tử?
Quy định trên được đưa ra tại Khoản 11, Điều 7 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế để lấy ý kiến người dân, chuyên gia và người làm chính sách để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 (đã được sửa đổi) và bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13.
Dự thảo đang được dư luận, đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán nhỏ rất quan tâm bởi một khi Dự thảo thành Luật, chắc chắn hàng triệu người kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ sẽ chịu tác động lớn từ chính sách trên.
Theo chủ một cửa hàng kinh doanh tạp hoá trên phố Giảng Võ (Hà Nội): "Tôi không hiểu Bộ Tài Chính đưa ra có mục đích và lộ trình như thế nào nhưng nếu bán cây kim, sợi chỉ cũng phải in hóa đơn cho khách hàng thì rắc rối quá. Theo tôi, chỉ nên áp dụng với 1 số siêu thị, cửa hàng chuyên doanh lớn, đồng thời khuyến khích người kinh doanh thực hiện.
"Chẳng nhẽ ra mua cái kem, cúc áo, cái kim hay mua rau xanh, thịt cá ở chợ cũng phải lấy hóa đơn và người bán hàng phải mua máy in hóa đơn với hàng nghìn rắc rối về kỹ thuật, công nghệ đi kèm.... Như thế có nhiêu khê và hình thức quá không trong khi chúng ta đang giảm nhiều các thủ tục, luật, lệ gây phiền hà, ràng buộc đối với các doanh nghiệp", một chủ thương cho biết.
Một ý kiến khác, theo anh Phạm Phú Ngọc, chủ kinh doanh mặt hàng thời trang trên phố Kim Mã: In hóa đơn điện tử là hình thức được nhiều nước phát triển thực hiện, nhờ đó, cơ quan quản lý nắm rõ được lượng giao dịch hàng hóa thông qua báo cáo mã số thuế, truy suất nguồn gốc hàng hóa, tránh gian lận thương mại và trốn thuế. Đồng thời, hóa đơn điện tử có phần ghi mã số thuế, nguồn gốc đơn hàng nên bảo đảm quyền lợi cho người dân trong mua sắm. Tuy nhiên, với hạ tầng công nghệ thông tin và dữ liệu của cơ quan quản lý tại Việt Nam như hiện nay, việc áp dụng ngay là điều rất khó.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, nếu quy định này thành Luật thì không nên chút nào bởi cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ ở các vùng miền khác nhau. Mỗi nơi có cơ sợ hạ tầng công nghệ thông tin, điện tử khác nhau, chính vì thế áp dụng hóa đơn điện tử đại trà là điều rất khó. Bên cạnh đó, Nhà nước chỉ nên khuyến khích người kinh doanh nhỏ lẻ, không nên bắt buộc vì nếu áp dụng ngay từ ngày 1/1/2016 là quá gấp, các chủ hộ kinh doanh không phải ai cũng am hiểu về các thủ tục mã số thuế, sử dụng chứng thư điện tử, chữ ký số...
Hiện tại, ở một số siêu thị đã có in hóa đơn và thanh toán qua thẻ tín dụng cho khách mua hàng. Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành thuế, đây chỉ là bảng kê đơn giá tiền chứ chưa phải là hóa đơn điện tử hoàn chỉnh. Thói quen dùng tiền mặt, mua ở chợ, vỉa hè, quán tập hóa nhỏ sẽ khiến việc áp dụng hóa đơn điện tử rất khó.
Một điều tiên quyết để thực hiện hóa đơn điện tử là người kinh doanh phải có chứng thư điện tử và chữ ký điện tử (chữ ký số) để phục vụ giao dịch thương mại điện tử, các loại phần mềm hóa đơn chuyên ngành... Tất cả các hạ tầng này đều có độ bảo mật cao và các nghiệp vụ công nghệ thông tin có độ chính xác tuyệt đối. Với những đòi hỏi "cao siêu", theo nhiều người, gần như tất cả những người bán hàng tạp hóa không thực hiện được.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Bị sét đánh, 12 căn nhà gỗ quý cháy rụi Ngày 1/5, ông Đinh Sứk- Chủ tịch UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) cho biết, sét đã đánh trúng làng Kon Sơ Lăl cũ (xã Hà Tây) gây ra hỏa hoạn làm 11 căn nhà sàn cùng 1 căn nhà rông của làng bị thiêu rụi. Thông tin ban đầu cho biết, chiều tối ngày 29/4, tại làng Kon Sơ Lăl xảy ra...