4 cách Trump giải quyết mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể đàm phán trực tiếp, nhờ Trung Quốc can thiệp hoặc đánh đòn phủ đầu, loại bỏ nguy cơ bị Triều Tiên tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo CNN, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 1.1 đã gửi thông điệp đầu năm mới, nói Bình Nhưỡng sắp thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Một ngày sau đó, ông Trump đáp trả trên Twitter rằng, sẽ không có chuyện Triều Tiên phóng được tên lửa đạn đạo vươn đến Mỹ. “Chuyện đó sẽ không xảy ra”, ông Trump viết.
Ông Trump còn lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc nhận tiền mà không tìm cách kiềm chế Triều Tiên.
Các chuyên gia ngoại giao, kiểm soát vũ khí nhận định, ông Trump đang tự đẩy mình vào chân tường với những bình luận mới nhất.
Donald Trump cần phải có cách tiếp cận mới nếu muốn ngăn nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mở rộng kho vũ khí đến mức có thể đe dọa Mỹ, các chuyên gia nói trên CNN.
Hợp tác với Trung Quốc
Kể từ khi chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông Trump đã nhiều lần nói Trung Quốc là đồng minh của Triều Tiên và là người bảo trợ lớn nhất cho Bình Nhưỡng
Tỷ phú Mỹ chỉ trích Bắc Kinh không giúp đỡ Mỹ trong việc kiềm chế Triều Tiên. Nhưng các nhà phân tích nói Trung Quốc không có “cây đũa thần” có thể ngay lập tức khiến Triều Tiên thay đổi.
Chuyên gia Tong Zhao đến từ Trung tâm Carnegie-Tsinghua về Chính sách Toàn cầu ở Bắc Kinh nhận định, quan chức Trung Quốc và Triều đã ngừng đối thoại cấp cao trong nhiều tháng qua.
“Trung Quốc cũng rất thất vọng vì không thể tác động đến Triều Tiên”, ông Zhao nói.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngồi trong buồng lái máy bay chiến đấu.
Donald Trump có thể thử tìm cách buộc Trung Quốc hợp tác bằng cách tác động đến lợi ích của Bắc Kinh ở các lĩnh vực khác, như vấn đề Đài Loan hay Biển Đông. Nhưng ông Trump sẽ phải tính toán kỹ nếu không muốn chiến lược này “phản tác dụng”.
Chris Hill, trưởng đoàn đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên dưới thời Tổng thống George W. Bush nhận định: “Nếu có một giải pháp, thì giải pháp đó là hợp tác với Trung Quốc. Tôi sẽ đặt quan hệ hợp tác với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên lên trên nỗ lực thay đổi hiện trạng quan hệ với Đài Loan hay quan hệ thương mại Mỹ-Trung”.
Khi được hỏi về phát ngôn của ông Trump, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3.1 nói, Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nói Donald Trump đang “thỏa mãn với cách hành động vô trách nhiệm”.
Tăng cường phòng thủ khu vực
Donald Trump có thể tăng cường các hành động răn đe cùng các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản, theo Richard Bush, chuyên gia cấp cao tại Viện Brookings ở Washington.
Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình triển khai hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc, tăng quy mô các cuộc tập trận bắn đạn thật với các đồng minh Đông Bắc Á. Các hoạt động quân sự này sẽ buộc Triều Tiên phải huy động nguồn lực để giám sát và sẵn sàng đáp trả, bởi Bình Nhưỡng khó có thể phân biệt được đâu là một cuộc tập trận bình thường, đâu là hành động chuẩn bị tấn công.
Tên lửa tầm trung Rodong của Triều Tiên.
THAAD là thành phần quan trọng trong mạng lưới phòng thủ tên lửa của Mỹ trên Thái Bình Dương, có thể đánh chặn bất cứ tên lửa đạn đạo nào của Triều Tiên nhắm tới lãnh thổ Mỹ. Qua các cuộc thử nghiệm, THAAD đã thể hiện được khả năng đánh chặn trước số lượng các tên lửa đạn đạo phóng từ Triều Tiên, các quan chức Mỹ nói
Bên cạnh đó, không quân Mỹ có thể điều thêm máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua bầu trời bán đảo Triều Tiên và mở rộng hoạt động tuyên truyền để “tác động tới suy nghĩ của người Triều Tiên”, ông Bush nói.
Tấn công phủ đầu
“Mỹ không có nhiều lựa chọn để hành động trong vấn đề Triều Tiên. Ngoài cấm vận, Triều Tiên cũng không có quan chức ngoại giao để Mỹ có thể trục xuất”, John Delury, Giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại trường Đại học Yonsei ở Seoul (Hàn Quốc nói).
Ông Delury nói thêm: “Triều Tiên rất khó có thể bị trừng phạt vì quốc gia bí ẩn này không có nhiều mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Đó là sự khác biệt so với Iran. Bởi kinh tế Iran gắn liền với châu Âu”.
Do đó, Robert Kelley, cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), hiện là chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho rằng, ông Trump có thể tấn công phủ đầu vào thủ đô Bình Nhưỡng mà không cần đến 100.000 lính Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc.
Robert Kelley khẳng định quan điểm không ủng hộ giải pháp tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân, nhưng ông để ngỏ khả năng Donald Trump sẽ cân nhắc giải pháp này. “Trong ngắn hạn, biện pháp này sẽ loại bỏ được mối đe dọa”, ông Kelley nói.
Tuy nhiên, một quyết định tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Donald Trump có sẵn sàng tấn công phủ đầu Triều Tiên?
“Hãy thử tưởng tượng Triều Tiên có những đầu đạn hạt nhân được cất giấu nơi bí mật và sẵn sàng khai hỏa khi Mỹ tấn công phủ đầu. Việc loại bỏ ông Kim Jong-un và cấu trúc lãnh đạo Triều Tiên không xóa bỏ hoàn toàn các mối đe dọa”, James Acton, chuyên gia tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie nói.
Đàm phán với Kim Jong-un
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nói sẵn sàng mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm Mỹ để thảo luận trực tiếp. “Nói chuyện với nhau thì có gì sai?”, ông Trump phát biểu hồi tháng 6.
Tuyên bố này không còn xuất hiện nhưng ông Zhao và Delury tin rằng, đàm phán là lựa chọn khả dĩ nhất nếu như ông Trump muốn trực tiếp giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Việc Tổng thống Mỹ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể khiến công chúng Mỹ khó chấp nhận nhưng vẫn còn khả năng khác là đích thân ông Trump đến thăm Bình Nhưỡng.
Ông Zhao nhấn mạnh Triều Tiên đã ngừng các hành động gây căng thẳng từ tháng 10.2016 và có dấu hiệu muốn đàm phán với chính quyền Donald Trump.
Tỷ phú Mỹ có thể trở thành “Tổng thống giúp ngăn Triều Tiên đạt được công nghệ vũ khí hạt nhân đe dọa Mỹ”, ông Zhao nói thêm. “Bước đột phá chỉ có thể đạt được nếu hai nhà lãnh đạo thực sự muốn đàm phán với nhau”.
Theo Danviet
Gia đình bị bắt làm con tin ở Afghanistan cầu cứu Obama và Trump
Một phụ nữ Mỹ cùng chồng lần đầu xuất hiện sau 4 năm bị bắt cóc ở Afghanistan và kêu gọi Tổng thống Barack Obama giải cứu họ trước khi rời khỏi nhà Trắng.
Caitlan Coleman cùng chồng và hai con. Ảnh: Reuters
Caitlan Coleman, đến từ bang Pennsylvania, Mỹ và chồng là Joshua Boyle, người Canada, bị bắt cóc hồi tháng 10/2012 khi đang đi bộ đường dài qua Nga, Trung Á và Afghanistan, theo Telegraph.
Lúc đó, Coleman 28 tuổi và đang mang thai con trai đầu. Con trai thứ hai được sinh ra trong thời gian cả gia đình bị giam giữ bởi mạng lưới Haqqani, một nhánh của tổ chức khủng bố Hồi giáo Taliban.
Trong đoạn video được công bố hôm 19/12, Coleman khẩn cầu được giải cứu để chấm dứt "cơn ác mộng".
"Xin đừng trở thành một Jimmy Carter khác", Coleman nói, nhắc tới việc cựu tổng thống Mỹ Carter rời khỏi Nhà Trắng mà không giải cứu cho những con tin ở đại sứ quán Iran. "Chỉ cần cho những kẻ tội phạm một thứ gì đó để chúng và các ông giữ thể diện là chúng tôi sẽ có thể rời khỏi đây mãi mãi".
Hiện vẫn chưa rõ đoạn video có bị dàn dựng hay không, tuy nhiên Coleman chỉ trích cả hai chính phủ Mỹ và Canada, lẫn những kẻ đã bắt giữ gia đình cô.
Cô cũng kêu gọi tổng thống đắc cử Donald Trump giải thoát khỏi nỗi lo sợ bị Haqqani trả thù sau khi chính phủ Afghanistan kết án tử hình một trong những chỉ huy của chúng, Anas Haqqani.
"Chúng tôi hiểu rằng cả hai chính phủ đã ghét bỏ và bỏ mặc mình cùng các con tìm cách sống sót trong mớ hỗn độn này. Nhưng chúng tôi vẫn cầu nguyện rằng có ai đó sẽ nhận ra sự tàn bạo trong hành động trả thù vô ơn và đạo đức giả của những gã này", cô nói.
Ôm hai con trong tay, Coleman nói thêm: "Các con tôi đã phải chứng kiến mẹ chúng bị làm nhục.
Chồng cô cũng cho biết: "Chúng sẽ không buông tha cho đến khi có được những gì chúng muốn".
Video của vợ chồng Coleman được công bố sau khi Bowe Bergdahl, một trung sĩ Mỹ bị giam giữ 5 năm tại Afghanistan, được trao trả tự do trong quá trình trao đổi tù nhân.
Hiện nhóm Haqqani được cho là đang giam giữ ít nhất hai người Mỹ khác, một giáo sư đại học bị bắt cóc hồi tháng 8 và một người đàn ông ở bang Massachusetts bị bắt cóc năm 2014. Chính quyền Obama đang nỗ lực giải cứu họ. Hồi tháng 9, biệt kích Mỹ từng ra tay nhưng bất thành.
Thảo Phan
Theo VNE
Hy hữu quốc gia bầu tổng thống bằng bi ve Mỗi quốc gia trên thế giới đều lựa chọn cho mình một hình thức bầu cử khác nhau, trong đó đa phần là sử dụng phiếu giấy hoặc phiếu điện tử. Tuy nhiên, người dân Gambia lại duy trì một cách bầu tổng thống hoàn toàn đặc biệt, đó là bằng những viên bi ve. Người dân Gambia bắt đầu tiến trình đi...