4 cách sơ cứu bỏng chúng ta thường làm hóa ra là sai lầm nghiêm trọng
Vừa qua, một bé trai 9 tháng tuổi ở Bắc Giang đã tử vong do sai lầm đáng tiếc của gia đình khi cho bé đắp thuốc lá không rõ nguồn gốc của thầy lang sau khi bị bỏng.
Sáng 18/3, Bệnh viện Nhi Trung ương cung cấp thông tin về trường hợp một bệnh nhi (9 tháng tuổi ở tỉnh Bắc Giang) được chữa bỏng bằng bài thuốc lá của một thầy lang, sau đó đã tử vong do sốc nhiễm khuẩn nặng.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu chẳng may bị bỏng, tuyệt đối không nên tự ý điều trị cho con bằng các loại thuốc lá, các loại cây không rõ nguồn gốc.
Được biết, bệnh nhân bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân, được gia đình đưa đi đắp thuốc của một bà lang gần nhà. 4 ngày sau đó, trẻ sốt cao, nổi ban, được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang, sau đó chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, ngừng tim. Mặc dù được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu nhưng bệnh nhi không qua khỏi.
Theo TS. BS Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ đã nhiều lần cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn do đắp lá thuốc điều trị bỏng, nhưng vẫn cón quá nhiều người tin tưởng vào tác dụng kỳ diệu của phương pháp này.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu chẳng may bị bỏng, tuyệt đối không nên tự ý điều trị cho con bằng các loại thuốc lá, các loại cây không rõ nguồn gốc. Việc làm trước tiên là cần cho bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
4 sai lầm nhất định phải tránh khi sơ cứu bỏng
Sơ cứu bỏng đúng cách theo khuyến cáo của chuyên gia là cần cho bệnh nhân tránh xa tác nhân gây bỏng, băng nhẹ hoặc che phủ vết thương bằng gạc, vải sạch rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
- Không sử dụng nước đá lạnh vì đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải. Bởi khi chườm đá, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
- Không bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối… Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
- Không bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
- Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Đắp lá thuốc chữa bỏng gây tử vong cho trẻ 9 tháng tuổi, bác sĩ cảnh báo gì?
Mới đây, bé 9 tháng tuổi tại Bắc Giang nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, ngừng tuần hoàn và tử vong trên đường được di chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ vì đắp lá thuốc chữa bỏng sai cách.
Thông tin được cung cấp cho biết, vào ngày 9/3 bé bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi và cẳng chân phải. Tuy nhiên, sau khi bé bị bỏng gia đình không lập tức đưa bé đến bệnh viện để tiếp nhận điều trị mà nhanh chóng đứa bé tới bà lang gần nhà đắp lá thuốc chữa bỏng.
Sau đó, chuyển biến của bé xấu đi khi bé lên cơn sốt cao và nổi ban sau 4 ngày thì người nhà mới đưa bé tới bệnh viện. Lúc này, tình trạng của bé diễn biến xấu xảy ra rất nhanh.
Chuyển biến của bé đắp lá thuốc chữa bỏng xấu khi li bì, hôn mê và xuất hiện nhiều nốt ban xuất huyết rải rác trên khắp cơ thể. Tình trạng này còn phù tăng lên nhanh và kèm theo ăn kém. Bé được chuyển tới Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đã rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng và ngừng tuần hoàn. Tại bệnh viện, bác sĩ đã xử lý sốc nhiễm khuẩn cấp và liên hệ để chuyển bé tới Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bé được di chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương vào 2 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3 tình trạng vô cùng nghiêm trọng khi tím tái và ngừng tim. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng bé không đáp ứng, 3 giờ cùng ngày bé đã tử vong.
1. Bác sĩ khuyến cáo gì khi đắp lá thuốc chữa bỏng
TS.BS Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết rằng, từ trước đến nay các bác sĩ đã đưa ra nhiều cảnh báo về tình trạng nhiễm trùng nặng vết bỏng hoặc thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng do đắp lá thuốc điều trị.
Nhưng đến nay vẫn có rất nhiều người lầm tưởng về tác dụng kỳ diệu khi đắp lá thuốc chữa bỏng với hi vọng vết bỏng nhanh chóng được chữa trị. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người bệnh sau khi đắp lá thuốc chữa bỏng xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng:
- Đắp lá thuốc chữa bỏng khiến vùng bỏng bị hoại tử sâu.
- Gây khó khăn khi phải ghép da rất phức tạp vì vùng bỏng hoại tử.
- Đắp lá thuốc chữa bỏng còn gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, làm kéo dài thời gian điều trị.
Đắp lá thuốc chữa bỏng sai cách cho bệnh nhi 9 tháng tuổi khiến bé tử vong - Ảnh Internet
- Những trường hợp đắp lá thuốc chữa bỏng còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.
Vì vậy, bác sĩ đưa ra khuyến cáo khi đắp lá thuốc chữa bỏng như sau:
- Phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị cho con bằng các loại thuốc lá hay các loại cây không rõ nguồn gốc.
- Khi bị bỏng, nhanh chóng tránh xa tác nhân gây bỏng.
- Thực hiện băng nhẹ hoặc che phủ lên vết thương bằng gạc, vải.
- Lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để nhận cấp cứu kịp thời.
Tìm hiểu thêm tác hại của việc đắp lá thuốc chữa bỏng gây ra qua bài viết: Từ vụ trẻ bị hoại tử sau khi đắp lá thuốc, những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng nước sôi là gì?
2. Thuốc từ thảo dược không gây hại cho sức khỏe con người nếu không sử dụng sai cách
Thực tế, các loại thuốc từ thảo dược luôn là nguồn tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, đối với nhiều loại thực vật mà thì không phải loại nào cũng có thể sử dụng để làm thuốc.
Sử dụng thuốc nam sai cách có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của người sử dụng.
2.1. Sử dụng thuốc nam cũng cần chỉ dẫn và nguồn gốc rõ ràng
Bản chất, đã là thuốc thì dù là thuốc nam vẫn có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn. Thậm chí còn có nhiều trường hợp người sử dụng bị ngộ độc và gây chết người nếu lạm dụng nếu sử dụng thuốc nam thiếu hiểu biết, không khoa học.
BS. Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, bệnh viện Bạch Mai cho biết, thận là cơ quan đào thải kali chủ yếu của cơ thể. Trong khi đó, các loại cây cỏ và thảo dược khô lại có hàm lượng kali cao. Vì vậy, việc tự ý sử dụng các loại thảo dược này có thể gây nguy hiểm đến bệnh nhân vốn suy thận.
Sử dụng các loại thuốc nam cũng cần có nguồn gốc rõ ràng vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng - Ảnh Internet
Không những thế, BS Dũng cũng cho biết thêm, tại khoa Thận nhân tạo có nhiều bệnh nhân dù mới bị suy thận nhẹ và chưa có chỉ định chạy thận nhân tạo nhưng vì không tuân thủ điều trị và tự ý kết hợp điều trị bằng thuốc thảo dược đã khiến tình trạng bệnh kéo dài.
2.2. Không tự ý nâng liều và kéo dài thời gian sử dụng thuốc
Không chỉ BS. Nguyễn Hữu Dũng mà Lương y Vũ Quốc Trung, Phòng Chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng cũng cho biết, không phải loại cây nào trong tự nhiên cũng là thuốc nam và đem lại hiệu quả chữa bệnh. Hiện nay, có rất nhiều loại cây cỏ có độc tính cao và gây nguy hiểm đối với tính mạng của con người. Vì vậy, người bệnh cần có những hiểu biết nhất định khi sử dụng thuốc nam và tránh tối đa việc sử dụng truyền tai nhau, sử dụng một cách bừa bãi, thiếu khoa học có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Để ngăn ngừa tai biến, bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc, không tùy tiện sử dụng khi không có chỉ định và đặc biệt không tự ý nâng liều cũng như kéo dài thời gian khi sử dụng thuốc để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, có không ít trường hợp gặp phải các biến chứng cũng như vấn đề sức khỏe nguy hiểm thậm chí gây tử vong do sử dụng lá thuốc chữa bệnh sai cách. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng các biện pháp dân gian không đủ an toàn, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời để không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bé trai 9 tháng tuổi tử vong do đắp lá chữa bỏng Cháu bé 9 tháng tuổi bị bỏng nước sôi nhưng gia đình chủ quan không đưa tới bệnh viện điều trị mà đắp lá thuốc của một bà lang khiến trẻ sốc nhiễm khuẩn nặng và tử vong. Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 18-3 cho biết bé trai 9 tháng tuổi (ở Bắc Giang) bị bỏng nước sôi ở vị trí đùi...