4 cách nấu thạch dừa từ thạch dừa thô đơn giản, dễ làm
Cách nấu thạch dừa từ thạch dừa thô cực kì đơn giản mà lại đảm bảo thơm ngon, giá thành lại rẻ. Thạch dừa là một món giải khát cực kỳ ngon vào những ngày hè nóng nực.
Nếu bạn sợ mua ngoài hàng không đảm bảo chất lượng, bạn có thể tham khảo những công thức làm thạch dừa thơm ngon tại nhà mà Yeutre.vn sẽ giới thiệu cùng bạn dưới đây.
1. Cách nấu thạch dừa lá dứa đường phèn
1.1. Nguyên liệu
50g thạch dừa thô (làm được 1kg thạch dừa)
Nước sôi để nguội
Đường phèn, lá dứa
Thạch dừa lá dừa đường phèn giải nhiệt, ngọt từ đường phèn, thơm từ lá dừa. Ảnh: Internet.
1.2. Cách nấu thạch dừa lá dứa đường phèn
Bước 1
Ngâm thạch dừa thô vào nước, rửa nhiều lần với nước đế hết mùi và vị chua (có mùi vị chua là do quá trình lên men của nước dừa già). Vừa rửa vừa bóp 6 đến 7 lần. Sau đó ngâm thạch thô trong khoảng 3 tiếng.Lấy ra rửa sạch, tiếp tục ngâm tiếp 30 phút rồi rửa sạch. Đến khi thấy thạch nở căng như thạch dừa đóng gói ở siêu thị thì tiếp tục làm bước sau. Nếu bạn thấy thạch vẫn chưa nở hết thì tiếp tục ngâm thêm 1 tiếng.
Sau khi ngâm nước, thạch dừa nở căng như thế này là đạt chuẩn. Ảnh: Internet.
Bước 2
Trụng phần thạch dừa thô đã nở đều qua nước sôi và rửa sạch.Thạch ngậm đủ nước sẽ nở to và không còn mùi chua. Nếu thạch vẫn còn mùi chua nhẹ vẫn không sao.Bạn nên vắt bớt một phần nước trong thạnh sau khi trụng qua để khi cho vào nồi nước đường, thạch dừa có thể thấm nhiều nước đường.
Lưu ý: Các công đoạn rửa và ngâm thạch dừa ở bước 1 và bước 2 phải dùng nước sôi để nguội. Vì thạch thô nở ra nhờ ngậm nước và đó là nước trong thạch dừa mà chúng ta ăn.
Bước 3
Cho đường phèn vào nồi nấu với một ít nước, lượng đường bạn cho vào tùy vào khẩu vị của gia đình bạn. Nấu nước đường với lửa nhỏ đến khi đường tan hoàn toàn, cho phần thạch vào nấu thêm khoảng 20 phút rồi tắt bếp.Khi thạch dừa đã nguội, bạn có thể cho vào 1 vài giọt dầu dừa vào phần thạch rồi khuấy đều để tăng thêm hương vị. Bảo quản thạch dừa trong hộp kín và để ở ngăn mát tủ lạnh ăn trong vòng 7 đến 10 ngày.Bạn cần để thạch dừa nguội hoàn toàn vì thạch dừa nóng ăn sẽ rất dai và không ngon. Nếu bạn muốn ăn ngay có thể ngâm thạch dừa và đá lạnh cho giòn và săn chắc lại.
2. Cách nấu thạch dừa với hạt é, hạt chia
2.1. Nguyên liệu
50g thạch dừa thô lên men
Đường phèn
20g hạt é hoặc hạt chia
10 lá dứa rửa sạch, thắt nút
2.2. Cách nấu thạch dừa hạt é, hạt chia thanh mát
Bước 1, bước 2: thực hiện như bước 1,2 đã hướng dẫn ở cách làm trên.
Video đang HOT
Bước 3: Rửa sạch hạt é với nước, còn hạt chia thì không cần rửa. Sau đó ngâm hạt chia hoặc hạt é trong bát nước sạch khoảng 10 – 15 phút cho nở.
Bước 4: Nấu đường phèn với nước lọc, cho đến khi đường tan hoàn toàn cho lá dứa và phần thạch đã nở vào nấu 20 phút. Đến khi nước đường cạn bớt, cho hạt é hoặc hạt chia vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Thạch dừa hạt é thanh mát, bổ dưỡng thích hợp cho mùa hè. Ảnh: Internet.
Vớt bỏ lá dứa, để thạch nguội và cho thêm 1 vài giọt dầu dừa là bạn đã có thể thưởng thức được rồi.3. Cách làm thạch dừa nhiều màu
Để món thạch dừa có nhiều màu sắc, bắt mắt các bạn có thể dùng các loại trái cây hoặc màu từ các loại lá, củ quả. Dưới đây là một số công thức tạo màu dễ thực hiện, bạn tham khảo nhé.
3.1. Nguyên liệu
Thạch dừa thô đã xử lý như bước 1, bước 2 ở công thức trên.
Đường phèn
Màu tím: 10 lá cẩm
Màu đỏ: củ dền hoặc thanh long đỏ
Màu xanh: 5-7 cánh hoa đậu biếc
3.2. Cách nấu thạch dừa màu xanh với hoa đậu biếc
Lấy 1 cốc nước nóng cho hoa đậu biếc vào ngâm từ 5 đến 10 phút cho ra màu rồi lọc hết bã ra.Nấu nước đường phèn đến khi đường phèn tan, cho phần thạch dừa đã sơ chế vào nấu 20 phút.Sau đó cho nước màu hoa đậu biếc vào nấu thêm 5 phút. Là bạn đã có một phần thạch dừa màu xanh với hoa đậu biếc rồi.
Thạch dừa được tạo màu xanh bắt mắt, hấp dẫn từ hoa đậu biếc. Ảnh: Internet.
3.3. Cách nấu thạch dừa màu tím với lá cẩm
Nấu lá cẩm với đường phèn, đến khi đường tan hết cho thạch dừa thô vào nấu 20 phút. Bạn sẽ thấy thạch dừa chuyển sang màu tím đẹp mắt.Sau đó vớt lá cẩm ra, để nguội thêm một xíu vani hoặc hương liệu dừa.Hoặc bạn có thể xay lá cẩm rồi lọc lấy nước cốt. Cho phần nước cốt này vào lúc nấu đường phèn.3.4. Cách nấu thạch dừa màu đỏ với củ dền hoặc thanh long đỏ
Bạn có thể dùng củ dền hoặc thanh long đỏ để tạo màu đỏ. Ép hoặc xay lấy nước cốt.Tiếp theo, nấu như nấu thạch với hoa đậu biếc. Nấu xong, phần thạch dừa và phần nước có màu đỏ rất bắt mắt và ăn cũng rất ngon
.4. Cách nấu thạch dừa với nước chanh dây
4.1. Nguyên liệu
Thạch dừa đã sơ chế như công thức trên
Chanh dây
Đường phèn
4.2. Cách nấu thạch dừa nước chanh dây
Chanh dây lọc bỏ hạt chỉ lấy nước.Nấu nước đường đến khi đường tan hết, cho thạch vào nấu 20 phút. Sau đó cho nước cốt chanh vào nấu thêm 5 phút.Nếu bạn thích cho cả hạt chanh dây, có thể dầm thêm 1 vài trái cho thêm vào phần thạch dừa.Để thạch dừa nguội hoàn toàn, bạn cho phần thạch dừa chanh dây vào hộp kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
Thach dừa nấu cùng chanh dây chua chua, ngọt ngọt, người lớn trẻ nhỏ đều mê. Ảnh: Internet.
5. Một số lưu ý khi tự nấu thạch dừa từ thạch dừa thô tại nhà
Khi rửa hoặc ngâm thạch dừa, bạn nên sử dụng nước sôi để nguội hoặc nước sạch. Vì thạch dừa nở do ngậm nước.Khi thêm hương liệu vào thạch dừa, không nên cho vào khi thạch còn nóng, tốt nhất là để thạch nguội hẳn hoặc khi còn ấm khoảng 40 độ. Và chỉ cho 1 vài giọt nếu cho nhiều sẽ bị đắng và hắc. Ngoài ra, bạn có thể tạo mùi bằng các loại trái cây.
Cách bảo quản sau khi nấu xong cũng rất đơn giản, có thể để thạch dừa từ 7 đến 10 này ở ngăn mát tủ lạnh hoặc để được 1 ngày nếu để ở ngoài.Không nên nấu nước dừa thay vì nước đường, bởi vì nấu bằng nước dừa sẽ dễ bị chua và cũng không ngon.Để thạch dừa ngấm nước đường và ngon hơn bạn nên nấu thạch dừa bằng lửa nhỏ.Bạn có thể sáng tạo ra các loại thạch mang những vị khác nhau, màu sắc khác nhau. Chỉ cần áp dụng công thức gốc và sơ chế như các bước trên. Cho thêm thạch dừa như một loại topping vào sữa chua trái cây , chè, sữa tươi, trà sữa, hồng trà ,… cũng rất ngon và hợp vị.
Với những cách nấu thạch dừa đã được giới thiệu ở trên, bạn có thể nấu một món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà rồi. Và với món thạch dừa này, bạn có thể làm quà tặng cho bạn bè, người thân vào những ngày hè. Bạn hãy lưu lại những cách làm thạch dừa trên và thực hiện ngay nhé.
Cách nấu chè hoa cúc dễ làm ngon miệng ngay tại nhà
Chè hoa cúc là một trong những món ăn rất được ưa chuộng vì có công dụng thanh nhiệt, làm đẹp da, giải độc cơ thể. Rất thích hợp trong mọi gia đình.
Trong y học, hoa cúc được mệnh danh là một loại "thảo dược thần kỳ" có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như chữa bệnh.
Hoa cúc thường được ví von là "nữ hoàng sắc đẹp"... Hoa cúc trắng có vị ngọt, có chút đăng đắng, tính hơi hàn vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng tán phong, thấp, thanh đầu, mục, giáng hỏa, giải độc...
Cùng với nguyên liệu đơn giản, không đòi hỏi nhiều công đoạn nhưng lại cần sự khéo léo và tinh tế để làm món chè thơm ngon hấp dẫn. Mùa nóng nực mà có một ly chè hoa cúc mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Món chè sẽ khiến bạn rất hài lòng với thành quả của mình đấy.
Hãy cùng Ameovat.com đi tìm hiểu cách nấu chè hoa cúc cực đơn giản mà vô cùng thơm ngon này nhé!
Cách nấu chè hoa cúc đơn giản ngay tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
Hoa cúc khô: 10gram
Câu kỷ tử: 10gram
Nấm tuyết: 30gram
Táo đỏ khô: 30gram
Bạch quả: 100gram
Hạt sen: 100gram
Đường phèn: 200gram
Cách nấu chè hoa cúc cực đơn giản
Bước 1: Sơ chế hoa cúc
Hoa cúc khô khi mua về. Các bạn rửa qua với nước sạch. Sau đó để khô vắt cho ráo nước. Đây chính là nguyên liệu chính và đặc trưng làm nên món chè hoa cúc.
Hoa cúc khô để ráo nước
Bước 2: Sơ chế nấm tuyết
Chuẩn bị một bát to, cho nấm tuyết ngâm nước nóng cho nhanh nở. Sau đó rửa sạch, rồi bỏ chân nấm và cắt nhỏ.
Cắt bỏ chân nấm và cắt nhỏ
Bước 3: Sơ chế táo đỏ
Táo đỏ khô các bạn rửa sạch với nước, ngâm nở.
Lưu ý: Nếu muốn cho trái táo nở mềm. Trước khi nấu các bạn nên hấp táo khoảng 5 phút nhé!
Ngâm nở táo đỏ
Bước 4: Sơ chế hạt sen
Hạt sen tươi rửa qua với nước sạch, vất bỏ tim sen. Cho nước vừa đủ vào nồi đã chuẩn bị. Nấu sôi trên bếp. Tiếp đó cho hạt sen, bạch quả và táo đỏ vào nấu trong khoảng 30 phút. Khi hạt sen mềm thì cho tiếp câu kỷ tử và đường phèn vào rồi nấu sôi.
Lưu ý: Nếu dùng hạt sen khô. Các bạn nên ngâm nước ấm cùng với nấm tuyết đã thực hiện ở bước trên cho nhanh nở
Bóc vỏ và bỏ tim sen
Bước 5: Tiến hành nấu chè hoa cúc
Khi đường đã tan, các bạn nấu thêm 1-2 phút nữa thì cho hoa cúc vào. Chờ chè sôi, lại tắt bếp. Đậy nắp trong khoảng 5 phút để hoa cúc tỏa hương thơm rồi vớt ra. Các bạn bỏ đi phần xác hoa. Cuối cùng là ta đã có một món chè hoa cúc thơm ngon, bổ dưỡng, giúp giải nhiệt ngày hè rồi nhé.
Tiến hành cách nấu chè hoa cúc
Như vậy, Ameovat.com vừa hướng dẫn các bạn xong cách nấu chè hoa cúc ngay tại nhà. Rất đơn giản và dễ thực hiện phải không nào? Hoa cúc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Và được coi là chất chống viêm và chống vi khuẩn trong tự nhiên rất hữu ích và hiệu quả. Vì vậy, nó cũng có tác dụng giữ cho da bạn luôn sáng đẹp không bị mụn trứng cá. Hoặc các loại mụn nhọt khác. Nhờ có tính chất chống vi khuẩn mà trà hoa cúc còn có thể ngăn ngừa sự lão hóa trong cơ thể. Làm sạch cơ thể, tăng cường nước cung cấp nước cho da để tránh khô da, ngứa da...
Cùng thưởng thức cách nấu chè hoa cúc ngon tuyệt
Món chè hoa cúc ăn rất thanh nhuận. Rất thích hợp cho mùa hè nắng nóng. Món ăn này dùng nóng hay lạnh đều sẽ rất ngon. Lâu lâu đổi khẩu vị lạ miệng cho gia đình nhân dịp cuối tuần bằng những món chè thơm ngon hấp dẫn thì thật là thú vị phải không ạ. Ngày cuối tuần mà cùng bạn bè, gia đình quây quần thưởng thức món chè hoa cúc thơm lừng thì còn gì tuyệt vời hơn. Thực hiện cách làm chè hoa cúc sẽ đem lại cho bạn cảm giác ngon miệng và thật thú vị khi thưởng thức.
Ameovat.com chúc các bạn thành công và ngon miệng cùng món chè hoa cúc này nhé!
4 cách làm đác rim thơm dẻo, giòn dai sần sật tạo ra nhiều món ăn vặt hấp dẫn đặc sản Đác rim là món ăn vặt thơm ngon được nhiều tín đồ mê ngọt yêu thích. Bởi món ăn có hương vị thơm dẻo, sần sật, ngon ngọt tự nhiên cực cuốn. Tùy theo sở thích bạn có thể kết hợp rim hạt đác với dứa, chanh dây, lá dứa, cam... Chúng giống như một loại mứt có thể trở thành "topping" của...