4 cách nấu Nạm Bò đơn giản, không hôi mà nhanh mềm, dễ ăn
Nạm bò là phần thịt nằm giữa vai và bắp bò vì vậy có chứa cả gân bò. Phần thịt này rất nhiều dinh dưỡng song lại cần chế biến đặc biệt cẩn thận để loại bỏ mùi hôi mà không khiến nạm bò dai, mất ngon. Dưới đây là 4 công thức nấu nạm bò cực ngon, giúp lưu giữ toàn bộ giá trị dinh dưỡng!
1. Cách chọn nạm bò ngon và cách sơ chế để khử mùi hôi
- Nạm bò cần chọn miếng cắt khúc, sát phần vai sẽ nhiều gân sử dụng để nấu sốt vang hoặc hầm sẽ ngon hơn. Để nấu nạm bò với gấc hay cách nấu nạm bò với cà chua thì cần chọn miếng sát bắp bò để nhiều thịt hơn, ăn mềm hơn.
- Về phần sơ chế nạm bò, bạn dùng rượu gạo và gừng chà xát lên phần nạm bò để khử mùi hôi, vi khuẩn giúp món nạm bò nấu ngon hơn
Đây là phương pháp chế biến nhanh nhất mà bạn nên bỏ túi để làm nhanh món ăn khi thời gian bị giới hạn
Thành phẩm cho cách nấu nạm bò luộc
Nguyên liệu cần có để làm nạm bò luộc
Nạm bò :1 Kg
Gừng tươi:200gr
Sả củ: 100gr
Muối, hạt nêm, tiêu xay: Mỗi loại 100gr
Ớt tươi:5 quả
Nước mắm cá cơm: 500ml
Đường kính trắng: thìa
Bột ngọt: 3 thìa Rau sống ăn kèm: Diếp cá, cà rốt, dưa chuột, dứa rửa sạch, thái mỏng Bánh phở cuốn hoặc bánh tráng cuốn.Các bước làm nạm bò luộc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nạm bò mua về ngâm nước muối sạch, rửa lại bằng rượu và sát gừng để bỏ mùi khó chịu
Bước 2: Ứớp nạm bò
- Ướp nạm bò với gừng, ớt cay băm nhuyễn, thêm 1 thìa hạt nêm, 2 thìa bột ngọt và 1/3 thìa muối, 1 thìa tiêu xay rồi cuộn tròn, dùng lạt quấn chặt.
Bước 3: Luộc nạm bò
- Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước mắm nguyên chất, 5 thìa đường, gừng băm nhuyễn, xả cắt khúc ở trên cùng với 3 lít nước lọc.
- Luộc nạm bò 1 tiếng trên bếp thường hoặc sử dụng nồi áp suất luộc kỹ 20 phút. Khi nào chọc thử thấy không còn nước đỏ trong nạm chảy ra là chín.
- Vớt nạm bò để ráo, bớt nóng để ngăn mát tủ lạnh để khi ăn dễ thái và săn thịt hơn.
Bước 4: Hoàn thiện cách làm nạm bò luộc
Bày rau ăn kèm ra đĩa theo ý muốn. Thái lát nạm bò thành miếng và thưởng thức kèm.
Video đang HOT
3. Cách nấu nạm bò sốt vang
Sốt vang hay Cách nấu nạm bò sốt vang chấm bánh mì đều là món ăn được nhiều gia đình yêu thích. Song món ăn này không phải ai cũng nấu được đúng vị. Các bạn hãy cùng xem hướng dẫn nấu cách nấu nạm bò chấm bánh mì nhé
Thành phẩm cho cách nấu nạm bò sốt vang chấm bánh mì
Nguyên liệu cần có để làm nạm bò sốt vang
Nạm bò: 700gr
Gừng: 1 củ 200gr
Cà rốt: 300gr
Khoai tây: 300gr
Tỏi: 2 củ
Cà chua: 1 quả
Nước sốt cà chua : 3 thìa
Rượu vang: 1,5 bát
Quế: 1 thanh
Nước mắm nguyên chất, tiêu xay, muối, bột ngọt, hạt nêm ngũ vị hương: thìa cafe Đường kính: 2 thìa
Các nước nấu nạm bò sốt vang ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nạm bò rửa sạch với rượu và cắt miếng vuông nhỏ khoảng 1 đốt tay
- Chần sơ qua nạm bò với nước sôi để làm sạch thịt và tránh chảy nước khi nấu sốt vang
- Gừng và tỏi đập dập, băm nhỏ.
- Khoai tây gọt vỏ thái vuông, cà rốt thái hoa, Cà chua thái hạt lựu, tỏi băm nhỏ
Bước 2: Ướp nạm bò
- Bỏ nạm bò vào tô lớn, thêm tiêu xay, gừng tỏi băm, nước mắm, muôi, ngũ vị hương, quế, đường , rượu vang vào ướp kỹ 45 phút.
Bước 3: Hầm nạm bò
- Bỏ hành phi thơm bằng dầu ăn, bỏ cà chua vào xào chín mềm. Tiếp tục đổ tô nạm bò đã ướp vào xào cùng
- Thêm nước sốt cà chua cùng nước đổ sâm sấp nạm bò và nấu thật kỹ. Chờ đến khi nạm bò chín mềm bỏ thêm cà rốt và khoai tây vào hầm thêm 20 phút nữa
Bước 4: Hoàn thành cách nấu nạm bò sốt vang
- Nêm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp. Và bạn dùng kèm bánh mì để thưởng thức nhé.
4. Cách nấu nạm bò với khế
Nguyên liệu liệu cần có để làm nạm bò với khế
Giống như món sườn xào chua ngọt, món nạm bò nấu khế cũng vừa có độ chua chua ngọt ngọt xen lẫn khiến bạn thực sự tốn cơm. Cùng xem cách nấu nạm bò với khế dưới đây nhé:
Nạm bò: 400gr Khế chua: 3 quả Mật mía : 3 thìa Muối: thìa Nước màu : thìa Nước mắm: thìa Hành tỏi, tiêu ớt, hạt nêm, bột ngọt
Cách nấu nạm bò với khế
Các bước làm nạm bò với khế
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt nạm bò thái vuông hơi dày 1cm. Trần qua nước nóng để nạm bò hết mùi gây
- Khế thái lát mỏng.
Bước 2: Ướp nạm bò
- Ướp nạm bò với gừng, tỏi, ớt cay, mật mía, muối, tiêu 20 phút
Bước 3: Xào nạm bò với khế
- Phi thơm tỏi. Đổ thit bò vào đảo 2-3 phút thì cho khế vào. Khế làm nạm bò nhanh nhừ . Nêm mắm muối cho vừa miệng.
- Vặn nhỏ lửa để liu riu để nạm bò và khế chín quyện không bị cháy.
- Xào kỹ cho tới khi khế và nạm bò nhừ quyện vào nhau thì tắt bếp.
Bước 4: Hoàn thành
- Bắc bếp, xúc nạm bò bày ra đĩa ăn kèm bánh mì, cơm sẽ cực kỳ ngon các bạn nhé.
5. Cách nấu nạm bò với gấc
Nạm bò nấu với gấc là một món ăn giàu dinh dưỡng và dễ ăn kèm cùng bánh mì, cơm, nếp,… nhà ai cũng nên thử một lần để biết vị ngon khó cưỡng của món này.
Thành phẩm cho cách nấu nạm bò với gấc
Nguyên liệu liệu cần có để làm nạm bò với gấc
Nạm bò: 0,5kg
Gừng: 100gr
Cà rốt: 300gr
Khoai tây: 300gr
Gấc đỏ: 1 quả
Hành tây: 1 củ
Rượu vang :1 bát
Gia vị: Hạt nêm, đường, bột ngọt, nước mắm, ngũ vị hương, tiêu xay, ớt cay, tỏi, muối
Các bước làm nạm bò với gấc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nạm bò rửa sạch với rượu và cắt miếng vuông nhỏ khoảng 1 đốt tay
- Chần sơ qua nạm bò với nước sôi để làm sạch thịt và tránh chảy nước khi nấu sốt vang
- Gấc bỏ vỏ, lấy nguyên phần thịt gấc.
- Gừng và tỏi đập dập, băm nhỏ.
- Khoai tây gọt vỏ thái vuông, cà rốt thái hoa, Cà chua thái hạt lựu, tỏi băm nhỏ
Bước 2: Ướp nạm bò với gấc
- Bỏ nạm bò vào tô lớn, thêm tiêu xay, gừng tỏi băm, nước mắm, muôi, ngũ vị hương, quế, đường , rượu vang, thịt gấc vào ướp kỹ 45 phút.
Bước 3: Nấu nạm bò
- Bắc chảo, thêm dầu ăn, phi tỏi thơm. Đổ thịt bò đã ướp ở trên vào xào 3 phút, thêm sốt cà chua và 3 lít nước đun liu riu lửa trong 20 phút.
- Thêm cà rốt, khoai tây, hành tây vào và nêm cho vừa miệng. Đun thêm 15 phút nữa, chờ nước trong nồi còn sền sệt thì tắt bếp.
Kinh nghiệm để nấu nạm bò nhanh mềm
Một kinh nghiệm để cho thấy cách nấu nạm bò nhanh mềm nhất chính là dứa quả. Dứa quả ướp với nạm bò nấu được món chua, ngọt và lại giúp nạm bò nhanh mềm nhất. Thêm nữa, khế cũng là một loại quả giúp nạm bò mềm nhanh song hạn chế của chúng là chỉ nấu được món chua ngọt.
Chúc các bạn thành công với 4 cách làm nạm bò trên đây nhé!
Tép trấu lăn bột - món ăn vặt gợi nỗi nhớ quê
Con tép nhỏ xíu chiên chung với bột tạo thành miếng bánh giòn rụm, kẹp cải xanh, chấm nước mắm ngọt.
Tép trấu hay còn gọi là tép riu, tép mòng, tép đồng vốn đã quá quen thuộc với nhiều người. Con tép nhỏ xíu, kích cỡ lớn nhất cũng chỉ khoảng 3-5 cm, khi sống có màu xanh nhạt hoặc trắng, vị ngọt đặc trưng, phổ biến ở nhiều thành phố. Thế nhưng không dễ tìm mua thứ nguyên liệu dân dã này tại Sài Gòn. Thậm chí, vì khan hiếm tép tươi sống mà năm 2016, giá tép trấu rang cốt dừa, hay nấu canh tập tàng... khá cao trong các nhà hàng cơm Việt, nhưng vẫn hút các thực khách muốn tìm lại hương vị quê nhà.
Tuy nhiên, gần đây cơn sốt tép trấu quay trở lại với món ăn vặt bình dân, khiến các bạn trẻ thích thú: tép trấu lăn bột chiên giòn, được bán trong các quán chuyên món miền Tây. Dù đa phần đầu bếp sử dụng tép đông lạnh vì khó mua tép sống, tép trấu chiên giòn kẹp ít rau sống, chấm mắm rồi đưa lên miệng nhai "rộp rộp", chắc chắn nhanh chóng chinh phục bao tử bạn vào buổi chiều tối trời mát mẻ.
Mẹt tép trấu chiên bột và khoai môn ở quận 7.
Ngoài công đoạn mua tép và làm sạch hơi tốn thời gian, cách chế biến món này rất đơn giản, hầu như ai cũng có thể làm được. Do con tép nhỏ nên bạn phải rửa thật sạch, loại bỏ hết tạp chất, dùng kéo cắt bớt râu, để ráo. Tiếp theo, bạn pha bột chiên giòn với nước lọc, rồi đổ tép vào trộn chung, nêm thêm chút gia vị như bột ngọt, bột nêm, nước mắm...
Mỗi tiệm pha bột chiên tép theo công thức riêng, cho hương vị khác nhau. Có nơi trộn bột gạo, bột mì và nước lọc là đủ. Có nơi cầu kì hơn, ngoài bột còn thêm trứng vịt tạo độ béo, khoai môn bào sợi tạo vị bùi hay hành tím băm nhỏ cho mùi thơm. Sau đó, bạn khuấy đều tất cả thành phần, múc từng vá hỗn hợp bột và tép, chiên ngập trong dầu nóng tương tự làm bánh chuối chiên. Đợi tới khi miếng bánh tép chuyển sang màu vàng giòn thì vớt ra, để ráo dầu.
Ăn tép trấu chiên bột đúng kiểu miền Tây là phải có lá cải cay kèm vài loại rau thơm. Bên cạnh đó, chén nước mắm chua ngọt góp phần không nhỏ giúp món ăn tròn vị. Nước mắm pha thật loãng, không quá ngọt dễ gây ngấy, cũng không quá chua. Khi ăn, bạn dùng lá cải cuốn miếng tép chiên, rau thơm rồi chấm ngập nước mắm, thưởng thức độ giòn, bùi, béo, thơm, mặn, ngọt của chiếc bánh. Muốn no thì bạn có thể gọi thêm bún tươi ăn chung.
9X chưa chồng nấu cơm tuyệt ngon khiến hội chị em trầm trồ khen ngợi Chưa có gia đình nhưng mỗi khi vào bếp là cô nàng Quỳnh Trang (23 tuổi) cũng đều khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi vì nấu ăn quá ngon. Có sở thích nấu ăn từ nhỏ lại khéo tay nên ngày nào Quỳnh Trang (23 tuổi) cũng vào bếp nấu nhiều món ngon. Quỳnh Trang chia sẻ, bản thân cô hiện...