4 cách nấu chè cốm dẻo ngọt thanh dịu, chuẩn vị Hà thành cho những ngày mùa thu
4 cách nấu chè cốm dẻo ngọt thanh dịu. Tranh thủ mùa cốm thơm trổ tài làm 4 món chè cốm tuyệt ngon này cho cả nhà thưởng thức nhé bạn ơi!
Cách nấu chè cốm nước cốt dừa
Nguyên liệu:
400gr cốm tươi (hoặc cốm khô) 70ml nước cốt dừa
100gr bột năng
1 muỗng canh bột béo2
0gr đường trắng
1 ít dừa khô
1 tô đá bào
Chè cốm nước cốt dừa
Các bước chế biến món chè:
Bước 1: Sơ chế cốm xanh
Cốm tươi mua về rửa sạch với nước, đãi trong khoảng 2 – 3 phút là được. Không nên ngâm nước quá lâu dễ làm cốm bị mủn nát khi nấu.
Nếu bạn mua cốm khô, phải rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước khoảng 7 – 10 phút để cốm mềm hơn.
Bước 2: Nấu chè cốm & nước cốt dừa
Nấu chè cốm:
Bắc 1 lít nước sôi vào nồi, đun ở lửa lớn rồi cho 200gr đường, cốm sơ chế vào đun.
Hạ lửa nhỏ nhất, dùng đĩa khuấy đều hỗn hợp nấu trong khoảng 10 phút. Cần thường xuyên kiểm tra để cốm mềm vừa đủ, không bị nát.
Pha loãng 100gr bột năng với 100ml nước cho tan hoàn toàn rồi đổ vào nồi đang đun.
Đảo đều tay liên tục trong khoảng 3 phút đến khi hỗn hợp hơi sánh dẻo lại thì tắt bếp.
Nấu nước cốt dừa:
Hoà tan 70ml nước cốt dừa cùng 1 muỗng canh bột béo hoặc bột năng.
Khuấy đều trên bếp ở lửa nhỏ. Đun đến khi được hỗn hợp hơi đặc sánh theo mong muốn là được.
Bước 3: Hoàn thiện món ăn
Múc chè cốm ra 1 cái chén, rưới nước cốt dừa lên trên.
Rắc chút dừa khô, thêm đá bào vào nếu bạn thích ăn lạnh và thưởng thức ngay nhé!
Cách nấu chè cốm đậu xanh
Nguyên liệu chè cốm đậu xanh:
200g cốm khô
50g đậu xanh
250g đường
2 muỗng bột sắn
Dừa nạo
Lá dứa
Chè cốm đậu xanh
Video đang HOT
Cách nấu chè cốm đậu xanh:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Cốm khi mua về, bạn cho cốm vào chiếc rổ lượt, sàng nhẹ để các tạp chất được loại bỏ. Tiếp theo, bạn cho cốm vào rổ và xả cốm với vòi nước từ 2 – 3 lần. Sau đó, bạn cho cốm vào nước ngâm khoảng 5 phút cho mềm. Lưu ý, bạn không nên ngâm cốm quá lâu để tránh làm cho cốm bị nhão hoặc nát khi nấu.
Đậu xanh khi mua về bạn cho nước vào vo sạch, đãi bỏ các tạp chất. Rồi ngâm đậu xanh với nước khoảng 2 tiếng cho đậu xanh mềm và vớt ra để ráo. Như vậy sẽ giúp cho món chè ngon và mềm thơm.
Bạn cho bột sắn dây và nước vào chén hòa tan để bột không bị vón cục.
Lá dứa bạn đem rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn cùng với nước. Khi xay xong, bạn vắt lấy nước cốt dứa và bỏ bã.
Dừa nạo bạn cho vào tô, rồi cho nước nóng vào, sau đó nhào và vắt lấy nước cốt dừa. Tiếp theo, bạn cho nước cốt dừa lên bếp, nêm với ít muối, đường cho vừa ăn thì tắt bếp.
Bước 2: Nấu chè cốm đậu xanh
Bạn cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cùng với 1 lít nước và nước cốt dứa sau đó nấu với lửa nhỏ để đậu xanh chín nhừ. Lúc này, bạn cho đường vào nồi đậu, đảo đều tay, rồi nêm nếm cho vừa ăn. Tiếp đến, bạn cho cốm vào nấu chung.
Khi chè cốm sôi lên, bạn nêm nếm lại lần nữa. Rồi cho bột sắn vào, vừa đổ từ từ bạn vừa khuấy nhẹ cho bột hòa tan. Khuấy nhẹ đến khi chè sánh lại thì bạn tắt bếp.
Vậy là hoàn thành, bạn múc chè ra chén, khi chè nguội bạn cho phần nước cốt lên trên mặt và thưởng thức.
Cách nấu chè cốm khoai môn
Nguyên liệu:
Khoai môn: 1 củ
Cồm: 100gr
Nước cốt dừa: 1 lon (200-250ml)
Lá dứa: 3-4 lá
Đường trắng
Bột năng: 1-2 muỗng cà phê
Vani: 1-2 ống
Dừa tươi nạo sợiMuối
Chè cốm khoai môn
Hướng dẫn cách nấu chè cốm khoai môn thơm ngon:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cốm nếu là cốm tươi bạn chỉ cần rửa sạch, để ráo. Còn với cốm khô, ngâm từ 5-10 phút rồi vớt ra để ráo.
Lá dứa cắt bớt phần thừa, sâu đi rồi cũng rửa sạch, để ráo.
Khoai môn mua về gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn, ngâm khoảng 20-30 phút rồi mới vớt ra. Tiếp theo, mang khoai đi luộc hoặc hấp khoảng 7-10 phút đến khi khoai vừa chín tới, không nên để lâu, khoai bị nát nấu chè sẽ không ngon và đẹp mắt. (Lưu ý: Khi gọt khoai môn nhớ đeo gang tay tránh nhớt khoai lỡ dị ứng bị ngứa).
Nước cốt dừa: Bạn bắc nồi lên bếp cho 200 ml nước cốt dừa, cho ít muối, thêm 1 -2 muỗng cà phê bột năng (Tùy vào độ sánh bạn muốn vừa hay đặc), đun với lừa nhỏ kết hợp đảo nhẹ cho tan bột năng. Nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Bước 2: Nấu chè cốm khoai môn
Bạn cho nồi lên bếp cho khoảng 500ml nước lọc vào rồi đun sôi (lúc nước chưa sôi bật lửa lớn). Tiếp đến thả cốm và lá dứa vào nồi nấu khoảng 10 phút với mức lửa nhỏ, nhớ đảo nhẹ tay để tránh cốm dính vào nồi.
Khi cốm nở hết tức là đã chín, bạn cho đường vào. Cuối cùng cho phần khoai môn đã hấp chín trước đó vào, đun thêm khoảng 10 phút cho khoai ngấm đường rồi tắt bếp.
Bước 3: Thưởng thức
Phút giây bạn chờ đợi đã đến, giờ chỉ việc múc chè ra bát, rưới thêm ít nước cốt dừa lên là có thể măm măm. Với món chè cốm khoai môn bạn ăn khi nóng hoặc lạnh đều được.
Cách nấu chè cốm hạt sen
Nguyên liệu:
Cốm: Bạn có thể chọn cốm khô hoặc cốm tươi. Nếu đúng mùa cốm thì bạn nên làm cốm tươi thì sẽ ngon hơn. Nếu là trái mùa thì bạn có thể mua cốm khô về rồi sơ chế trước khi nấu.
Cốm khô cũng không làm ảnh hưởng đến hương vị của bát chè thành phẩm. Bạn chuẩn bị khoảng 150 gram cốm nhé.Hạt sen khô: 300gr (bạn có thể sử dụng hạt sen tươi)Bột sắn dây (bột năng): 50gr – dùng để tạo độ sánh, độ kết dính cho món chè cốm.Đường cát, muốiLá dứa
Chè cốm hạt sen
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cốm: Nếu là cốm tươi, bạn chỉ cần rửa qua với nước cho sạch bụi bẩn là có thể thực hiện các bước tiếp theo của cách nấu chè cốm hạt sen tại nhà. Nếu là cốm khô, bạn cũng đem rửa sạch nhưng sau đó cần ngâm với nước lạnh cho hạt cốm mềm ra. Ngâm cốm trong khoảng 10 phút rồi xả lại với nước lạnh sau đó để cho ráo.
Hạt sen rửa sạch, ngâm với nước cho mềm. Nếu các bạn dùng hạt sen tươi thì bạn bỏ tâm sen đi, trần qua hạt sen tươi với nước sôi để loại bỏ hết những vị đắng còn sót lại của tâm sen nhé.
Cho bột sắn dây (bột năng) vào bát con sau đó hoà loãng với nước. Cần hoà kỹ để đảm bảo bột không bị vón cục. Sử dụng bột sắn dây sẽ giúp bát chè cốm hạt sen sánh và đẹp mắt hơn.
Đường phèn: Tiếp theo của cách nấu chè cốm tại nhà đó là lấy 2 thìa đường phèn sau đó đun cho đường chảy thì cho tiếp vào đường chừng 20ml nước lọc sau đó khuấy đều.
Lá dứa: Rửa sạch phần lá dứa đã có. Tiếp đến, bạn cắt lá dứa thành các khúc nhỏ rồi cho vào máy xay với khoảng 1 lít nước. Xay xong, bạn vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
Bước 2: Thực hiện cách nấu chè cốm hạt sen
Đầu tiên bạn thả hạt sen vào nồi nước, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ để ninh cho hạt sen nhừ. Nhìn hạt sen nở như nụ hoa, các bạn mới cho đường vào đun cùng để hạt sen ngấm đường nhé.
Kế tiếp bạn cho phần nước cốt lá dứa đã lọc vào nồi. Sau đó, bạn đặt nồi lên bếp và đun với mức lửa nhỏ. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, bạn đổ cốm vào nồi và đun cho thật sôi. Khoảng 5 phút sau, bạn cho vào nồi chè cốm 1/3 thìa cafe muối và khuấy đều để món chè được thanh hơn.
Tiếp tục đun chè trong khoảng 1 phút nữa. Lúc này, bạn trút phần nước đường phèn bột sắn đã sơ chế rồi cho vào nồi, khuấy cho thật đều tay để chè được sánh và không bị khê ở phần đáy. Khuấy liên tục như vậy cho đến khi chè sánh mịn thì nêm đường cho vừa vị ngọt rồi đun khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp nhé.
Chúc bạn thành công!
3 cách nấu chè cốm thơm dẻo, ngọt thanh mát mẻ ăn ngon quên sầu
Chè cốm được rất nhiều tín đồ mê ngọt tìm kiếm công thức. Món ăn có cách làm đơn giản, nguyên liệu gọn gàng và khá tiết kiệm. Đặc biệt món ăn vặt này rất thích hợp để tiếp khách, đãi bạn, biếu tặng hàng xóm. Chè cốm có hương vị mềm dẻo, ngọt ngào pha chút béo ngậy khiến lòng người ngất ngây.
1. Cách nấu chè cốm hạt sen
Chè cốm kết hợp với hạt sen sẽ tạo ra hương vị dẻo dai, bùi béo thơm ngon. Không những thế hạt sen còn giúp an thần, ngủ ngon và sâu giấc. Món chè này rất thích hợp cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ bổ sung tăng cường trí não.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
100gram cốm
100gram sen tươi
200gram đường
40gram bột viên
10gram bột béo
50gram trân châu củ năng
1/2 chén nước cốt lá dứa (xay nhuyễn lá dứa lọc lấy nước hoặc mua tinh dầu lá dứa có sẵn)
1 bó lá dứa nhỏ
600ml nước lọc
1.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Bắc nồi lên bếp đổ vào 600ml nước, 200gram đường, 1 bó lá dứa nhỏ. Tiếp theo bạn cùng vá khuấy đều nấu đến khi đường tan. Hạt sen tươi bỏ vào nồi khác thêm nước luộc chín thì vớt ra.
Bước 2 : Bỏ 40gram bột viên, 10 gram bột béo vào tô. Thêm vào 1/2 chén nước khuấy đều cho hòa tan.
Nếu hạt sen khô bạn nên ngâm trước qua đêm khi luộc sẽ nhanh mềm hơn. Ảnh: Internet
Bước 3 : Vớt bỏ bó lá dứa đã ra hết mùi trong nồi. Kế đến đổ bột vừa pha vào nồi khuấy đến khi chúng trong lại và sền sệt. Tiếp theo mag cốm đi rửa sạch bụi đổ vào nồi bột đang khuấy.
Bước 4 : Đổ nước cốt lá dứa vào lượng vừa đủ đẹp. Tiếp theo bạn cho hạt sen, trân châu củ năng vào. Khuấy đều tay đến khi chúng sôi lại thì cho vào 1/2 thìa cà phê muối, 2 ống vani, nêm nếm độ ngọt vừa miệng.
Tùy theo sở thích và khẩu vị bạn có thể cho vào lượng đường phù hợp. Ảnh: Internet
Món chè cốm hạt sen có hương vị thơm ngon, màu sắc cực hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương thơm lá dứa, hạt sen bùi bùi, cốm dai dai, nước chè ngọt thanh sánh sệt. Tin rằng món ăn vặt này sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày buồn miệng không biết ăn gì.
Món chè có hương vị ngọt béo, cốm dẻo dai, hạt sen bùi bùi rất thú vị. Ảnh: Internet
2. Cách nấu chè cốm đậu xanh
Đậu xanh là nguyên liệu thường xuyên xuất hiện trong các món chè. Tiêu biểu có thể kể đến chè đậu xanh hạt sen , chè đậu xanh, chè đậu xanh nha đam, chè trôi nước ... Nếu bạn là người đam mê loại thực phẩm này có thể kết hợp chúng với chè cốm tạo ra hương vị bùi béo thơm ngon.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
200gram cốm dẹp xanh
150gram đậu xanh không vỏ
3 thìa canh bột năng
250gram đường phèn
1 lít nướcÍt dừa thái sợi
2.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Đậu xanh cà vỏ đãi sạch, ngâm trong nước trước qua đêm hoặc 4 giờ. Kế đến rửa sạch, cho vào xửng hấp khoảng 15 - 20 phút cho hạt đậu chín mềm. Bỏ đậu vào cối hoặc máy xay nhuyễn mịn.
Bước 2 : Bột năng bỏ vào chén hòa tan cùng 3 thìa canh nước. Cốm dẹp nhặt bỏ hạt xấu, khi nào gần nấu thì vo sạch, để ráo.
Đậu xanh ngâm qua đêm khi hấp sẽ nhanh mềm hơn. Ảnh: Internet
Bước 3 : Bỏ đậu xanh vào cốm trộn đều để được phần cốm vò.
Bước 4 : Bắc nồi lên bếp cho vào 1 lít nước. Kế đến bỏ đường phèn vào khuấy đều nấu đến khi nước đường sôi lên, hòa tan. Đổ từ từ chén bột năng vào khuấy đều đến khi chúng sôi lên, trong lại, sánh sệt.
Bước 5 : Múc phần hỗn hợp bột trong nồi ra bát, để nguội bớt rồi cho phần cốm vò vào. Rắc lên ít dừa sợi là có thể thưởng thức.
Khi đổ bột vào bạn khuấy đều tay liên tục để chúng không vón cục. Ảnh: Internet
Ly chè cốm sánh sệt thơm ngon rất thích hợp để cải thiện tâm trạng. Nếu thích bạn có thể chuẩn bị thêm đậu phộng rang để tăng thêm độ thơm béo. Cách nấu chè cốm dẹp cũng khá đơn giản thỉnh thoảng các đấng mày râu có thể nấu lấy lòng nửa kia.
Chè cốm đậu xanh bùi béo, thơm thoang thoảng càng ăn càng thích. Ảnh: Internet
3. Cách nấu chè cốm cốt dừa
Nước cốt dừa sẽ là lựa chọn lý tưởng để thêm vào món chè tạo độ sánh và béo ngậy. Chè cốm sẽ thêm phần hấp dẫn, cuốn hút khi có thêm nước cốt dừa kèm theo ít dừa sấy giòn. Bạn có thể chung ly chè vào tủ lạnh để chúng càng mát lạnh hơn khi ăn.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
400gram cốm xanh
200gram đường
1 thìa canh bột béo
100gram bột năng
70mnl nước cốt dừa
1 ít dừa sấy giòn
1 ít dừa bào
3.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Cốm bỏ vào rổ dày, đãi vài phút rồi cho vào nước rửa sạch bụi bẩn. Đãi cốm nhanh tay rồi vớt lên để ráo vì để lâu cốm sẽ bị mềm nhũn.
Bước 2 : Cho vào nồi 1 lít nước bắt lên bếp bật lửa lớn. Kế đến đổ vào 200gram đường và toàn bộ phần cốm khuấy nhẹ tay.
Tùy theo sở thích bạn có thể chọn cốm xanh miền Bắc hoặc cốm đẹp miền Tây. Ảnh: Internet
Bước 3 : Nấu cốm khoảng 10 phút, thường xuyên kiểm tra. Bạn hòa tan 100gram bột năng với 100gram nước lọc khuấy tan. Sau đó đổ bột năng vào nồi chè cốm đang nấu khuấy đều tay. Đun vài phút thấy hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp.
Bước 5 : Bỏ vào nồi 70ml nước cốt dừa, 1 thìa canh bột béo, khuấy đều. Bắt nồi lên bếp khuấy liên tục cho hỗn hợp nước cốt sánh lại thì tắt bếp.
Nước cốt dừa nấu sánh sệt, nêm chút muối đường tạo hương vị. Ảnh: Internet
Bỏ chè ra tô tưới lên nước cốt dừa, dừa sợi, dừa sấy. Nếu thích ăn lạnh bạn có thể thêm ít đá xay hoặc để nguội cho vào tủ lạnh. Chè cốm nước cốt dừa có mùi thơm thoang thoảng, thơm ngọt, béo ngậy. Hạt cốm xanh dẻo dai, mềm mại khiến ai cũng say mê muốn được ăn hoài.
Chè cốm nước cốt dừa mang đến sự béo ngậy, cải thiện tâm trạng vui vẻ. Ảnh: Internet
Chè cốm có thể làm từ cốm dẹp hoặc cốm xanh. Tùy theo sở thích bạn có thể sử dụng nguyên liệu phù hợp. Cốm xanh sẽ mang đến cho bạn cảm giác mùa thu Hà Nội đang đến gần, cực mát mẻ. Cốm dẹp gợi nhớ kỷ niệm ấu thơ, báo hiệu mùa màng đến mùa thu hoạch. Tất cả đều tạo ra vị ngon rất riêng cho món chè cốm.
Ba cách nấu chè cốm thanh mát dịp Trung thu Chè cốm với hương thơm, màu sắc đặc trưng, là món ăn thích hợp cho mùa Trung thu này. Cùng thử ngay 3 cách nấu chè cốm ngọt lịm sau để cùng gia đình thưởng thức. 1. Cách nấu chè cốm truyền thống a. Nguyên liệu làm chè cốm Cốm sữa: 120g Bột sắn: 60g Đường cát trắng: 400g Nước hoa bưởi: 1...