4 cách làm ruốc chay thanh đạm ăn cùng cơm, cháo, mì đều cực ngon
Thử ngay những công thức này để có thêm món ăn vừa ngon vừa hấp dẫn.
Ruốc nấm hương là món ăn chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, giúp kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, giảm cholesterol, giải độc và bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa…
Vậy cách làm nấm ruốc hương như thế nào?
Làm thế nào để bảo quản được ruốc nấm lâu và vẫn giữ được hương vị thơm ngon hấp dẫn như ban đầu?
Cùng tham khảo bài viết này ngay nhé
Nguyên liệu:
Chân nấm hương khô: 200gr
Muối: 1 thìaDầu ăn: 1 thìa
Hạt nêm: 1 thìa
Dụng cụ: nồi, 1 hũ thủy tinh có nắp đậy
Nấm ruốc hương chay
Sơ chế:
Dùng dao gọt bỏ phần chân nấm bị đen, giữ lại phần trắng, đem rửa thật sạch chân nấm hương với nước lạnh, sau đó ngâm trong nước nóng 70 độ C khoảng 15 phút.
Sau khi ngâm xong vớt nấm ra lúc này chân nấm đã mềm chúng ta dùng tay xé thành từng sợi theo bản to, chúng ta giữ lại phần nước ngâm của nấm để cho phần chế biến ở các bước sau.
Cách làm:
Bước 1:
Đem phần chân nấm đã xé sợi vào cối rồi giã nhỏ hoặc chúng ta có thể cho vào máy xay sinh tố để phần chân nấm được nhỏ và bông hơn, dễ dàng khi xào khô.
Bước 2:
Bắc nồi lên bếp, chờ cho nồi nóng sau đó đổ phần nấm đã được xay và làm bông sẵn vào, sau đó đảo đều tay, tiếp theo đổ phần nước ngâm nấm trước đó giữ lại vào nấu cùng. Lúc này đun lửa ở mức to.
Bước 3:
Khi nước đã cạn dần chỉ còn ở mức sâm sấp nấm thì vặn nhỏ bếp nêm nếm gia vị theo công thức 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa dầu ăn.
Bước 4:
Sau đó chúng ta đảo thật đều tay để gia vị được ngấm đều vào từng sợi nấm, đảo cho đến khi nấm khô hoàn toàn, chúng ta tắt bếp tránh việc đun lâu nấm sẽ bị khô và dai.
Bước 5:
Video đang HOT
Đổ phần ruốc nấm đã được xao khô ra đĩa hoặc tờ báo để ruốc được nguội sau đó cho vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị trước để bảo quản ruốc sẽ được dùng lâu hơn và giữ nguyên được hương vị khi ăn.
Nguyên liệu:
1 kg nấm kim châm
Dầu ăn
Muối
Nước mắm chay
Ruốc nấm kim châm chay
Cách làm:
Bước 1:
Nấm kim châm cắt gốc bỏ sau đó cắt làm đôi, tách rời từng cây nấm, ngâm nước ấm khoảng 30 phút cho mềm.
Bước 2:
Làm nóng chảo, cho 1 ít dầu ăn.
Tước nấm thành từng sợ nhỏ sau đó cho vào chảo, xào ở lửa lớn vừa cho đến khi thấy nấm rút hết nước thì nêm 2 thìa canh nước tương
Bước 3:
Giảm lửa và tiếp tục đảo đến khi thấy nấm chuyển màu, khô lại là hoàn thành.
Bảo quản ruốc nấm kim châm trong tủ lạnh và sử dụng trong 1 tuần. Ăn kèm: cơm nóng, bánh mì, cháo trắng…
Nguyên liệu:
1 kg Nấm bào ngư tươi
Dầu ăn
Muối
Nước mắm chay
Nấm bào ngư chay
Cách làm:
Bước 1:
Nấm bào ngư mua về cắt bỏ riêng phần chân và mũ nấm sau đó rửa sạch rồi đem ngâm vào nước muối loãng ấm đến khi nấm mềm thì vớt ra rửa sạch.
Bước 2:
Vớt nấm ra vắt khô nước và giữ lại phải nước ngâm nấm. Tước nấm thành từng sợi nhỏ, tước càng nhỏ ruốc càng tơi và ngon.
Bước 3:
Chuẩn bị một chiếc cối, chia nấm thành từng phần rồi từ từ cho vào giã nát từng đợt. Sau đó cho nấm vào chảo đặt lên bếp xào qua.
Bước 4:
Đổ nước ngâm nấm vào chảo, đảo đến khi cạn nước thì nêm mắm, muối, dầu ăn vừa miệng rồi tắt bếp.
Bước 5:
Đợi nấm nguội rồi cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn. mát tủ lạnh 1 tuần.
Ruốc nấm Đông Cô
Nguyên liệu:
Chân nấm đông cô khô: 200 gram
Đường: 2 muỗng canh
Nước tương (xì dầu): 5 muỗng canh
Nước mắm (có thể thay bằng muối): 2 muỗng canh
Dầu ăn: 4 muỗng canh
Gia vị thêm: Tiêu, mì chính, bột canh, bột nêm (nếu cần).
Các vật dụng khác: Cối giã hoặc máy xay, lọ thuỷ tinh (nên dùng) hoặc lọ nhựa.
Chân nấm Đông Cô
Sơ chế:
Rửa sạch chân nấm trước qua 1 thau nước lạnh chừng 1-2 phút, khuấy đều, chà nhẹ cho ra hết bụi bẩn.
Chuẩn bị thau nước khác để ngâm chân nấm 30-40 phút đến khi chân nấm mềm rồi vớt ra cho ráo nước.
Xé nhỏ chân nấm ra thành các sợi nhỏ cho mềm.
Cách thực hiện:
Bước 1:
Cho vào 1 cái nồi và dùng cối giã dập/xay nấm thành nhiều phần nhỏ. Chú ý không nên xay kỹ quá, sẽ khiến ruốc nấm bị vụn.
Bước 2:
Sau đó, bạn sẽ cho chân nấm vào 1 cái nồi canh lớn, bật lửa lớn lấy 1 nửa (1/2) lượng nước luộc nấm trước đó pha chung với các nguyên liệu đã kể trên. Đến khi nước cạn dần bớt thì vặn cho lửa nhỏ liu riu lại.
Bước 3:
Khi nồi đã cạn nước, ruốc nấm cũng khô lại và đổi sang màu nâu sậm rồi thì bạn cho thêm dầu ăn vào, đảo thêm khoảng chừng 5 phút nữa là tắt bếp
Bước 4:
Để cho ruốc nấm nguội chút rồi bạn sẽ bỏ vào một cái hộp thủy tinh rồi đậy nắp kín lại.
Chúc bạn thành công!
Chỉ là rau nhưng rất bổ dưỡng, đem sốt dầu hào cực tốn cơm
Đây sẽ là món ăn đơn giản nhưng ngon mà bổ dưỡng nhất bạn từng biết.
Nấm là loại nấm vô cùng thông dụng nhưng cũng rất bổ dưỡng. Nó chứa nhiều Natri, Kali, Vitamin C, Canxi, Magie... cùng các thành phần tốt cho sức khoẻ khác. Nhờ bảng thành phần "vàng" nên nấm mỡ có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn coli cùng công dụng kháng ung thư vú, da, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể. Còn theo Đông y, nấm mỡ rất tốt cho người viêm phế quản, viêm gan mãn tính, sản phụ thiếu sữa...
Nấm mỡ không cần nấu chung với gì, chỉ cần đem sốt dầu hào như dưới đây cũng ngon.
Nguyên liệu:
- 200g nấm mỡ, 1 thìa tinh bột hòa với 1 thìa nước thành tinh bột nước, 1 thìa nước tương, muối vừa đủ, hành lá lượng vừa đủ, 1 thìa dầu hào, 3-4 tép tỏi
Cách làm:
- Nấm mỡ cắt bỏ gốc, rửa sạch sau đó thái lát dày.
- Tỏi băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch thái nhỏ.
- Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, sau khi dầu nóng cho tỏi băm vào, đổ nấm mỡ đã cắt vào xào, nấm sẽ dần mềm và tiết ra nước.
- Thêm dầu hào, nước tương, nước tinh bột vào chảo, đậy nắp đun nhỏ lửa trong 5 phút, khi nước sốt sệt lại thì tắt bếp, cho nấm xào ra đĩa.
Nấm mỡ sốt dầu hào mềm ngon lại béo béo, có mùi thơm đặc trưng, bổ dưỡng, đảm bảo ai ăn cũng thích.
Chúc các bạn thành công!
Đều là rau, 2 loại này đem xào cùng được món giàu kali giải tỏa mệt mỏi, người hừng hực năng lượng Với cách làm đơn giản nhưng món ăn này lại ngon và giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Nấm và đậu cô ve đều là các loại rau giàu kali rất tốt cho cơ thể. Kali là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể, có tác dụng tốt trong việc giảm bớt tình trạng thiếu năng lượng. Nguyên liệu:...