4 cách hôn giúp tình yêu thăng hoa, cặp đôi nào cũng nên thử ít nhất một lần
5 nụ hôn ngọt hơn kẹo bất kể cặp đôi nào cũng thích, bạn hãy sáng tạo một chút để tình yêu luôn nồng nàn và thăng hoa nhé!
Hôn má nhẹ nhàng
Một nụ hôn thân thiện kiểu như là anh thích em rồi đấy! Thông thường thì cách hôn này được sử dụng cho lần đầu còn bỡ ngỡ, e thẹn trong buổi hẹn hò đầu tiên. Ở một số nước, nụ hôn nhẹ lên má này thay thế cho một cái bắt tay.
Hôn dưới nước
Nụ hôn “nàng tiên cá” này có thể khiến bất cứ trái tim cô gái nào loạn nhịp (và ngay cả các chàng trai). Bạn có thể thực hiện nụ hôn này một cách đơn giản khi cả hai người cùng đi biển hay đi bơi. Hãy rủ người ấy lặn xuống nước một chút, một cuộc thi lặn nho nhỏ cấp độ 2 người chẳng hạn. Và nhân lúc ấy, hãy đặt lên môi người yêu mình một nụ hôn thật nồng nàn nhé. Dưới áp lực của nước, nụ hôn của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều đấy.
Một nụ hôn thân thiện kiểu như là anh thích em rồi đấy! Ảnh minh họa: Internet
Hôn lên tai
Video đang HOT
Tai là nơi tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác. Một nụ hôn ở tai sẽ mang ý nghĩa đốt cháy niềm đam mê của đối tác, thổi bùng ham muốn.
Tại sao cứ phải chạm môi mới là lãng mạn? Nụ hôn Eskimo chứng minh điều ngược lại khi bạn có thể chỉ cần cọ mũi một cách trìu mến, dịu dàng thôi cũng đủ để trái tim người kia “tan chảy”.
Khi "bánh đúc có xương"...
Mẹ kế của Diệp đó, ánh mắt không trìu mến, lời lẽ chẳng ngọt ngào. Vậy mà cõi lòng vẫn đủ ấm để bảo bọc hai đứa con chồng.
Bạn tôi tên Diệp. Diệp có đến hai người mẹ.
Một người mẹ đã mất vì tai biến. Năm đó Diệp đang học lớp sáu và em gái học lớp bốn. Buổi chiều định mệnh đó trời mưa như trút nước, hai chị em đi học về thấy nhà xôn xao khác thường. Mẹ đột nhiên ngất, mấy người hàng xóm phát hiện kịp thời, xoa dầu, cạo gió một lúc mà chưa tỉnh. Ở cái vùng quê hẻo lánh này, chờ đợi một chiếc xe ra phố huyện khám thật khó. Mẹ nằm trên giường, lịm dần, lịm dần rồi ra đi trong tiếng khóc ai oán của hai đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới. Bố Diệp còn trong quân ngũ chưa về kịp.
Hai vành khăn tang quấn trên đầu hai đứa trẻ nheo nhóc bắt đầu biết cảm nhận nỗi đau mất mẹ. Đến tận bây giờ Diệp vẫn mãi xót xa, giá như ngày ấy, mẹ được đi viện kịp thời thì biết đâu...
Ảnh minh họa.
Một người mẹ nữa trong đời Diệp là mẹ Chi, cô giáo tiểu học ở phố thị. Ngày mẹ Chi quen ba Diệp, nhà ngoại phản đối kịch liệt vì con gái còn son lấy chồng góa vợ lại ôm đồm thêm hai đứa con gái nheo nhóc, bé tí teo. Hai chị em Diệp vốn đã nhỏ người lại thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ nên gầy đét, trông thật thảm thương. Rồi mẹ Chi cũng về được với bố Diệp và chị em Diệp bắt đầu có thêm một người mẹ thứ hai.
"Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng!". Mấy cậu ruột của Diệp vẫn thường nhắc cháu phải sống thật khuôn phép, nhẫn nhịn và muôn vàn điều cần phải làm để yên ổn trong ngôi nhà to lớn do chính mẹ Chi và bên ngoại xây nên. Diệp và em chuyển về phố thị, để lại nắm mồ mẹ ở quê xa, mỗi năm về một lần vào ngày giỗ.
Bố thường vắng nhà. Mẹ Chi rất nghiêm khắc, ngay từ nhỏ chị em Diệp đã tập tính tự lập, đảm đang trong mọi việc nhà. Áo quần hai chị em phần lớn là đồ cũ mặc lại của người ta. Hiếm khi nào được cầm đồng tiền mua thứ này thứ nọ. Rồi hai đứa em trai lần lượt ra đời như hai quí tử bao bọc trong nhung gấm. Nhiều lúc tủi thân, em khóc. Diệp ôm em vào lòng vỗ về như bàn tay mẹ xoa đầu Diệp trong những giấc mơ.
Chị em Diệp lớn lên như thế đấy. Nỗi buồn đọng lại trên mắt. Mỗi lần Diệp cất lên tiếng hát, lũ bạn thân soi vào đôi mắt buồn thăm thẳm ấy và lòng rưng rưng, nghèn nghẹn. Diệp thường nói với chính mình và em gái: "Mẹ Chi cho chị em mình ăn học đến nơi đến chốn. Chị em mình phải biết ơn mẹ nhiều, nhiều lắm!"
Rồi Diệp tốt nghiệp ra trường và nhận nhiệm sở tại một làng quê cách nhà mấy chục cây số. Ngày nhận quyết định, cả nhà bàn luận mãi cùng không biết nên đi hay không. Đến ngày, Diệp xếp mọi thứ vào va li và xuất phát cùng chuyến xe khách vắng người.
Được nửa đường, Diệp nhận được điện thoại của mẹ Chi: "Xa xôi quá Diệp à. Mẹ nghĩ là con nên ở nhà rồi từ từ xin việc chỗ gần hơn..." Giọng mẹ nhỏ dần và nước mắt Diệp rơi. Nếu mẹ không thương, có lẽ mẹ đã muốn tống khứ Diệp đi thật xa...
Diệp xin được việc ở phố, mua xe và bắt đầu làm việc để kiếm tiền trả mẹ khoản xin việc, góp xe và giúp em học xong đại học, xin việc làm. Tuổi xuân trôi qua, ba mươi rồi vẫn chưa có ai ngấp nghé. Mẹ Chi suốt ngày thở ngắn than dài, lo hai đứa con gái ế, ra sức mai mối người này người nọ. Duyên chưa tới, Diệp vẫn lẻ bóng.
Ba mươi tư tuổi, Diệp gặp anh. Hiểu hoàn cảnh của Diệp, anh thương Diệp hơn. Nhưng anh không được lòng mẹ Chi vì tính anh hay huyên thuyên, mẹ nói anh không thật bụng. Thuyết phục gia đình một thời gian, đám cưới diễn ra. Mẹ Chi đứng cạnh bố, khuôn mặt nghiêm trang đại diện họ nhà gái. Giây phút rót rượu mời bố mẹ, Diệp run run đưa ly rượu vang sóng sánh đến tay mẹ. "Con cảm ơn mẹ!". Câu nói bật ra và nước mắt lăn dài trên má Diệp. Mắt mẹ cũng đong đầy nước...
Khi Diệp đang lâng lâng niềm hạnh phúc chuẩn bị làm mẹ thì nỗi lo trong lòng cũng lớn dần. "Nhà mình không có phòng đẻ!". Câu nói bâng quơ của mẹ Chi cản bước chân Diệp. Nằm ở cữ ở đâu? Nhà nội quá xa xôi. Phòng trọ hai vợ chồng đang sống bé bằng nắm tay, chủ trọ ý tứ dặn dò việc không thể sinh nở ở đây...
Thế rồi căn phòng cho khách thuê được dọn dẹp đón Diệp về. Vượt cạn, ở cữ rồi nuôi con lớn, chăm con ốm, may mắn là Diệp vẫn có mẹ Chi bên cạnh. Lặng lẽ mà đầy yêu thương, trách nhiệm!
Mẹ kế của Diệp đó, ánh mắt không trìu mến, lời lẽ chẳng ngọt ngào. Vậy mà cõi lòng vẫn đủ ấm để bảo bọc hai đứa con chồng. Thì ra, khi "bánh đúc" có "xương", người dưng bỗng hóa người thương đến lạ lùng.../.
Nuôi dưỡng tình yêu để mãi được đơm hoa từng ngày Tình yêu được nuôi dưỡng như cây được tưới những giọt sương ban mai, tuy không nhiều những đủ thấm đẫm mỗi ngày! -Sự dịu dàng trìu mến không nhất thiết phải thể hiện trong thời điểm được gọi "tốt nhất" Con người đôi khi bận rộn với công việc mà quên mất đi những điều cần ưu tiên, quên mất ranh giới...