4 cách giữ an toàn thông tin cá nhân trên smartphone
Luôn khóa máy bằng mật khẩu, dùng phần mềm giám sát ứng dụng truy cập dữ liệu cá nhân, hay lựa chọn thiết bị tự động mã hoá dữ liệu là cách làm đơn giản để bảo vệ thông tin cá nhân
Smartphone hiện được xem là cửa số kết nối con người với thế giới mạng. Do đó, nó đang trở thành mục tiêu chính của các hacker nhằm đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng, thay vì xâm nhập vào PC như trước đây.
Trên smartphone, chúng ta có tài khoản mạng xã hội, các file đồng bộ, tài liệu quan trọng, email, ảnh và tin nhắn. Đó là chưa kể thói quen thanh toán trên di động của người dùng ngày một lớn, đồng nghĩa nó có chứa cả thông tin về tài khoản ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán của bạn.
Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng trên smartphone:
Luôn khóa điện thoại bằng mật khẩu
Khóa máy bằng mật khẩu, kèm theo tùy chọn xóa sạch dữ liệu của máy sau nhiều lần gõ mật khẩu sai là việc làm cần thiết. Ngoài ra, thay vì sử dụng mật khẩu bằng số đơn giản, người dùng nên chọn cả chữ cái và ký tự đặc biệt. Điều này sẽ giúp tăng độ bảo mật của máy lên nhiều lần.
Đây là cách làm cơ bản nhất để bảo vệ dữ liệu cá nhân của bạn.
Các loại cảm biến sinh trắc học như cảm biến vân tay có thể đóng vai trò thay thế các đoạn mật khẩu dài dặc, khó nhớ.
Không truy cập các đường link lạ
Mã độc, trojan thường ẩn mình trong các đường link lạ, các ứng dụng không rõ nguồn gốc. Click vào những đường link này là bạn vô tình đưa những mã độc này vào trong smartphone của mình. Từ đó, chúng sẽ theo dõi mọi hoạt động của bạn trên smartphone hoặc ăn cắp thông tin quan trọng một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Các chuyên gia bảo mật luôn khuyến cáo người dùng tránh click vào những đường link lạ, ngay cả khi chúng được gửi từ bạn bè của mình.
Việc khóa một số ứng dụng quan trọng là điều cần thiết, đặc biệt là khi chúng có chứa các thông tin quan trọng mà bạn không muốn ai tiếp cận đến. Đây sẽ là lớp bảo mật thứ 2 (sau việc khóa màn hình bằng mật khẩu) để ngăn ngừa người khác truy cập vào dữ liệu của bạn.
Người dùng có thể tải khá nhiều các phần mềm khóa ứng dụng có sẵn trên Google Play, chẳng hạn App Lock. Tất nhiên, người dùng nên chọn lọc các ứng dụng quan trọng để khóa, chẳng hạn email, hay ứng dụng quản lý file. Để chắc ăn, mật khẩu của phần mềm khóa ứng dụng không nên trùng với mật khẩu khóa màn hình.
Giám sát các ứng dụng truy cập dữ liệu cá nhân
Việc cài đặt phần mềm giám sát ứng dụng truy cập dữ liệu cá nhân là cực kỳ quan trọng. Từ đó, người dùng sẽ biết được ứng dụng gì đang truy nhập thông tin nào trên máy. Với hệ điều hành Android, hiện có một số ứng dụng làm tốt chuyện này, chẳng hạn DTEK của BlackBerry.
Các ứng dụng dạng này có tính năng chính như theo dõi, ghi nhật ký truy cập dữ liệu từ các ứng dụng khác, giám sát – cung cấp thông tin về định mức bảo mật của thiết bị, kiểm soát – thay đổi cài đặt bảo mật và cảnh báo – khi có ứng dụng truy cập dữ liệu một cách bất thường.
Nếu được, hãy chọn các thiết bị có độ bảo mật cao
Nếu là người không rành về bảo mật thì rõ ràng, chọn một thiết bị có độ bảo mật cao hơn các máy khác sẽ giúp người dùng an toàn hơn.
iPhone của Apple là một trong những lựa chọn tốt về khả năng bảo mật. Nếu chọn điện thoại Android, những thiết bị như Priv hay chiếc DTEK50 của BlackBerry là những gợi ý cho bạn. Các thiết bị này có khả năng mã hóa dữ liệu trên máy cùng nhiều công đoạn bảo mật do BlackBerry phát triển giúp bảo vệ dữ liệu một cách tuyệt đối.
Đức Nam
Theo Zing
BlackBerry đã bỏ cuộc
BlackBerry tiếp tục gây thất vọng với mẫu điện thoại DTEK50 vừa ra mắt, dường như họ đã bỏ cuộc với những sản phẩm thuần dâu đen.
BlackBerry cơ bản đã bỏ cuộc, tờ Gizmodo thốt lên. Hãng này cố gắng tung ra chiếc smartphone Android thứ hai của mình, sau những lời thúc giục từ các nhà đầu tư. Nhưng CEO John Chen với DTEK50 chỉ khiến những fan lâu năm thất vọng.
DTEK50 là chiếc điện thoại hoàn toàn cảm ứng có màn hình 5,2 inch chạy Android. Thiết bị này do Alcatel gia công tại Trung Quốc, có giá bán 300 USD, bằng một nửa chiếc iPhone mới.
Sản phẩm này có thể tải các ứng dụng từ Google Play, đồng thời chạy một phần mềm bảo mật đặc biệt của BlackBerry mà phần lớn người dùng đều không cần đến.
CEO John Chen của BlackBerry. Ảnh: Gizmodo.
BlackBerry đang dần tụt hậu, dù hãng này vẫn kiếm được khoảng 40% doanh thu từ mảng phần cứng di động, theo Bloomberg. CEO Chen hy vọng rằng những phần mềm bảo mật của ông ta sẽ là hướng đi tiếp theo của Dâu đen.
Các giám đốc điều hành cũng cho biết Chen sẽ vẫn chèo lái công ty ít nhất đến tháng 9, đồng thời hy vọng hãng sẽ có lãi từ những mẫu điện thoại như DTEK50.
Bạn có thể trông đợi gì từ CEO John Chen? Ông ta tin rằng chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên của hãng, Blackberry Priv, không bán được chỉ vì nó quá đắt.
Chen dường như không nhận ra rằng, doanh số không tốt của Priv là vì sản phẩm này không đáp ứng được nhu cầu của người dùng, chứ không phải vấn đề giá cả.
Viện Pháp lý Hà Lan tuyên bố giải mã thành công thông tin từ một sản phẩm Blackberry. Ảnh: engadget.
Không những thế, trong tháng bảy này, Thượng viện Mỹ thông báo họ sẽ ngừng sử dụng các mẫu điện thoại BlackBerry như Classic, Passport, Z10, Z30 và Q10.
Tuyên bố này không gây bất ngờ, nhất là sau khi đầu năm nay, Viện Pháp lý Hà Lan cho biết họ đã giải mã thành công các thông tin trong một sản phẩm trị giá đến 2.000 USD của BlackBerry.
Vì thế, người ta đang tự hỏi liệu BlackBerry có phải đã từ bỏ mọi thứ? Dường như công ty này đang tự tay đào hố chôn mình khi ra mắt một sản phẩm tầm thường như thế, lại còn được gia công tại nước ngoài, khác xa so với truyền thống của hãng điện thoại Canada.
Cứ chờ xem, DTEK50 sẽ là quả bom tấn hay bom xịt tiếp theo của BlackBerry.
Đại Việt
Theo Zing
BlackBerry DTEK50 ra mắt ở Việt Nam, giá 7,9 triệu đồng BlackBerry vừa giới thiệu smartphone chạy Android tiếp theo của mình tại Việt Nam. Hãng gọi đây là smartphone Android bảo mật hàng đầu thế giới. Đúng với những tin đồn trước đó về giá bán và thời gian ra mắt. BlackBerry DTEK50 vừa chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với giá 7,9 triệu đồng. Tại sự kiện ra mắt sản...