4 cách để dân Anh đảo ngược lại kết quả Brexit
Tạp chí Quartz chỉ ra bốn cách thức mà người Anh có thể đảo ngược kết quả Brexit vừa qua.
Hơn 17,4 triệu người đã đồng ý ra khỏi EU, trong khi 16,1 triệu người bỏ phiếu tán thành ở lại. Yêu cầu này không có nghĩa là nước Anh không còn sự lựa chọn nào khác. Theo trang Quartz, có bốn cách để dân Anh đảo ngược lại quyết định Brexit.
1. Phớt lờ việc bỏ phiếu
Về mặt pháp lý, kết quả trưng cầu dân ý không thể ràng buộc chính phủ để Anh rời EU theo quy trình các bước chính thức trong Điều 50 của Hiệp ước Lisbon.
Tuy nhiên, khả năng chính phủ hiện tại quyết tâm phớt lờ cuộc trưng cầu cũng khó xảy ra. Thủ tướng David Cameron từng phát biểu là ông tôn trọng ý muốn của những người bỏ phiếu.
Nhưng Điều 50 càng bị trì hoãn lâu chừng nào thì càng có nhiều cơ hội để không thực hiện nó vì sẽ có nhiều sự kiện khác nảy sinh, theo lời nhà bình luận pháp luật David Allen Green. Giống như quy luật tâm lý con người là việc nào đã bị trì hoãn lâu thì ta càng có xu hướng không muốn làm nó.
2. Ký đơn thỉnh cầu
Gần 1,6 triệu người đã ký vào đơn kiến nghị chính phủ thêm vào một quy tắc tính toán số phiếu Brexit cho phép một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Theo đó, việc ra đi chỉ được chấp nhận nếu số đồng ý từ 60% trở lên và ít nhất 75% người đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu. Kết quả hôm thứ Năm vừa rồi là có hơn 17,4 triệu đã đi bỏ phiếu, chỉ đạt 72% và 52% trong số này muốn Brexit.
Video đang HOT
Theo quy định, nghị viện sẽ xem xét các đơn yêu cầu có trên 100.000 chữ ký. Tuy nhiên, kể cả khi có thêm nhiều người ký đơn, khả năng bỏ phiếu lại cũng khó xảy ra vì đây là điều hầu như chưa có tiền lệ trên thế giới. Chỉ những nước nhỏ mới đặt ra các quy định về tỉ lệ bỏ phiếu như trên.
Có bốn cách để người dân Anh lật ngược kết quả cuộc trưng cầu dân Ý Brexit vừa qua. Ảnh: AFP
3. Tổng tuyển cử
Theo luật sư Jo Maugham, nếu một đảng có nghị trình ủng hộ Bremain rõ ràng chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử mới, kết quả bỏ phiếu vừa rồi không còn giá trị sử dụng nữa. Có hai cách để thực hiện một cuộc tổng tuyển cử mới theo đạo luật các điều khoản cố định của nghị viện là nghị viện cũ tuyên bố miễn nhiệm hoặc 2/3 Hạ viện đồng ý bầu mới. Khả năng này cũng rất khó xảy ra vì đảng Lao động cánh tả và Công Đảng cánh hữu hiện tại đều bị chia rẽ theo hai hướng đi hay ở. Họ khó mà đoàn kết để cùng kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử mới.
4. Thay đổi quan trọng trong các điều khoản
Đây là con đường khả thi nhất cho nước Anh muốn ở lại EU. Hiện nay, Anh là một phần trong thị trường EU duy nhất, phải tuân theo các quy định EU để được giao thương với các nước trong khối với ít rào cản. Hai năm tới, sau khi thực hiện Điều 50 và Anh quyết định rời EU, để tiếp tục giao thương với các nước trong khối, Anh phải đàm phán riêng với từng nước về việc thiết lập các điều khoản mới trong giao dịch thương mại và các lĩnh vực khác.
Trong các cuộc đàm phán như thế, cái gọi là thay đổi quan trọng trong các điều khoản là việc EU cho phép Vương quốc Anh vẫn nằm trong khối thị trường chung trong khi chịu một số giới hạn trong việc tự do di chuyển của công dân EU (nhập cư là một vấn đề lớn làm cử tri Anh khó chịu và ủng hộ Brexit). Cơ chế mới sẽ giúp chính phủ Anh có lý do để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thứ hai nếu thấy cơ hội cho nhóm ủng hộ Bremain lớn hơn trong bối cảnh này.
Câu hỏi hóc búa là làm sao nước Anh có thể vẫn là một phần EU sau khi thực hiện Điều 50 vì theo quy trình này, Anh chỉ có thể ra đi nếu tất cả 27 nước kia đồng ý. Luật sư Maugham lý luận là luật EU rất thực dụng, sẽ có cách để Anh được phép ở lại.
Nếu cả bốn khả năng trên không xảy ra, Anh vẫn có thể làm Na Uy thứ hai, giữ vị trí đặc biệt trong EU, vẫn tham gia thị trường chung và tự do di chuyển trong khối nhưng ít bị ràng buộc bởi luật và các quy định EU hơn. Tuy vậy, dĩ nhiên là theo cách này thì Anh không được có ý kiến về những chế tài của EU khi thực hiện các luật và quy định ít hơn này.
ĐOÀN HIỂU LINH
Theo PLO
Scotland rục rịch trưng cầu dân ý tách khỏi Anh
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết chuyện Scotland tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Vương quốc Anh là "có khả năng cao".
Theo BBC, bà Nicola Sturgeon thậm chí còn gọi đó là việc "không thể chấp nhận về mặt dân chủ". Cũng theo bà Sturgeon, chính quyền Scotland sẽ bắt đầu xúc tiến các thủ tục pháp lý cần thiết để có thể tiến hành một cuộc bỏ phiếu khác về vấn đề Scotland sẽ tách khỏi Vương quốc Anh.
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon. Ảnh: AFP
Trước đó, trong cuộc trưng cầu ý dân về việc Anh ra đi hay ở lại EU, đã có 62% người dân Scotland ủng hộ ở lại và 38% ủng hộ ra đi. Bà cũng nhấn mạnh rằng việc Scotland phải rời khỏi EU là chuyện đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Scotland.
Nữ thủ hiến của Scotland khẳng định kế hoạch về cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai được tổ chức để người dân Scotland quyết định việc họ ra đi hay ở lại Vương quốc Anh đã có và sẵn sàng chờ được thảo luận.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu đó chắc chắn sẽ được tiến hành vào một thời điểm thích hợp trong thời gian tới chứ không phải trong hoàn cảnh hiện tại với quá nhiều phức tạp sau Brexit.
Bà Nicola Sturgeon cho biết nội các Scotland sẽ họp trong ngày 25-6 và tới ngày 28-6, bà sẽ thông báo về vấn đề này tới các thành viên trong nghị viện Scotland.
Cũng theo bà Nicola Sturgeon, hiện đang có một sự chia rẽ sâu sắc giữa Scotland và phần còn lại của Vương quốc Anh, điều này khiến bà rất lấy làm tiếc. Việc Scotland phải rời khỏi EU là chuyện đi ngược lại nguyện vọng của đa số người dân Scotland.
"Bất kể chuyện gì sẽ xảy ra thì nước Anh, Xứ Wales và Bắc Ireland vẫn luôn là những người hàng xóm thân thiết nhất, những người bạn tốt nhất của chúng tôi, không gì có thể thay đổi điều đó" - bà khẳng định.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Hơn 10.000 người Phần Lan kiến nghị trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU Hơn 10.000 người tại Phần Lan đã ký đơn kiến nghị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu, báo chí Phần Lan đưa tin. Quốc kỳ Phần Lan tung bay tại thủ đô Helsinki (Ảnh: Flickr) Được tổ chức thanh niên thuộc đảng Finns khởi xướng, đơn kiến nghị...