4 cách bảo quản tỏi khô lâu đến cả năm trời vẫn không nảy mầm và giữ được vị ngon nguyên bản
Tỏi mua về chưa ăn được mấy đã mọc mầm và bị mốc, hãy thực hiện 4 cách sau để bảo quản tỏi tươi ngon cho cả năm.
Tỏi không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống, có mặt hầu hết trong các bữa ăn mỗi ngày mà còn có nhiều tác dụng với sức khoẻ con người. Giá cả thị trường có lúc tăng mạnh, cũng có lúc vì điều kiện bất tiện mà không đi mua tỏi thường xuyên được nên mọi người thường mua nhiều tỏi về trữ dùng dần. Nhưng bảo quản tỏi như thế nào để tỏi không nảy mầm, củ tỏi vẫn chắc mẩy, vị vẫn ngon như thưở đầu thì không phải chuyện đơn giản.
Trên thực tế, thời tiết nóng, việc bảo quản tỏi sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì tỏi có thể bắt đầu khô hoặc nảy mầm sau khoảng một tuần. Nếu để lâu không bảo quản thì tỏi sẽ thối rữa sau một thời gian. Vậy làm thế nào để giữ tỏi được lâu nhất?
Cách 1: Dùng muối trắng, trà khô, baking soda (muối nở)
- Tỏi mua về để nơi khô ráo, thoáng mát đến khi lớp vỏ lụa ngoài cùng bắt đầu khô lại, bám sát vào thân củ.
- Lấy một mảnh giấy nến, cho một lượng muối, trà khô, baking soda vừa phải vào rồi buộc chặt.
- Cho tỏi vào một chiếc túi ni lông thực phẩm, đặt gói muối trà vào, kéo túi để thoát hết không khí ra ngoài rồi buộc chặt miệng túi.
- Đặt túi tỏi ở nơi thoáng khí, thông gió. Cách khoảng 1 tuần mở túi một lần để khí thoát ra ngoài. Đồng thời, bạn có thể kiểm tra kịp thời những củ tỏi bị hỏng, héo, thối và mọc mầm có thể lây sang các củ khác trong túi. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem túi muối trà có bị ướt và chảy nước không, nếu có hãy thay túi muối trà mới.
Cách làm này có thể giữ tỏi trong một năm mà không bị khô lẫn nảy mầm. Túi muối trà có tác dụng hấp thụ hơi nước trong không khí, đặt vào túi tỏi có thể đóng vai trò “hút ẩm”.
Video đang HOT
Cách 2: Dùng muối rang, gạc, túi zip
- Lấy muối ăn (loại hạt to) rang đến khi khô lại và bắt đầu chuyển sang màu vàng nhẹ.
- Bọc muối rang vào miếng gạc sạch.
- Cho gói muối rang và tỏi vào một cái túi. Ép hết khí thừa, buộc chặt túi và đặt nơi thoáng mát.
Dùng cách này nhanh chóng và dễ dàng, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào với nguyên liệu rẻ có sẵn trong nhà. Bảo quản tỏi như vậy sẽ giúp hút ẩm và diệt khuẩn để tỏi không bị hỏng.
Cách 3: Dùng baking soda (muối nở) và gừng
Đặt tỏi vào túi zip cùng 2 thìa baking soda và 1 củ gừng nhỏ. Ép chặt không khí thừa ra ngoài rồi kéo chặt miệng túi. Đặt ở nơi khô ráo.
Cách 4: Để ngăn đá
Tách từng tép tỏi (giữ nguyên vỏ ngoài), dùng màng bọc thực phẩm, giấy bạc hoặc khay đá có nắp đậy kín lại và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lấy từng tép tỏi ra dùng khi cần.
5 cách bảo quản tỏi đơn giản, có cách không ai ngờ tới, tỏi để lâu không hỏng
Bằng vài cách bảo quản đơn giản này tỏi để lâu sẽ không hỏng, bạn tha hồ yên tâm tích trữ tỏi.
Tỏi là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tỏi thường được dùng cho các món xào, hầm, nấu canh, ướp đồ nướng hoặc đơn giản là cho vào các món nộm hay pha nước chấm. Nếu không có tỏi, thật khó để tìm một loại gia vị nào thay thế nó.
Nhiều người thường mua nhiều tỏi về tích trữ ăn dần để đỡ mất công đi chợ liên tục. Tuy nhiên, với khí hậu có độ ẩm cao như ở nước ta thì tỏi để lâu rất dễ mọc mầm hay thối hỏng. Do đó, đầu bếp mách có 5 mẹo giúp tỏi không mốc hỏng, hay bị mọc mầm, các bạn có thể tham khảo:
1. Dùng muối rang
Trước tiên tỏi mua về hãy kiểm tra lần lượt, nhặt hết những củ thối và hỏng, sau đó chuẩn bị một túi ni lông và cho tất cả số tỏi cần bảo quản vào.
Chuẩn bị một lượng muối ăn thích hợp, cho muối vào nồi, vặn lửa nhỏ và bắt đầu rang. Sau khi đảo khoảng vài phút, bạn có thể tắt bếp và đổ muối ra khi thấy muối đã ngả sang màu vàng.
Sau khi muối đổ ra, để nguội rồi dùng giấy ăn bọc muối lại rồi cho gói muối vào túi đựng tỏi. Buộc kín túi nilon lại và để ở nơi thoáng mát, thoáng gió. Với cách này, bạn có thể bảo quản tỏi được lâu mà không bị hỏng hay mọc mầm.
2. Dùng gừng
Cắt vài lát gừng, cho gừng vào 1 túi lưới nhỏ, sau đó thả túi gừng vào túi tỏi, buộc kín túi tỏi lại.
Gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp tỏi không bị nảy mầm hoặc bị khô.
3. Dùng thuốc lá
Cho tỏi vào túi giữ tươi, sau đó cho 2 điếu thuốc lá vào túi tỏi, buộc lại.
Chất nicotin trong thuốc lá có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tỏi. Ngoài ra, thuốc lá có tác dụng hút ẩm. Để túi tỏi vào trong tủ lạnh sau khi buộc kín để tỏi không bị hỏng trong một năm. Đây là cách bảo quản đơn giản nhưng lại ít ai ngờ tới.
4. Dùng lọ thủy tinh
Tỏi sau khi đã lựa được những củ lành lặn thì cho tất cả vào một hũ thủy tinh có nắp hoặc hũ sứ. Đậy chặt nắp lại, để nơi thoáng mát ngoài trời. Bằng cách này tỏi trong một năm sẽ không hỏng.
5. Treo cao
Cho tỏi vào túi lưới và treo ở nơi thoáng mát, cách làm đơn giản và thiết thực để tránh ẩm mốc.
Trên đây là cách bảo quản tỏi còn nguyên củ, vậy tỏi đã bóc vỏ rồi cần bảo quản thế nào, bạn có thể tham khảo thêm vài cách dưới đây:
1. Bảo quản trong tủ lạnh
Đây cũng là cách bảo quản đơn giản và hiệu quả nhất. Đầu tiên cho tỏi đã bóc vỏ vào túi nilon buộc kín, sau đó cho trực tiếp vào ngăn đá tủ lạnh để ngăn mất
nước và ức chế sự nảy mầm của tỏi, đảm bảo tỏi không bị nát, héo. Bảo quản như vậy trong 7 ngày, nhiệt độ của môi trường lạnh là 0-10 độ.
2. Bằng chai đóng kín
Tỏi đã bóc vỏ có thể cho vào chai, lọ rỗng đậy kín nắp. Lưu ý, miệng chai phải đậy kín, điều này có thể khiến tỏi không hút ẩm trong quá trình bảo quả và bị nảy mầm hay biến chất. Nhưng nếu thời tiết nắng nóng, tốt nhất nên bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát, thời gian bảo quản không quá 3 ngày.
Mua nhiều tỏi, nhớ ngay 5 điều này, tỏi để cả năm chẳng mọc mầm, mối mọt Có những cách bảo quản tỏi khiến bạn cũng phải bất ngờ. Tỏi là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình. Tỏi dùng pha nước chấm hoặc xào, nấu đều rất thơm ngon. Không những thế, tỏi còn là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Thông thường mọi người thường mua từ 1-2kg tỏi...