4 “bí quyết” sống khỏe
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe không chỉ là không bệnh tật mà là trạng thái hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tinh thần và xã hội”.
Định nghĩa năm 1946 này cho thấy thân và tâm của con người gắn với nhau như hình với bóng và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Làm sao để có “thân tâm an lạc”? Không phải đợi đến bây giờ, thời tiến bộ khoa học, trong đó có y học, phát triển như vũ bão mới có những hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy, từ rất lâu có những khuyên bảo của người xưa rất đáng suy ngẫm.
Cần cân bằng đạm, tinh bột, rau xanh trong một bữa ăn – Ảnh: N.C.T.
Ngủ không mộng mị
Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi thức. Giấc ngủ không mộng mị là giấc ngủ đủ, sâu và là cách phục hồi sinh lực tốt nhất. Ngủ có đủ thì mới say giấc nồng, nếu ngủ sâu thì dù có nằm mộng, khi thức dậy chẳng nhớ gì hết.
Thời lượng trung bình của giấc ngủ đủ khoảng tám giờ nhưng không nhất thiết luôn luôn như vậy (có người ngủ đủ với ít hơn hoặc nhiều hơn so với tám giờ). Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức giấc, làm việc bình thường vào ban ngày.
Ngủ không sâu sẽ bị mộng mị và cơ thể không khỏe dễ bị ác mộng.
Ác mộng được kể là một loại rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có nhiều loại và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đó là mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, miên hành ( mộng du), nói mớ, nghiến răng, hoảng sợ khi ngủ… Riêng mất ngủ là rối loạn thường gặp và làm khổ sở khá nhiều người.
Thức chẳng lo âu
Video đang HOT
Stress là những áp lực về mặt tâm lý và những biến động trong gia đình, trong xã hội tác động lên con người gây mất cân bằng. Đáp ứng của con người bị stress là cảm thấy có “sự căng thẳng, lo âu”. Cần lưu ý, stress không phải luôn luôn xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác, tập trung cao độ để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Ta sẽ có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress mà chẳng cảm thấy quá lo âu.
Tuy nhiên, nếu stress cứ lặp đi lặp lại và chúng ta không làm chủ được nó, không thích ứng với những biến đổi do nó đưa đến, cơ thể sẽ bị rối loạn về mặt thể chất và tâm thần. Người bị stress thường xuyên ăn uống kém, hoạt động thể chất kém và dễ tìm đến rượu, thuốc gây nghiện (có người tìm đến ma túy) dùng làm phương tiện giảm thiểu stress, do đó dễ trở thành người nghiện.
Ăn không cầu kỳ
Ăn không cầu kỳ là ăn “đủ” và ăn “lành”. Trước hết là ăn uống sao cho đầy đủ và cân bằng năm nhóm chất dinh dưỡng (nhóm chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và chất khoáng). Chữ “cân bằng” trong ăn uống rất quan trọng. Chúng ta không nên ăn thừa mứa quá nhiều mà thật vừa đủ chất đạm, chất béo, chất đường bột (nhiều người tán dương không ăn đạm động vật như heo, bò, gia cầm… để cải thiện môi sinh và hạn chế bệnh tật). Nên ăn nhiều rau cải tươi, trái cây, các loại ngũ cốc còn nguyên vì những thứ này rất tốt cho sức khỏe.
Ăn “lành” còn có nghĩa là biết cách ăn uống như: luôn thực hiện ăn chín, uống sôi thức ăn cũ cần nấu chín kỹ trước khi ăn bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm xâm nhập rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và lao động…
Nhờ hô hấp thở ra hít vào mà cơ thể ta mới được cung cấp đủ dưỡng khí (tức oxy) từ khí trời đưa vào và thải bỏ thán khí (tức CO2) từ trong cơ thể ra ngoài. Nhờ hít thở mà duy trì sự sống. Hít thở bình thường chỉ dùng một phần hai lá phổi. Còn thở thật thâm sâu là hít thở với gần trọn cả hai lá phổi, với cơ hoành hoạt động tích cực xoa bóp các phủ tạng ở bụng.
Thở thâm sâu không chỉ cho nguồn sống nhờ thu thật nhiều khí oxy, thải gần hết khí CO2 ở phổi, mà còn tác động giúp thanh lọc tâm ý. Thở thật thâm sâu là hít thở với trạng thái tỉnh thức hoàn toàn: “Hít vào thấy bụng phình ra, thở ra, thấy bụng xẹp lại”, với tâm ý thanh tịnh: “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười” và với tâm hân hoan.
Khi đó “ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu” sẽ hòa điệu, vận hành trôi chảy trong cuộc sống.
Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC (Tuổi trẻ)
10 rối loạn giấc ngủ kỳ lạ nhất
Đối với không ít người, giấc ngủ trở thành nỗi ám ảnh bởi những rối loạn kỳ lạ với đủ các cấp độ.
Dưới đây là 10 rối loạn giấc ngủ kỳ lạ nhất:
10. Mộng du
Ở những người mắc rối loạn này, họ thường hành động kì lạ khi đang ngủ (chẳng hạn đột ngột chạy ra ngoài, ngồi bật dậy khua tay,...) và hoàn toàn không ý thức được những việc mình đang làm. Đôi khi, những hành động trong trạng thái vô thức có thể gây nguy hiểm cho người ngủ cùng.
9. Hội chứng kinh hãi về đêm (Night terrors)
Hội chứng kinh hãi về đêm là một rối loạn giấc ngủ được mô tả như sau: bệnh nhân rơi vào trạng thái kinh hãi tột độ trong khi ngủ và không thể lập tức trở lại tỉnh táo hoàn toàn. Khi người khác cố gắng đánh thức, bệnh nhân thường la hét, kêu gào, rên rỉ, thậm chí khóc thảm thiết. Thường thì người ngoài không thể đánh thức hoàn toàn bệnh nhân mà phải chờ cho cơn rối loạn qua đi (khoảng 10 - 20 phút), sau đó người bệnh tiếp tục ngủ bình thường. Cần phân biệt hội chứng trên với những cơn ác mộng bởi người gặp ác mộng bình thường có thể bị đánh thức và trở lại tỉnh táo ngay sau đó.
8. Nghiến răng
Đây là một trong số những rối loạn phổ biến với số lượng người mắc phải rất lớn. Người mắc chứng nghiến răng thường nghiến răng nhiều về đêm, nhất là khi đã ngủ say. Theo các bác sĩ, bệnh này ở tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu tới răng, đôi khi còn gây đau đầu và đau cơ mặt. Rất may là chứng rối loạn này hầu như không gây hại nhiều tới sức khỏe của số đông bệnh nhân.
7. Hội chứng "chân không nghỉ"
Mặc dù chứng bệnh này cũng gặp ở những người đang thức, chúng tạo ra ảnh hưởng xấu nhất với người bệnh ngủ say. Khi mắc hội chứng này, người bệnh thường bị cảm giác khó chịu tưởng tượng (như tê chân, buồn, đau chân...) thôi thúc, khiến họ phải quẫy đạp chân tay không ngừng để thoát khỏi cảm giác bức bối.
6. Rối loạn nhịp sinh học
Đây là hội chứng cực kỳ hiếm gặp. Cơ thể bệnh nhân mắc hội chứng này không tự xác định được nhịp sinh học của giấc ngủ, khiến người bệnh không có khả năng điều chỉnh việc ngủ của mình theo giờ giấc ngày đêm như người thường. Nhịp sinh học của người bệnh thay đổi hàng ngày, gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và đời sống. Thêm một điều lạ nữa là hội chứng này hiếm khi tác động tới người mù!
5. Ngưng thở khi ngủ
Rối loạn này được mô tả là người bệnh thường tạm ngưng thở trong khoảng thời gian nhất định khi ngủ. Mỗi lần ngưng thở khiến người bệnh mất một vài nhịp thở so với bình thường. Người mắc hội chứng này thường không ý thức được chuyện mình bị rối loạn nhịp thở cho đến khi được người khác giúp họ nhận ra. Có những người mắc bệnh tới 10 năm rồi mà không biết. Hội chứng trên thường khiến bệnh nhân cảm thấy buồn ngủ ban ngày, kèm theo mệt mỏi do chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng xấu và luồng ôxi đưa vào máu thấp.
4. Hội chứng ngủ nhiều (Kleine-Levin)
Đây là một rối loạn hiếm gặp, người bệnh có nhu cầu ngủ rất nhiều, có khi lên tới 20 tiếng mỗi ngày. Tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh ăn quá nhiều hoặc có nhu cầu tình dục cao bất thường. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh này do di truyền, một số khác lại khẳng định bệnh là kết quả của chứng rối loạn hệ thống tự miễn dịch. Hiện tại, bệnh vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả.
3. Lảm nhảm khi ngủ
Người mắc bệnh này thường nói khá to trong lúc ngủ. Đó có thể là một đoạn hội thoại ngắn, một vài tiếng kêu, hay... cả bài thuyết trình dài. Người ngoài thường không hiểu người bệnh đang nói gì do nội dung khá lung tung. Hội chứng trên tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng lại có thể khiến người xung quanh khó chịu, mất ngủ.
2. Lúc nào cũng ngủ gật
Đây là hội chứng rối loạn mà người bệnh có thể rơi vào trạng thái ngủ bất kỳ lúc nào và thường họ không điều khiển được việc thức ngủ của chính mình. Bệnh nhân có thể ngủ quên lúc nào không biết nhiều lần trong ngày, thậm chí sau giấc ngủ, họ cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định để tỉnh táo trước khi... lại rơi vào cơn buồn ngủ tiếp theo. Nhiều nhà khoa học có chung quan điểm rằng bệnh này do rối loạn hệ thống tự miễn dịch mà ra.
1. Vừa ngủ vừa làm "chuyện ấy"
Người mắc bệnh thực hiện các hành vi tình dục ngay khi họ đang ngủ say. Hội chứng này được coi là dạng đặc biệt của chứng mộng du. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị đối tác cho là cố ý quan hệ, trong khi họ hoàn toàn mất kiểm soát và không hề biết mình vừa vô thức làm gì.
Theo VTC
Các chứng thường gặp trong giấc ngủ Mộng du và nói sảng, nghiến răng, ác mộng là những hiện tượng thường gặp trong giấc ngủ. Tại sao lại có hiện tượng này và xử trí với chúng ra sao? Mộng du và nói sảng Nguyên nhân: Rượu, dược phẩm, yếu tố di truyền hay đang bận tâm về một vấn đề nào đó đều có thể gây ra các hoạt...