4 bí mật của chương trình hạt nhân Iran
Phương Tây không ngừng cáo buộc sai rằng, Iran âm mưu sản xuất vũ khí nguyên tử. Một phần nguyên nhân là nước ngoài hiểu nhầm về chương trình hạt nhân của Iran.
1. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad chưa từng tuyên bố “sẽ xóa sổ Israel khỏi bản đồ”?
Giữa lúc căng thẳng giữa Iran, Israel và Mỹ liên quan đến chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo leo thang đến đỉnh điểm, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây loan truyền tin Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad chưa từng tuyên bố “sẽ xóa sổ Israel khỏi bản đồ”.
Tại sao một cuộc chiến chống lại Iran là cần thiết? Trả lời cho câu hỏi này nhiều người có thể viện dẫn rằng đó là bởi vì Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad muốn Israel bị xóa sổ khỏi bản đồ và với vũ khí hạt nhân, ông hoàn toàn có khả năng này. Tuy nhiên, không ít chuyên gia phân tích khẳng định, tuyên bố của ông Ahmadinejad bị chuyển ngữ sai. Nghĩa là Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad chưa từng tuyên bố “sẽ xóa sổ Israel khỏi bản đồ”.
Sau Hội nghị “ Thế giới không có chủ nghĩa phục quốc Do Thái” tại Tehran vào tháng 10/2005, nhiều trang tin tức tiếng anh đồng loạt đưa tin nhấn mạnh rằng ông Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố, “Israel phải bị xóa sổ khỏi bản đồ”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích, trong đó có ông Arash Norouzi, làm việc cho Dự án Mossadegh khẳng định, ông Ahmadinejad chưa bao giờ thốt ra những từ như “bản đồ”, “quét sạch” hoặc thậm chí “Israel”. Thay vào đó, ông chỉ yêu cầu sự thay đổi chế độ ở Israel, không kèm theo tên lửa, bom hạt nhân.
Juan Cole, một nhà phân tích khác so sánh tuyên bố của Tổng thống Ahmadinejad cũng chỉ tương tự như các kêu gọi về sự sụp đổ của Liên Xô của Tổng thống Mỹ Reagan.
Có điều, trong các cuộc phỏng vấn sau này với truyền thông, chính Tổng thống Iran lại không đưa ra bất cứ giải thích nào nhằm đính chính lại tuyên bố bị dịch sai của ông, dẫn đến việc người ta chỉ trích, lên án ông có thái độ thù địch với Israel. Tổng thống Ahmadinejad từ chối nói rõ rằng liệu ông có thực sự muốn “Israel bị xóa sổ khỏi bản đồ” Trái đất hay không. Dù vậy, nhiều chuyên gia phân tích vẫn khẳng định rằng, bản dịch phổ biến cho rằng Tổng thống Ahmadinejad muốn “xóa sổ Israel khỏi bản đồ” hoàn toàn sai lầm.
2. Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Khamenei ban hành một sắc dụ chống lại vũ khí hạt nhân.
Lãnh tụ Ayatollah Khamenei của Iran từng ra sắc lệnh chống lại vũ khí hạt nhân năm 2005.
Video đang HOT
Ông Ayatollah Khamenei đóng vai trò vô cùng quan trọng ở Iran. Mỗi lời ông nói có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cộng đồng người Shiites. Do đó, việc ông từng ban hành sắc dụ chống lại vũ khí hạt nhân hồi tháng 9/2005 (Fatwa 2005) là một yếu tố ý nghĩa trong các cuộc thảo luận về chương trình hạt nhân Iran, tuy nhiên, nó lại thường bị bỏ qua.
Fatwa là một quyết định thuộc hệ thống luật lệ, quy tắc Hồi giáo được ban hành bởi một nhân vật tôn giáo có ảnh hưởng lớn về mặt chính trị lẫn tôn giáo. Nhìn chung Fatwa không ràng buộc về mặt pháp luật mà chỉ tác động về mặt tâm linh.
Trong một bài bình luận cho tờ Globe Jakarta tuần trước, nhà báo Jamil Maidan Flores viết: “Sắc dụ của Ayatollah Khamenei về vũ khí hạt nhân có giá trị trên một vài khía cạnh. Ông ban hành nó như là một lãnh tụ tinh thần và thế tục tối cao của Iran. Sắc dụ ràng buộc, có ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng người Shiite ở Iran và cũng ràng buộc chính bản thân ông – người ban hành nó”.
Sau này, lãnh tụ tối cao của Iran có nhắc lại sắc dụ này nhiều lần trong các tuyên bố của ông. Lần gần đây nhất là vào hồi tháng 2khi ông tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là “tội lỗi”.
3. Iran muốn có nhiều năng lượng hơn – yếu tố giải thích cho nỗ lực hạt nhân của họ – là nhu cầu chính đáng.
Iran luôn nhấn mạnh rằng chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hoà bình. Cụ thể, Iran muốn nhiều năng lượng hơn để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Và các nhà máy điện hạt nhân có thể đáp ứng nhu cầu này của Iran. Tuy nhiên, trong các cuộc tranh luận về chương trình hạt nhân Iran, người ta thường dễ dàng bỏ qua thực tế này.
Các nhà máy điện hạt nhân có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của Iran.
Dù là nhà cung cấp dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới (theo CIA), Iran cũng là nhà tiệu thụ khổng lồ. Đảng Xanh của Iran năm 2000, ước tính rằng Iran đứng thứ 2, chỉ sau Mỹ trong việc tiêu thụ xăng.
Tuy nhiên, do thiếu cơ sở vật chất để tinh chế dầu thành xăng, Iran buộc phải xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu lại sản phẩm được tinh chế. Theo ước tính, cứ 8 thùng dầu xuất khẩu đi, Iran phải nhập khẩu lại một thùng.
Đa số người Iran cáo buộc, chính các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất của Iran.
Ngoài ra, cũng theo CIA, Iran là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 5 trên toàn thế giới, TUy nhiên, họ cũng tiêu thụ tới 137,5 tỷ m3 khối khí đốt tự nhiên (năm 2010).
4. Cả Mỹ và Israel đều thừa nhận Iran không có vũ khí hạt nhân.
Một điều vô cùng quan trọng khác dễ dàng bị bỏ qua trong các cuộc tranh luận về chương trình hạt nhân Iran là, giới tình báo Mỹ và Israel đều khẳng định chắc nịch rằng Iran không theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân.
Chỉ mới tháng trước, Giám đốc Cục Tình báo Quốc gia Mỹ (CIA) James Clapper viết trong một báo cáo gửi Hội đồng Ủy ban Quân vụ Thượng viện khẳng định rằng: “Iran đang có các lựa chọn mở về việc phát triển vũ khí hạt nhân… Tuy nhiên, chúng tôi không biết, liệu cuối cùng Iran có quyết định phát triển vũ khí hạt nhân hay không”.
Giám đốc CIA James Clapper.
Ngoài ra, trả lời trong buổi điều trần để “làm rõ việc Iran vẫn chưa quyết định phát triển vũ khí hạt nhân” được chủ trì bời Thượng nghị sĩ Carl Levin, bang Michigan, ông Clapper cũng nhấn mạnh: “Đó là đánh giá của cộng đồng tình báo…”. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan tình báo Mỹ nhắc đi nhắc lại câu trả lời trên khi Thượng nghị sĩ Lindsay Graham, bang South Carolina đặt lại câu hỏi một lần nữa. Ngoài ra, buổi điều trần còn có sự góp mặt của tướng Roland Burgess, thuộc cơ quan tình báo Bộ quốc phòng. Tại đây, ông Roland Burgess cũng đồng ý với đánh giá của đồng nghiệp.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta còn từng đưa ra khẳng định liên quan đến việc Iran không phát triển vũ khí hạt nhân mạnh mẽ hơn Clapper.
“Họ đang nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân không? Câu trả lời là không”, ông Panetta nhấn mạnh hôm 8/1/2012.
Trong khi đó, tình báo Israel cũng không tin rằng Iran đang theo đuổi vũ khí hạt nhân. Tháng 1/2012, Haaretz thông báo Israel tin Iran “vẫn chưa quyết định xem liệu có nên phát triển vũ khí hạt nhân mà cụ thể hơn là một đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa hay không”.
Cũng trong tháng đó, theo báo cáo của Hãng tin AP, trong một phiên điều trần, Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Israel là Tướng Aviv Kochavi cũng nhấn mạnh Iran không muốn sản xuất bom hạt nhân.
Phương Đăng
Theo Infonet.vn
Tổng thống Iran bỏ chính trường, về giảng đường
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị khi hết nhiệm kỳ 2 vào năm tới. Ông cũng không quay lại nhiệm sở giống như Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad sẽ chính thức rời chính trường trong năm tới
Luật pháp Iran không cho phép ai người giữ ghế tổng thống trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp nên ông Ahmadinejad không thể tranh cử nhiệm kỳ tới. Cũng vì lý do tương tự mà Tổng thống Nga Putin phải rời nhiệm sở, làm thủ tướng 1 nhiệm kỳ rồi mới được tái tranh cử và trở lại điện Kremlin.
Khác với Tổng thống Putin, khi được hỏi liệu có quay lại chính trường vào một thời điểm thích hợp hay không, Tổng thống Iran khẳng định: "Không, 8 năm là quá đủ". Ông quyết định rời chính trường để lui về nghiên cứu học thuật. Ông có thể vẫn sẽ tham gia hoạt động tại các đại học nhưng tuyệt đối sẽ không sáng lập thêm bất cứ đảng, nhóm chính trị nào.
Theo các nhà nghiên cứu chính trị, ông Ahmadinejad đang ngày càng bị cô lập trong cuộc đấu tranh quyền lực với lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei và các nhân vật theo đường lối cứng rắn khác tại Tehran.
Bà Haleh Esfandiari, Chủ tịch Chương trình Nghiên cứu Trung Đông của Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson đánh giá: "Tôi nghĩ ông Ahmadinejad đánh giá quá thấp đối thủ và tự tin thái quá vào sức mạnh của bản thân nên mới nhận thất bại".
Theo CNN, các thành viên đầu não nội các cứ lần lượt được thay thế, đội ngũ thân tín của Ahmadineja cứ mai một dần, chỉ còn một "nhúm" người. Nhiều đồng minh và trợ lý thân cận của Tổng thống Ahmadineja bị ngồi tù. Đây là hệ quả cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt và công khai tại ngay đầu não của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Hồng Minh
Theo Infonet.vn
Đàm phán hạt nhân: Iran muốn có bước đi tích cực Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khẳng định nước ông sẵn sàng có "bước đi tích cực" trong cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran sẽ diễn ra vào tuần tới ở Mátxcơva, đồng thời hy vọng cuộc đàm phán quan trọng này sẽ đạt được tiến triển. Tổng thống Iran đi thăm một cơ sở hạt nhânPhát...