4 bài thuốc ấm thận, trừ hàn từ quế
Quế là một vị thuốc thường dùng trong đông và tây y. Đông y coi quế là một vị thuốc rất quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh.
1. Một số loài quế
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, Đông y coi quế là một vị thuốc rất quý, nhất là loại quế Thanh Hóa của Việt Nam. Quế còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
Tại Việt Nam có nhiều loài quế. Việc xác định tên những loài quế này chưa thật chắc chắn. Có 3 loại quế chính: Quế Thanh Hóa, Nghệ An: Cinnamomum ioureirii Nees; Quế loại Trung Quốc: Cinnamomum cassia Blume; Quế loại Sri Lanca: Cinnamomum zeylanicum Nees.
Lý do quế là một trong những gia vị tốt nhất thế giới
Ngoài ra, còn một số loài khác nữa cũng được khai thác và sử dụng. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả đề cập chủ yếu đến loại quế Thanh Hóa.
Quế Thanh Hóa còn gọi là nhục quế, quế Thanh, quế Quỳ, cannellier royal, cannellier d’Annam. Tên khoa học Cinnamomum loureirii Nees ( Cinnamomum obtusifolium Nees var. loureirii Perrot et Eberh, Laurus cinnamomum Lour.). Thuộc họ Long não Lauraceae.
Phần vỏ quế lấy từ cách mặt đất 0,2-0,4m đến 1,2m gọi là quế hạ căn coi là kém.
Từ 1,2m trở lên đến chỗ cây quế chia cành thứ nhất gọi là quế thượng châu được coi là quế tốt nhất.
Vỏ bóc ở những cành quế to gọi là quế thượng biểu.
Quế là một vị thuốc quý trong Đông y.
Vỏ bóc ở cành nhỏ gọi là quế chi. Tên quế chi còn có khi dùng chỉ các cành quế con, phơi khô.
Với nhục quế thì vỏ quế càng dày càng tốt, nó không cay nhiều nhưng tính nóng, dùng để trợ dương, ôn thận thủy.
Ngoài những chất như tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường, trong quế Việt Nam có tới 1-5% tinh dầu (các loài quế khác thường chỉ có 1-2%).
Video đang HOT
2. Công dụng của quế
Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, trong tây y, quế và tinh dầu quế được coi là một vị thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn máu (huyết được lưu thông), hô hấp cũng mạnh lên. Quế còn gây co mạch. Bài tiết cũng được tăng lên. Nó còn gây co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu có chất sát trùng mạnh.
Đông y coi quế là một vị thuốc bổ, có nhiều công dụng có khi chữa cả đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh nở, bệnh đau bụng đi tả nguy hiểm đến tính mệnh. Tuy có nhiều người dùng quế, rất tin ở quế, nhưng cũng có một số người do dùng quế mà bị hỏng mắt, cho nên cũng cần thận trọng trong việc dùng quế. Ta cần chú ý theo dõi dần dần xác định trường hợp nào không dùng được.
Cây quế của Việt Nam có nhiều giá trị chữa bệnh và kinh tế.
Trong đông y ngoài việc dùng quế phối hợp với các vị thuốc khác, còn dùng độc vị quế.
Cách dùng quế như sau: Bột quế hòa với nước uống, hoặc quế mảnh hãm uống như pha trà, cho với nước nóng đậy nắp tránh mất tinh dầu.
Theo tài liệu cổ, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, vào hai kinh can và thận. Dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt bế, tiểu tiện bất lợi, trên nóng dưới lạnh. Người âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không dùng được.
3. Một số bài thuốc ấm thận, trừ hàn từ quế
ThS. BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc ấm thận, trừ hàn từ quế như sau:
2 bài thuốc ấm thận bổ hỏa:
Trị thận dương hư nhược, chân tay lạnh, mạch yếu, tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi tả lâu ngày:
Bài 1: Nhục quế 4g, hắc phụ tử 12g, lưu hoàng 4g, can khương 6g, chu sa 2,5g. Các vị nghiền mịn, làm hoàn, lấy chu sa làm áo. Mỗi lần 4g, ngày 2 lần, uống với nước.
Trị nôn nhiều, tiêu chảy.
Bài 2: Bài Tế sinh thận khí hoàn: Thục địa nướng 20g, sơn dược 16g, sơn thù du 8g, phục linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, nhục quế 6g, phụ tử 12g, ngưu tất 12g, xa tiền tử 20g. Các vị nghiền mịn, làm mật hoàn. Mỗi lần 20g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước.
Tác dụng: Ôn thận, hành thủy, trị phù thũng, viêm thận mạn tính, khí dương hư yếu, ớn rét, lạnh chân tay, tiểu khó, chân phù.
Sơn dược kết hợp với quế và các vị thuốc khác trong bài Tế sinh thận khí hoàn.
2 bài thuốc trừ hàn, giảm đau:
Bài 1: Nhục quế tán bột, mỗi lần 4g, uống với rượu đế.
Trị đau bụng do lạnh, dạ dày sa đau, phụ nữ đau bụng kinh do hư hàn.
Bài 2 – Nước sắc: Thục địa 16g, đương quy 12g, nhục quế 6g, can khương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Trị phụ nữ đau bụng kinh do hư hàn.
Kiêng kỵ: Không dùng quế cho người âm hư hỏa vượng; phụ nữ có thai cần thận trọng. Không dùng cho người đại nhiệt hoặc huyết nhiệt vì dễ gây thổ huyết (nôn ra máu).
3 món ăn bài thuốc từ ngũ vị tử trị mất ngủ và tăng cường sức khỏe
Ngũ vị tử là một vị thuốc bổ thận, dùng trong các trường hợp cơ thể mệt nhọc, uể oải, chữa ho, liệt dương...
1. Tác dụng chữa bệnh của ngũ vị tử
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, ngũ vị tử là vị thuốc có đủ năm vị: Ngọt, chua, cay, đắng và mặn, do đó có tên là ngũ vị tử.
Trên thị trường, người ta phân biệt hai loại ngũ vị tử:
- Bắc ngũ vị tử - còn gọi là ngũ vị tử, liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu (Hắc Long Giang - Fructus Schizandrae), là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc ngũ vị tử (Schizandra sinensis Baill.), thuộc họ Ngũ vị Schizandraceae.
Bắc ngũ vị tử có tinh dầu mùi chanh, với thành phần chủ yếu gồm 30% hợp chất sesquitecpen, 20% aldehyt và ceton, quả chứa 11% acid citric, 7-8,5% acid malic, 0,8% acid tactric, vitamin C và 0,12% schizandrin. Thịt quả chứa 1,5% đường, tanin, chất màu. Hạt chứa khoảng 34% chất béo gồm glyxerit của acid oleic và linoleic.
Cây ngũ vị tử và vị thuốc ngũ vị tử.
- Nam ngũ vị tử - Fructus Kadsurae là quả chín phơi hay sấy khô của cây nam ngũ vị tử hay cây nắm cơm Kadsura japonica L., cùng họ Ngũ vị Schizandraceae.
Nam ngũ vị tử (Kadsura japonica L.) có chất nhầy trong thân và quả. Trong quả còn có pectin, glucoza, tinh dầu, acid hữu cơ, protid và chất béo.
Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, ở nước ta, ngũ vị tử mới được sử dụng trong phạm vi một số thuốc đông y.
Tính chất ngũ vị tử theo Đông y: Vị chua, mặn, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và thận; có tác dụng liễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm thuốc trừ đờm, tư bổ và liễm âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tinh trừ nhiệt.
Trong đông y, ngũ vị tử là một vị thuốc dùng chữa ho, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, chữa liệt dương và mệt mỏi, biếng hoạt động.
Nhân sâm kết hợp với ngũ vị tử và câu kỷ tử chữa suy nhược thần kinh.
2. Món ăn - bài thuốc có ngũ vị tử
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu 3 món ăn bài thuốc có ngũ vị tử như sau:
- Rượu nhân sâm ngũ vị tử: Rượu 400 - 500ml, nhân sâm 10-20g, ngũ vị tử 30g, câu kỷ tử 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml.
Tác dụng: Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ.
- Tim lợn hầm ngũ vị tử: Tim lợn 1 cái, bột ngũ vị tử 9g. Tim lợn rạch mở, rửa sạch, cho ngũ vị tử vào, khâu lại, hầm cách thủy.
Tác dụng: Dùng cho bệnh nhân hồi hộp loạn nhịp tim, mất ngủ, thở gấp, vã mồ hôi, kích ứng, khát nước.
Kỷ tử
- Ngũ vị tử nấu chân giò lợn: Chân giò lợn 200g, bột ngũ vị 10g, trần bì 20g, mạch môn 20g, sâm lát 20g. Đổ 1 lít nước, cho thêm ít muối canh hầm trong 1h rồi ăn trong ngày.
Tác dụng: Chữa ho, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị lao phổi đang điều trị duy trì.
Kiêng kỵ: Người viêm khí phế quản cấp có sốt không dùng.
Một số bài thuốc trị bệnh từ hoa đu đủ đực, bạn nên biết Hoa đực của cây đu đủ có giá trị dinh dưỡng rất cao. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng nó để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hoa đu đủ đực, bạn nên biết. Bài thuốc trị ho Theo kinh nghiệm dân gian, hoa đu đủ đực có khả năng giảm ho, long đờm,...