3G chập chờn, cước vẫn tăng
Thời gian gần đây, nhiều người dùng phản ánh việc truy cập internet của nhiều nhà mạng rất chập chờn, thậm chí không được nhưng cước 3G vẫn tăng.
Tại nhiều khu vực ở miền Bắc, miền Trung, các thuê bao di động truy cập internet bằng ĐTDĐ và USB 3G của nhà mạng Viettel phản ánh không thể được hoặc rất khó khăn. Các nhà mạng khác như Mobifone, Vinaphone cũng không khá hơn.
Mòn mỏi ngồi chờ!
Anh N.Đ.Toàn (huyện Bình Chánh – TPHCM) cho biết từ đầu năm đến nay, việc truy cập internet bằng USB 3G của nhà mạng Viettel là hết sức khó khăn. “Tôi sử dụng USB 3G, gói cước MIMAX với tốc độ cho phép cao nhất lên đến 7,2 Mbps, dung lượng sử dụng chưa vượt qua mức lưu lượng cho phép. Thế nhưng, sử dụng phần mềm đo trên máy tính, kết quả cho thấy tốc độ truy cập nhiều lúc chỉ đạt 300 Kbps. Với tốc độ này, tôi phải ngồi chờ vài phút mới vào được một trang web, còn tải các file tài liệu dung lượng chỉ vài MB từ email về có khi phải đợi đến 30 phút. Nhiều lúc muốn tải về hay gửi email cho khách hàng mà phải chờ đợi như vậy khiến công việc của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều” – anh kể.
Chất lượng 3G của các nhà mạng rất chập chờn
Gọi tổng đài chăm sóc khách hàng thì họ bảo anh Toàn hãy thử di chuyển sang vị trí khác để có sóng mạnh hơn. “Tôi nói máy tính báo cột sóng căng đầy thì di chuyển đi đâu nữa. Tổng đài lại bảo có thể do địa hình khu vực ở đó gây cản trở, làm chậm tốc độ truy cập, do thiết bị kém chất lượng, sẽ tiến hành kiểm tra lại… Ôi, quá phức tạp nhưng cuối cùng chỉ có người dùng bị thiệt” – anh Toàn bức xúc.
Video đang HOT
Anh T.Đ.Hảo (quận 1 – TPHCM) cho biết trong 2-3 tháng gần đây, truy cập internet 3G trên iPhone, iPad sử dụng sim của Mobifone và Vinaphone đều có tốc độ rất chậm. “Thậm chí, nhiều lúc phải ngồi đợi cả 5-10 phút mới load được một trang web, có khi không thể nào vào được mạng dù cột sóng 3G căng đầy và địa điểm truy cập internet tại một quán cà phê ở trung tâm TPHCM chứ đâu phải ở đâu xa” – anh Hảo thắc mắc.
Chất lượng quá “bèo”
Dù chất lượng dịch vụ còn kém nhưng các nhà mạng vẫn tiếp tục tăng gói cước 3G, ngừng một số gói cước. Cụ thể, từ ngày 1-4, Mobifone và Vinaphone tăng giá cước dịch vụ 3G thêm 25% so với trước đây. Theo đó, giá cước dịch vụ 3G trọn gói dành cho thuê bao trên di động của 2 nhà mạng Mobifone và Vinaphone sẽ đồng loạt tăng thêm 10.000 đồng/tháng. Khách hàng sử dụng gói cước internet không giới hạn MIU của Mobifone và MAX của Vinaphone sẽ phải trả 50.000 đồng/tháng với lưu lượng miễn phí là 600 MB, trong khi trước đây chỉ 40.000 đồng/tháng với lưu lượng miễn phí là 500 MB.
Mobifone còn thông báo sẽ ngừng cung cấp các gói cước M5, M50, D30; Vinaphone sẽ ngừng cung cấp gói cước thuê bao ngày U1. Việc này sẽ khiến hàng loạt thuê bao bị hủy gói cước một cách đột ngột và phải vất vả chuyển đổi sang gói cước khác.
Trước thông tin nhà mạng tăng giá cước 3G, anh T.Đ.Hảo cho rằng dù lưu lượng miễn phí có tăng thêm 100 MB nhưng giá cước tăng thêm 25% là không phù hợp với chất lượng truy cập như hiện nay.
Có thể thấy công nghệ 3G đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam và sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới đây, khi các thiết bị di động như smartphone, tablet ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu chỉ lo phát triển số lượng thuê bao mà không để ý đến chất lượng dịch vụ thì ai còn muốn dùng 3G?
Theo Genk
Viettel, FPT bị ngáng chân tham gia thị trường truyền hình trả tiền
Với khoảng 20 triệu hộ gia đình, nhưng đến nay Việt Nam mới có khoảng 4,5 triệu thuê bao, chiếm chưa tới 25% thị phần, truyền hình trả tiền đang là lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam. Thế nên, các "ông lớn" đã thống lĩnh lâu nay đang tìm cách ngáng chân "người mới" - những doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị tham gia cung cấp hạ tầng truyền dẫn truyền hình trả tiền.
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam, VTV, VCTV và SCTV không muốn Viettel, VNPT và FPT tham gia kinh doanh truyền hình trả tiền.
Theo các chuyên gia, nếu tỷ lệ bão hòa được cho là ở mức 60%, thì "miếng bánh" béo bở này còn đến 35% cho các nhà đài.
Nhìn vào thị trường truyền hình trả tiền hiện nay, có thế thấy "họ" nhà VTV đang chiếm tới 70% thị phần, trong đó SCTV và VCTV "hùng cứ" đến 2/3.
Mới đây, VCTV đã thực hiện thương vụ mua lại 51% vốn của Cty điện tử và truyền hình cáp Việt Nam (CEC), trước vốn là của VTC. Theo đó, khoảng 20.000 thuê bao của CEC cũng chảy về VCTV.
VTC, "đối thủ" một thời vậy là coi như rời cuộc chơi. Các thành viên khác trên thị trường, như HTVC, HCTV... xem ra còn lâu mới tạo được thế cân bằng. Cho nên, khi các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, FPT xin "tham chiến", thì đấy mới thực là "kỳ phùng địch thủ", có thể làm lung lay ngôi vị độc quyền. Lựa chọn tối ưu nhất, về phía nhà thống lĩnh, đó là không nên để điều đó xảy ra.
Nửa cuối năm 2012, Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, VTV, VCTV và SCTV đã đồng loạt "nã pháo" khi gửi kiến nghị với các cơ quan Đảng, chính quyền không cấp phép thêm cho dịch vụ truyền hình cáp.
Theo đó, Hiệp hội truyền hình trả tiền cho rằng, nếu đầu tư thêm một mạng cáp truyền hình mới sẽ tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, hiệu quả sử dụng thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hiện tượng chồng chéo mạng sẽ gây mất mỹ quan đô thị, điện năng sử dụng cho mạng cáp gây lãng phí nhiều.
Riêng VTV còn phản biện việc Viettel, VNPT, FPT dự kiến đầu tư mới vào thị trường truyền hình cáp bằng lý do: Nhà nước đang có chủ trương không để các tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư ngoài ngành. Điều này được cho là "dễ gây ra lãng phí nguồn lực, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt là việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài"...
Nếu theo đề nghị của các doanh nghiệp truyền hình trả hiện hữu thì tiền thị trường truyền hình cáp ở Việt Nam tương đối nhỏ, tốc độ phát triển thuê bao mới trong thời gian qua đang có xu hướng chậm lại do truyền hình vệ tinh của VSTV (K ), VTC, HTV, AVG đã phủ sóng cả nước, đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tại các thành phố, thị xã, thị trấn, các tỉnh đồng bằng đều có ít nhất 2 mạng cáp, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân có thu nhập khá trở lên....
Nói thì nói vậy, còn nhìn vào những con số thực tế, với chỉ khoảng hơn 20% hộ gia đình được sử dụng dịch vụ, nhiều người chỉ biết lắc đầu băn khoăn không biết người ta giải thích cho cái được gọi là "đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân"?. Mặt khác, nếu lo thêm người thì thêm cạnh tranh không lành mạnh, không biết nhà đài giải thích như thế nào cho cái vị thế thống lĩnh thị trường đang lừng lững hiện nay.
Cho nên, động thái VCTV, SCTV cùng với Hiệp hội Truyền hình trả tiền kiến nghị với các bộ, ngành chức năng đề nghị không cấp thêm giấy phép dịch vụ truyền hình cáp chỉ có thể nói là là đang thể hiện rõ tham vọng độc quyền thị trường mà thôi, khó có thể là vì người xem.
Tổ chức hệ thống phát thanh truyền hình gồm 3 khâu: Sản xuất nội dung chương trình do các đài phát thanh truyền hình thực hiện, hạ tầng truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp viễn thông thực hiện và tổ chức cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp các kênh phát thanh truyền hình đến người xem).
Theo Như Trang
Pháp luật VN
Viễn thông di động sẽ trở về thời kỳ độc quyền nhóm? Từ 7 nhà mạng có hạ tầng và 2 nhà khai thác không tần số, thị trường di động Việt Nam từng được cho là có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ để rồi theo quy luật, những doanh nghiệp (DN) không đủ sức kinh doanh đã phải ra đi. Đến nay, trên danh nghĩa vẫn còn 6 nhà mạng có hạ...