3,5 triệu vẫn sống ổn giữa Sài Gòn
Trong cuộc sống đắt đỏ hiện nay, việc chi tiêu thế nào cho hợp lí là điều vô cùng khó nhằn. Chỉ với 3 triệu rưỡi, liệu có thể đủ cho cuộc sống hàng ngày ở một đô thị lớn như Sài Gòn?
Sống thế nào là dư dả? Chẳng phải là cần có nhiều tiền thì mới có thể sống một cuộc sống đầy đủ, sung túc, được ăn ngon mặc đẹp mà chẳng phải lo nghĩ nhiều.
Ấy thế mà chỉ với số tiền 3,5 triệu đồng, một người đã có thể sống một cách dư dả ở ngay giữa TP. Hồ Chí Minh với cách chi tiêu tiết kiệm, hợp lý
Đoạn chia sẻ về cuộc sống dư dả của người này đã thực sự trở thành tâm điểm chú ý và bình luận ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội. Có người đồng tình nhưng cũng có người không đồng tình.
“Cuộc sống đắt đỏ khiến cho người ta phải thắt chặt chi tiêu, ngay cả bản thân mình đôi lúc cũng cảm thấy “khó thở” với các chi phí tiêu xài hàng tháng.
Thế nhưng việc tiết kiệm tiền để sống tốt không phải là không có cách, thử áp dụng một số cách này của mình thử coi, đảm bảo bạn sẽ cảm nhận được sự hiệu quả của nó.
1. Tự nấu ăn: Chi phí nếu ăn uống ở ngoài sẽ tốn kém một khoản không ít. Thế nhưng nếu bạn chịu tự nấu ăn, chi phí đó sẽ giảm đi rất nhiều.
Tất cả những gì bạn cần làm là đi siêu thị, mua thức ăn dự trữ và chịu khó thức sớm hơn một tí để nấu ăn. Hoặc nếu bạn không có đủ thời gian, có thể nấu từ tối hôm trước.
Kinh nghiệm bản thân của mình thấy tự nấu ăn tiết kiệm khá nhiều luôn đó, đồng thời bữa ăn của bạn cũng rất đảm bảo, không lo bỏ bữa, cũng chẳng sợ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nữa chứ.
Tiết kiệm để sống dư dả.
2. Mua đồ dùng loại tốt, đắt tiền: Mới nghe thì thấy có gì đó ngược ngược, sai sai đúng không? Sự thật thì mua đồ tốt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm nhiều hơn.
Đồ dùng loại tốt luôn dùng rất bền và đỡ phải mua đi mua lại để thay, đồ giá rẻ thì chất lượng cũng y như giá tiền của nó. Thế nên, nếu đưa ra 1 lời khuyên về đồ dùng gia đình, mình nghĩ bạn hãy luôn chọn mua đồ tốt.
3. Chú trọng đến từng chi phí nhỏ nhất: Có thể bạn thấy 1 ngàn, 2 ngàn chả phải là 1 số tiền lớn.
Nhưng những người giàu đều trân trọng từng con số dù là nhỏ nhất. Tích tiểu thành đại cơ mà, thấy ít ít vậy chứ nếu dùng sai hoặc phung phí chúng cũng sẽ tốn một phần lớn trong kế hoạch chi tiêu của bạn đó.
Video đang HOT
4. Luôn biết trong ví của mình còn bao nhiêu tiền: Nhiều người sau khi lãnh lương thường có thói quen tiêu thoải mái không cần biết trong ví còn bao nhiêu. Thế rồi, chỉ khoảng một tuần sau mới tá hỏa nhận ra trong bóp chẳng còn bao nhiêu tiền.
Lời khuyên tốt nhất là chỉ nên để trong bóp khoảng 500 nghìn tiền mặt, chi tiêu hàng ngày khó mà vượt qua con số này, nếu cần hơn thì đi rút tiền. Việc hạn chế một số tiền mặt sẵn có trong ví cũng giúp bạn tiết kiệm tiền bạc hơn đó.
5. Không mua những món đồ xa xỉ chỉ để “làm màu”: Nhiều người thường mắc bị bệnh sĩ diện, dù không thật sự cần 1 món đồ nhưng cũng ráng bỏ tiền mua chỉ để khoe là chính. Đừng! Hãy tiết kiệm tiền để làm gì đó khác thiết thực hơn.
6. Không biết mặc cả thì nên đi siêu thị: Có một số hàng hóa trong siêu thị bán đắt hơn ở ngoài, nhưng nhìn chung thì giá cả được niêm yết đàng hoàng và họ cũng không thể nói thách.
Đi chợ thì ngược lại, bạn mà lớ ngớ là bị chặt như chơi. Đồ trong siêu thị thường chất lượng hơn, xuất xứ rõ ràng và mua xong có hóa đơn hẳn hoi, dễ kiểm soát tiền bạc.
7. Giữ lại hóa đơn vì tổng hợp chi tiêu hàng tuần: Phải giữ lại hóa đơn, trong bóp của mình thường có nhiều hóa đơn và mọi người vẫn thường hay thắc mắc kiểu “Giữ chi vậy trời”.
Mỗi tuần tổng hợp lại, bạn sẽ biết chính xác mình đã chi tiêu bao nhiêu để còn biết mà dự toán tài chính.
8. Luôn có một chai nước bên mình: Tại sao hả? Chúng ta thường có thói quen mua nước ở ngoài, chai nước suối chẳng hạn giá chỉ 5k nhưng cuối cùng một tháng mua bao nhiêu chai mới đủ!?
Hãy thủ sẵn một bình nước, vừa có lợi cho sức khỏe, vừa tiết kiệm được một khoản tiền chi không đáng.
9. Sử dụng tiền mặt thay vì dùng thẻ: Nhiều người nghĩ dùng thẻ sẽ tiện hơn. Tuy nhiên còn tùy vào mục đích sử dụng nữa. Nếu dùng thẻ không đúng cách thì “vỡ nợ” như chơi.
Dùng tiền mặt sẽ cho bạn cảm giác tiêu tiền thật hơn, khiến bạn cảm thấy bị xót và không dám dùng nhiều.
Đó là kinh nghiệm tiết kiệm của mình, dù lương chả cao nhưng lúc nào cũng cảm thấy rất thoải mái, không biết mọi người còn bí quyết nào độc hơn nữa không, chia sẻ với mình nhé!”
Dù là những mẹo rất hay, nhưng chia sẻ này lại nhận được những phản hồi không mấy tích cực từ độc giả.
Bạn Dung Nguyen có viết : “Nghĩ cách mà kiếm thêm tiền. Chứ đừng nghĩ cách mà tiết kiệm tiền. Vì số tiền đó quá ít, chưa đủ đảm bảo chi phí ở mức chi tiều tầm trung bình.
Còn tiết kiệm tiền là tốt, không ai nói xấu cả. Nhưng nếu ít tiền quá mà tiết kiệm nữa thì thành ra hà tiện – có 1 câu chuyện là đến chết vẫn hà tiện.Kéo theo hàng loạt thứ sau đó không hay ho nữa.”
Hay “Đây là tồn tại chứ không phải sống nữa”.
Có bạn thì viết “Nói thiệt chứ sống ở chốn thành phố bậc nhất mà với mức lương vậy thôi thì về tỉnh làm công nhân đỡ phải suy nghĩ hơn ấy.
Sống mà bạn rủ đi ăn, cafe hay cao hơn tí là đi nhậu mà phải bắt đầu nặng đầu lên rồi, cuộc sống là phải đi lên chứ đừng cái suy nghĩ thụt lùi hay dậm chân tại chỗ”.
Bạn Hoàng Bất Tử thì tính toán kĩ lưỡng như thế này:
“Đây là các khoản chi tiêu của mình nhé. Tiền thuê nhà mất 1,5 triệu. Điện nước xấp xỉ 300 nghìn. Internet mất 150 nghìn. Cơm ăn 2 bữa/30 ngày là 1,5 triệu. (Trưa thì công ty bao ăn)
Phụ phí sinh hoạt: (giấy vệ sinh, bột giặt, dầu gội, lăn nách…) cũng xấp xỉ 500 nghìn.
Đấy là còn chưa kể tiền nhậu nhẹt, quần áo, sinh nhật, đám hỏi đám ma. Từng kia cũng đã hết 4 triệu rồi. Mình đi bộ đi làm nên tiết kiệm được khoản xăng xe. Nhưng chi phí hàng tháng 1 mình vẫn hết 7-8 triệu.
Trong này lắm sông lắm kè, chắc ra câu cá ăn qua bữa với cắt hẳn giao lưu với thế giới bên ngoài thì mới tốn có 3 triệu rưỡi thôi. Hoặc nhà bạn này ở Sài Gòn. Nhưng nghe hơi hư cấu ở cái chốn phồn hoa này”.
Bạn khác thì khá mỉa mai : “Tôi có cách tiết kiệm tiền quá hay các bạn học tập nhé chứ không cần đến bạn dạy vớ vẩn đâu nhé.
Đây là một số chi tiêu cụ thể của tôi lương của tôi khoảng 3,4 triệu 1 tháng, tôi chỉ ăn hết có 800 nghìn mà vẫn để dành đươc 2,6 triệu.
Đây nhé sáng đi làm tớ làm gói mỳ tôm tự nấu lấy để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, buổi trưa chờ bạn rủ đi ăn là đi ăn miễn phí.
Buổi tối về hôm thì gói bim bim hay bỏng nổ kèm theo chai lavie là no tới sáng, có đám xứ gì mình đều cáo bận thế là đỡ được khoản tiền”.
Tuy nhiên thì cũng có người đồng tình với ý kiến này.
“Bài viết mang tính chất tham khảo, mình chả thấy sai gì cả. Mấy người ngồi nói lo kiếm thêm thu nhập thay vì tiết kiệm thì xin thưa, dù mức thu nhập của bạn có cao cỡ nào mà không tiết kiệm thì cũng bằng thừa.
Mỗi mức thu nhập có mức chi khác nhau. Việc nâng cao thu nhập không phải ai cũng làm được, ai cũng có đầu óc kinh doanh thì chả ma nào đi làm công nhân cho mấy người sai nhé.
Mọi người hãy nghĩ bài viết này dành cho những người không thể có thu nhập cao mà muốn tiết kiệm. Còn những ai không cần tiết kiệm thì không cần phải đọc.”
Theo_VietNamNet
Taxi online khuynh đảo thị trường
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội và TP. HCM, taxi online như Grabtaxi, Ubertaxi đang làm chao đảo thị trường vận tải taxi bởi chất lượng cao, giá rẻ... Lo ngại các hãng taxi truyền thống sẽ gặp khó khăn, Hiệp hội taxi một số đô thị lớn đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT xem xét lại hoạt động của loại hình này.
Tốc độ phát triển chóng mặt của loại hình taxi online khiến taxi truyền thống lo ngại
(Minh họa: THUẦN THƯ)
Lập lờ xe hợp đồng-taxi
Đề cập đến vấn đề pháp lý, ông Nguyễn Anh Quân - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nêu rõ, Grab và Uber chỉ là một phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh để kết nối người có nhu cầu đi lại bằng taxi với công ty taxi mà ở đây là với lái xe. "Theo quy định pháp luật, Uber và Grab chỉ tạo nền tảng để bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ vận tải gặp nhau, nhưng trên thực tế, các công ty này đã "lấn sân" sang cả lĩnh vực kinh doanh taxi và hiện nay nhiều người cũng biết đến Uber Taxi, Grab Taxi như là những hãng taxi".
Cụ thể, Uber và Grab đang trực tiếp thực hiện các hoạt động của một công ty kinh doanh xe taxi như lưu trữ, quản lý thông tin hồ sơ của lái xe và khách, thu phí của lái xe, khuyến mãi cho khách hàng, có thể tăng giá tùy theo thời điểm, khi thời tiết không thuận lợi hoặc giờ cao điểm, thấp điểm...
Ông Nguyễn Anh Quân cho rằng, đã có sự đánh tráo khái niệm, hoạt động lách luật sau khi Bộ GTVT cho phép "Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng" (GrabCar) của Công ty TNHH GrabTaxi. Đại diện hãng VIC Taxi Hà Nội cho rằng, Grabtaxi và Ubertaxi kinh doanh giống taxi truyền thống nhưng lại không chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.
Xe ôtô không cần phù hiệu, logo nên có thể mở rộng số lượng, hoạt động không tuân thủ giờ giấc, không bị cấm đường giờ cao điểm, xe không có thiết bị GPS để truyền dữ liệu về cơ quan chức năng như yêu cầu. "Cước phí của Ubertaxi và Grabtaxi hiện thấp hơn taxi truyền thống vì không phải chịu những quy định của quản lý Nhà nước, không phải mất chi phí để thực hiện những quy định này", đại diện VIC Taxi khẳng định.
Kiến nghị khống chế số lượng xe
Sở GTVT Hà Nội cho hay, do sự ra đời của 2 loại hình vận tải mới thông qua Uber và Grab nên số lượng xe cá nhân tham gia hoạt động chở khách theo hình thức hợp đồng trên địa bàn Hà Nội tăng vọt. Tính đến ngày 11-11-2015, số lượng xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi được cấp phù hiệu xe hợp đồng trên địa bàn TP là 2.364 xe. Tổng lượng xe ôtô dưới 9 chỗ hoạt động kinh doanh vận tải (taxi hợp đồng) trên địa bàn thành phố đã đạt 20.993 xe (chưa bao gồm số lượng phương tiện xin cấp phù hiệu xe taxi ở tỉnh ngoài về hoạt động tại Hà Nội).
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, nếu không quy định rõ số lượng xe hợp đồng thí điểm thì số lượng xe ôtô dưới 9 chỗ ngồi hoạt động trên địa bàn Thủ đô theo hình thức taxi sẽ phá vỡ quy hoạch đã được phê duyệt. Do các xe này hoạt động chở khách nhưng lại không có phù hiệu, không có mào mũ để cơ quan chức năng quản lý nên cũng khiến nguy cơ ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô của thành phố tăng lên.
Bởi vào giờ cao điểm, trong khi một số tuyến phố cấm taxi hoạt động để giảm ùn tắc thì xe Uber và Grab vẫn hoạt động chở khách. Do đó, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu khống chế số lượng xe ôtô dưới 9 chỗ tham gia ứng dụng phần mềm công nghệ trên xe hợp đồng, đồng thời ban hành các quy định về điều kiện ứng dụng phần mềm quản lý chung để triển khai cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo_An ninh thủ đô
Đại gia Việt kiện vợ cũ 288 tỷ giàu sụ thế nào? Chồng cũ của siêu mẫu Ngọc Thúy từng tranh chấp tài sản trị giá 288 tỷ đồng với cô là một đại gia sở hữu khối tài sản gây choáng. Chồng cũ của siêu mẫu Ngọc Thúy từng tranh chấp tài sản trị giá 288 tỷ đồng với cô là một đại gia sở hữu khối tài sản gây choáng. Đại gia Nguyễn...