35 tình nguyện viên túc trực tại khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM
Vì lượng người đến tiếp tế ở khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM quá tải, Quận đoàn Thủ Đức đã cử 35 tình nguyện viên đến đây để hướng dẫn người dân, dọn dẹp vệ sinh, phân luồng giao thông…
Lực lượng tình nguyện viên cùng hỗ trợ với những người làm việc trong khu cách ly – Ảnh: Mai Ngân
Đến ngày 24.3, hàng chục người vẫn “đội nắng” tiếp tế cho người thân trong khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM. Ô tô, xe máy đậu nối tiếp nhau dọc tuyến đường Thánh Gióng.
Trước thực trạng chen chúc tiếp tế của người dân, 35 chiến sĩ tình nguyện đã đến túc trực tại Khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM – Ảnh: Mai Ngân
Chị Nguyễn Thị Minh Hồng – Quận ủy viên, Bí thư Quận đoàn Thủ Đức cho hay: “Người dân ở đây tập trung đông sẽ không đảm bảo an toàn sức khỏe trong tình hình dịch bệnh như hiện nay; gây mất an ninh trật tự. Vì vậy, phía Quận đoàn Thủ Đức đã ra quân hôm nay để cùng hỗ trợ với những người làm việc trong khu cách ly. Hiện nay, số lượng tình nguyện viên tham gia là 35 người, là đoàn viên thuộc các Đoàn phường”.
Từ sáng sớm, đội ngũ thanh niên tình nguyện tất bật dọn rác trước cổng khu cách ly, phân luồng giao thông, hướng dẫn người thân về việc đưa đồ vào trong khu cách ly – Ảnh: Mai Ngân
35 tình nguyện viên đứng trước cổng KTX để vận động người thân của những người được cách ly không gửi đồ vào trong khu cách ly. Chị Hồng cho biết thêm, khi có thời gian rảnh, lực lượng sẽ thu gom rác, dọn dẹp vệ sinh xung quanh khu vực. Các tình nguyện viên này hỗ trợ đến khi tình hình an ninh trật tự ổn định sẽ giảm bớt số lượng tình nguyện viên.
Các tình nguyện viên là đoàn viên thuộc các Đoàn phường khuyên người dân không được tiếp tế đồ vào khu cách ly – Ảnh: Mai Ngân
Chung tay phòng chống đại dịch Covid-19 – Ảnh: Mai Ngân
Lực lượng tình nguyện hướng dẫn người dân – Ảnh: Mai Ngân
“Quận đoàn có trang bị cho các bạn nón, nước rửa tay, khẩu trang, bao tay và tập huấn cho các bạn cách bảo vệ bản thân, đảm bảo sức khỏe trong khi tham gia hoạt động tình nguyện ở vùng có dịch”, chị Hồng cho hay.
Có lúc lực lượng tình nguyện cũng vấp phải sự “phản đối” của người dân trong lúc làm nhiệm vụ – Ảnh: Mai Ngân
Như Thanh Niên đã đưa tin, KTX Đại học Quốc gia TP.HCM được trưng dụng làm khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 vào sáng 19.3. Tính đến 8 giờ ngày 23.3, TP.HCM đã có 8.836 ca cách ly tập trung và theo dõi tại nhà.
Cụ thể, tại các khu cách ly tập trung của TP có 7.267 người. Trong đó, nhiều nhất là khu cách ly tập trung tại KTX Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức) với 5.036 người. Nhiều phụ huynh, người thân xếp hàng dài, mang theo quạt máy, gấu bông, tủ lạnh và cả… bia cho người thân trong khu cách ly, gây nhiều hệ lụy cho cơ quan chức năng.
Ùn ùn tiếp tế người thân ở khu cách ly tránh Covid-19: Xin dừng lại!
Cùng với việc gia tăng người đang cách ly tại các khu cách ly, ký túc xá trường ĐH tránh Covid-19, số người thân tới đó tới tiếp tế đồ cho người thân cũng tăng lên. Sức ép công việc cho lực lượng phục vụ càng lớn.
Nhiều người cho rằng cách ly 14 ngày không thiếu thốn đồ ăn, nhu yếu phẩm, có nhất thiết phải tiếp tế ùn ùn như thế này? - Ảnh chụp màn hình
Nhiều người sử dụng mạng xã hội đang chia sẻ những hình ảnh ùn ùn người thân mang bao tải, các thùng các tông lớn đồ tới tiếp tế cho người thân ở các khu cách ly nhằm phòng tránh Covid-19. Bên cạnh vật dụng cá nhân, nhìn rõ cả tủ lạnh gửi cho người thân. Bên cạnh đó, là giấc ngủ trên nền đất của những những tình nguyện viên, lực lượng cán bộ làm việc tại các khu cách ly, bên cạnh những thùng các tông, đồ đạc cần vận chuyển cho người đang phải cách ly.
Trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên, nhiều người cho rằng, chúng ta nên dừng ngay việc tiếp tế đồ một cách ồ ạt cho người thân, đó cũng là chung sức cùng cộng đồng chống Covid-19.
Đồ chờ tiếp tế cho người thân đang cách ly tại khu cách ly KTX ĐH QG TP.HCM trưa 23.3 - Anh N.T.T cung cấp
Hãy thương những người đang làm nhiệm vụ!
Chị Nguyễn Phượng Hoàng, trú khu Linh Đàm, Q,Hoàng Mai, Hà Nội trao đổi: "Thân nhân đổ dồn đến để tiếp tế đồ, có người gửi cả tủ lạnh cho người thân trong khu cách ly. Đồ gửi thì chỉ có lực lượng chăm sóc ở đây phải vác lên tận phòng cho từng người vì không được gặp.
Tôi nghĩ như này thì quá mệt cho lực lượng phục vụ. Đây là đội ngũ cực kỳ quan trọng trong công tác phòng chống dịch, họ mà ốm xuống sẽ rất đáng lo.
Giấc ngủ của lực lượng đang làm nhiệm vụ ở KTX ĐH QG TP.HCM - Ảnh chụp màn hình
Số người phải cách ly không còn ít như trước đây, giờ là hàng ngàn hàng vạn rồi. Vừa phải lo ăn ở, giường chiếu, nhu yếu phẩm, các bữa ăn... lại còn phải bê vác đồ đạc thêm cho mọi người. Họ đang thực hiện nhiệm vụ giúp đồng bào cách ly, trong công cuộc chống Covid-19. Nhìn những hình ảnh trên mạng mà tôi nghẹn lại. Cá nhân tôi cho rằng thân nhân những người đang trong diện cách ly không nên đến các khu cách ly nữa. Hãy giảm tải cho cán bộ phục vụ. Người thân, con em mọi người trong 14 ngày cách ly vẫn được ăn uống, không thiếu thốn, nên hãy chịu khó một chút, sau 14 ngày về nhà, mọi người muốn ăn gì, mua gì cũng không ai có ý kiến".
Nên có quy định cụ thể về việc tiếp tế!
Nguyễn Minh Hiếu, du học sinh Hàn Quốc, từng cách ly tại khu cách ly Cần Giờ, TP.HCM, hiện đã trở về gia đình tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong thời gian anh ở khu cách ly Cần Giờ, anh cũng nói với người nhà ở nơi cách ly đầy đủ đồ ăn, uống, vật dụng cá nhân nên không cần thiết phải tiếp tế. "Nếu ai cũng đổ xô đi tiếp tế cho con em ở nơi cách ly, thì lực lượng bảo vệ, những người làm công việc chuyên môn sẽ rất cực khổ khi phải làm việc quần quật, không có thời gian nghỉ ngơi", Hiếu chia sẻ.
Anh N.T.T, trở về từ Mỹ, đang cách ly tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay hiện đang có không quy định cụ thể về việc tiếp tế cho người thân, không quy định tiếp tế giờ nào, hay tiếp tế món gì thì được, hay đồ không được tiếp tế. Theo quan sát của anh N.T.T, những ngày qua có nhiều người tiếp tế đồ cho người thân đang cách ly, bên cạnh đồ ăn thức uống trái cây có người còn tiếp tế cả quạt máy!
Dừng tiếp tế khi không cần thiết cũng là cùng cộng đồng chống Covid-19 - Ảnh chụp màn hình
Anh Lê Hồng Kỹ, quản trị viên Fanpage chống đại dịch Covid-19 - Sống tích cực, sống hiểu biết cho rằng nhất thiết phải có quy định về việc tiếp tế. "Cần phải có quy định cụ thể, cho tiếp tế cho người thân đang cách ly không, cái gì được tiếp tế, cái gì không, tần suất như thế nào... để mọi người tuân thủ làm theo. Chứ không thể chỉ đứng bên ngoài và phát xét người đi tiếp tế, đang không có quy định nào cả thì không thể trách họ đang làm đúng hay sai", anh Kỹ nói.
Tuy nhiên, chị Nguyễn Phượng Hoàng cho rằng, cần bổ sung quy định cụ thể về việc tiếp tế. Quan điểm của chị trong thời gian cao điểm cả nước cùng chống Covid-19, tại các khu cách ly không tiếp tế đồ đạc, không tiếp người thân, để người làm nhiệm vụ chuyên tâm công tác, giữ gìn sức khỏe.
Ký túc xá ĐHQG TP.HCM thành khu cách ly: Thầy cô dọn dẹp 'thế giới' của sinh viên Hưởng ứng lời kêu gọi từ ĐHQG TP. HCM, nhiều cán bộ, công nhân, viên chức đã tham gia hỗ trợ dọn dẹp, bảo quản đồ đạc của sinh viên tại Ký túc xá ĐHQG TP.HCM để làm khu cách ly chống dịch Covid-19. GIảng viên vận chuyển thùng carton vào Ký túc xá ĐHQG TP.HCM - Thế Nguyên Ngày 22.3, các cán...