33 ngân hàng thu lời trong vụ án Phan Văn Vĩnh
Qua điều tra hoạt động game bài RikVip/Tip.Club, Công ty thanh toán Quốc gia thu lợi hơn 1,5 tỷ đồng, các ngân hàng thu lợi bước đầu xác định là 965 triệu đồng.
Hàng loạt ngân hàng liên quan ra sao?
Trong số các ngân hàng, công ty thanh toán trung gian có liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ đang được TAND tỉnh Phú Thọ xét xử, Vietcombank được xác định là ngân hàng ký hợp đồng hợp tác kết nối thanh toán cho game bài RikVip/Tip.Club.
Nhưng do đường lối mở rộng điều tra và thời gian xử lý vụ án này đã hết, nên các cơ quan tố tụng chưa đưa ra xem xét ngay trong giai đoạn 1 của vụ án này. Theo kết luận của cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ, số tiền thu lời không có căn cứ của Vietcombank là trên 140 triệu đồng.
Cựu Chủ tịch VTC Online Phan Sào Nam.
Ngoài Vietcombank, 33 ngân hàng phát hành thẻ ATM giúp cho người chơi bạc sử dụng tiền trong thẻ ATM để đánh bạc trực tuyến chưa được xem xét tổng quan trong vụ án này.
Theo Cáo trạng của VKS Nhân dân tỉnh Phú Thọ, số tiền thu lời không có căn cứ của 33 ngân hàng phát hành thẻ ATM được hưởng từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến game bài RikVip/Tip.Club là trên 965 triệu đồng.
Ngoài ra, các ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho các đối tượng tổ chức đánh bạc trực tuyến game bài RikVip cũng chưa được xem xét trong giai đoạn 1 của vụ án.
Video đang HOT
Căn cứ kết quả thẩm vấn tại phiên tòa và kết quả tra soát của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ có trong hồ sơ vụ án cho thấy, các đại lý cấp 1, cấp 2 và người chơi bạc sử dụng thẻ tín dụng để nạp mua Rik.
Các đối tượng cũng dùng tài khoản ngân hàng để mua bán Rik với nhau. Đặc biệt theo đối soát của những người chơi bạc tại CQĐT thể hiện sao kê tài khoản ngân hàng và lời khai tại phiên tòa đều có nội dung “Chuyển tiền mua Rik”, “ Chuyển tiền game”,…
Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa cho thấy, các đại lý, con bạc không chỉ mở hàng chục tài khoản ngân hàng cho mình mà còn mượn cả tài khoản người thân, bạn bè để sử dụng cho việc mua bán Rik.
Cá biệt, tại phiên tòa bị cáo Nguyễn Trường Sơn khai còn vay ngân hàng BIDV 400 triệu đồng để đánh bạc. Khi vay, Sơn lập hợp đồng tín dụng với mục đích tiêu dùng cá nhân để được BIDV giải ngân.
Trong phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty CNC), Luật sư Trần Hồng Phúc đã phải thốt lên:
“Không hiểu sau giải ngân tiền vay, ngân hàng này kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng Nguyễn Trường Sơn như thế nào, trong khi tài khoản của Sơn dùng để mua bán Rik cũng được mở ngay chính tại BIDV.
Nội dung chuyển khoản công khai ghi chuyển tiền Rik, chuyển tiền game nhưng ngân hàng vẫn chấp thuận hạch toán?”
Tương tự, bị cáo Lê Anh Dũng (đại lý cấp 1) cũng khẳng định tại phiên việc đại lý thực hiện đổi Rik ra tiền và chuyển tiền cho người chơi bạc hoàn toàn bằng tài khoản ngân hàng. Nếu không có tài khoản ngân hàng sẽ không thực hiện được việc chuyển khoản tiền đổi Rik cho người chơi.
“Điều đáng đề cập ở đây là các ngân hàng hoàn toàn có thể kiểm soát giao dịch chuyển tiền vì nội dung chuyển khoản ghi rất rõ chuyển tiền Rik, tiền game và tên tài khoản người chơi,” Luật sư Trần Hồng Phúc nói.
Trả lời xét hỏi tại phiên tòa sáng 15/11, bị cáo Trần Đăng Khoa (đại lý cấp 1) khai sử dụng 12 tài khoản (9 tài khoản mang tên bị cáo và 03 tài khoản của người thân) để mua bán Rik với người chơi bạc. Khoa cũng có lời khai tương tự về việc công khai chuyển khoản mua bán Rik qua ngân hàng.
Ngoài các tổ chức tín dụng, Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đóng vai trò trung gian thanh toán không thể thiếu trong đường dây đánh bạc trực tuyến.
Mô hình kết nối giữa game bài RikVip/Tip.Club và các ngân hàng được thực hiện thông qua NAPAS. Đây là đơn vị xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia.
NAPAS được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam.
Cùng với Phan Văn Vĩnh, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa bị VKS nhận định có biểu hiện bảo kê cho Tổ chức đánh bạc.
Theo phương thức vận hành, người chơi nạp tiền qua ngân hàng, khi vào hệ thống do Công ty Nam Việt điều hành sẽ tự động kết nối với cổng thanh toán NAPAS để kết nối với các ngân hàng.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát kết luận, tổng số tiền Công ty NAPAS hưởng từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài RikVip/Tip.Club là 1,564 tỷ đồng.
Đây là khoản thu lời không có căn cứ pháp lý, nên Viện Kiểm sát kiến nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 để truy nộp Ngân sách Nhà nước.
theo infonet
Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa nói C50 không chịu trách nhiệm về công ty bình phong
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50-Bộ Công an) khai, C50 không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty CNC (công ty bình phong của C50), chỉ sử dụng công ty này khi C50 cần hóa trang nghiệp vụ.
Sáng nay (20/11), HĐXX yêu cầu cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50-Bộ Công an) lên bục khai báo để làm rõ hành vi bị cáo này bị cáo buộc "bảo kê" cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
Lời khai của bị cáo Hóa sáng nay có nội dung, C50 không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty bình phong (Công ty CNC), CNC phải hoạt động theo luật doanh nghiệp. C50 chỉ sử dụng công ty bình phong khi nào cần hóa trang trinh sát. Tức là công ty bình phong cũng giống như một công ty bình thường ngoài xã hội khác.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa.
Cáo trạng cho biết, với chức năng, nhiệm vụ được Bộ Công an giao đấu tranh phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, mà đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới soạn thảo một số văn bản và trực tiếp tham mưu cho Phan Văn Vĩnh - cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát để ký Quyết định số 158/QĐ-C41(C50) ngày 14/5/2015 về việc thành lập công ty bình phong thuộc Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công ty CNC) trái với Quyết định của Bộ Công an và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an. Đồng thời Nguyễn Thanh Hóa còn đề nghị lãnh đạo Tổng cục cảnh sát cho Công ty CNC được thuê sử dụng trụ sở số 10 Hồ Giám, Đống Đa, Hà Nội do Tổng cục cảnh sát quản lý, tạo ra rào cản đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm.
Ngoài ra, bị cáo Hóa biết Công ty CNC hoạt động tổ chức đánh bạc không ngăn chặn, xử lý mà còn tham mưu, ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tổ chức đánh bạc, bao che không cho các phòng nghiệp vụ có chức năng phòng chống tội phạm công nghệ cao được xác minh, xử lý; Khi Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo hành vi đánh bạc của 2 game bài Rikvip.com và 23zdo.com có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nguyễn Thanh Hóa không chấp hành ý kiến chỉ đạo, đến khi có văn bản lần thứ 2 sau 50 ngày mới chỉ đạo Phòng Tham mưu, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, nhưng báo cáo không trung thực để che giấu hành vi phạm tội của Công ty CNC; chỉ đạo ông cấp dưới soạn thảo văn bản ký hợp thức trình Phan Văn Vĩnh để che giấu việc góp vốn bằng lợi thế nghề nghiệp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an.
Về động cơ, mục đích, Nguyễn Thanh Hóa khai, cho Công ty CNC tổ chức đánh bạc là để tạo: "nguồn thu từ hoạt động thí điểm này được dùng để đầu tư, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm là một nhiệm vụ chiến lược của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao". Nhưng thực tế hơn 2 năm công ty CNC tổ chức đánh bạc trên mạng Internet thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng, không có một khoản tiền nào từ hoạt động cờ bạc này được đầu tư cho Hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng, mà chỉ có một khoản rất nhỏ so với tổng doanh thu (chi 700 triệu đồng và một bộ phần mềm diệt virus Symantec trị giá 30.000 USD cho Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao). Trong khi đó, việc sống, còn trong vận hành game đánh bạc của Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm hoàn toàn phụ thuộc quyết định vào Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa. Do vậy, xét về bản chất thì hành vi của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu "bảo kê".
Do vậy, việc xem xét xử lý hành vi của Nguyễn Thanh Hóa mới dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"được quy định tại Khoản 3 Điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại Điều 7 Bộ luật Hình sự thì hành vi phạm tội của Nguyễn Thanh Hóa được áp dụng xử lý theo điểm a khoản 2 Điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hai người đàn ông bí ẩn trong vụ án Phan Văn Vĩnh là ai? Phan Sào Nam khai đã chuyển cho hai người đàn ông bí ẩn này cất giữ vàng, đô la Mỹ, trị giá 530 tỷ đồng. Theo cáo buộc, do có mối quan hệ trước đây cùng công tác ở công ty VTC công nghệ và nội dung số, cuối năm 2014, Hoàng Thành Trung (SN 1978, ở Hoàng Mai, Hà Nội) tìm gặp...