312.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản trả lời các ý kiến đề xuất chính sách hỗ trợ chống dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM.
Cụ thể Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, từ năm 2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế – xã hội trong nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hệ thống các tổ chức tín dụng đã tổ chức triển khai quyết liệt, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và đã đạt được nhiều kết quả.
Đầu tiên là ngân hàng hiện nay đang thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 01, Thông tư số 03 và Thông tư số 14 khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ ngành hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Thứ 2 là ngành ngân hàng TP.HCM đã tổ chức công tác phối hợp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó các ngân hàng thành phố đã trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp cụ thể từng trường hợp theo danh sách doanh nghiệp phản ánh qua các sở ngành, quận huyện và hiệp hội các doanh nghiệp gửi đến thông qua Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đầu mối và theo dõi kết quả xử lý.
Video đang HOT
Doanh nghiệp bất động sản mong muốn được giãn nợ, giảm lãi suất. ẢNH ĐÌNH SƠN
Thứ 3 là hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thông qua tổ chức triển khai thực hiện chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Năm 2021 có 11 thương hiệu ngân hàng trên địa bàn đăng ký tham gia gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với tổng số tiền đăng ký cho vay là hơn 312.000 tỉ đồng.
“Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đề nghị các doanh nghiệp khi có nhu cầu hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ miễn, giảm lãi, phí liên quan đến Thông tư 03 có thể liên hệ trực tiếp với tổ chức tín dụng doanh nghiệp đang vay để được xem xét giải quyết, trong đó yêu cầu tổ chức tín dụng nói rõ lý do trong trường hợp không giải quyết. Khi đó, các doanh nghiệp có thể phản ánh, kiến nghị đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng tại địa bàn TP.HCM bằng văn bản gửi về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. Đối với các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến nội dung Thông tư 03 có thể gửi về cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, là cơ quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho hay.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri TP.HCM
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi sau khi được bầu làm đại biểu Quốc hội, đơn vị huyện Hóc Môn - Củ Chi, TP.HCM.
Sáng 11/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có mặt tại TP.HCM để cùng tổ đại biểu số 10 dự Hội nghị trực tuyến tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri huyện Củ Chi.
Tổ đại biểu số 10 (huyện Hóc Môn - Củ Chi) gồm các đại biểu: Ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM; thiếu tướng Phan Văn Xựng, Thành ủy viên, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự TP, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM.
Tháng 6/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại TP.HCM tỷ lệ 96,65% phiếu bầu. Đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi kể từ khi được tín nhiệm bầu làm đại biểu đơn vị này. Chiều cùng ngày, tổ đại biểu số 10 sẽ tiếp tục tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hỏi thăm cử tri huyện Củ Chi sáng 11/10. Ảnh: Duy Anh.
Trước đó, đầu tháng 10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có 2 buổi tiếp xúc chuyên đề với cử tri là doanh nghiệp và cử tri ngành y tế.
Tại các buổi tiếp xúc này, ông chia sẻ với những ảnh hưởng nặng nề mà TP.HCM phải gánh chịu trong đợt dịch thứ 4. Chủ tịch nước nhiều lần nhấn mạnh và biểu dương sự hy sinh thầm lặng, dũng cảm, và những cống hiến của lực lượng tuyến đầu trong đại dịch.
Ông cũng nhận định đỉnh dịch tại TP.HCM đã qua nhưng những thiệt hại vừa qua là quá lớn. Thành phố còn nhiều vấn đề phải giải quyết để giữ cuộc sống của nhân dân bình yên.
Trong chương trình hành động trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Xuân Phúc cam kết sẽ thúc đẩy việc triển khai 4 chương trình phát triển của thành phố gồm: Chương trình đột phá đổi mới quản lý, chương trình phát triển hạ tầng, chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa, chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và sản phẩm chủ lực.
Chủ tịch nước cũng bày tỏ sự chú trọng đến những vấn đề thiết thực về kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân như thúc đẩy môi trường đầu tư, giảm thời gian, chi phí về thủ tục hành chính. Sức khỏe người dân, môi trường sinh thái phải được bảo vệ, đảm bảo an ninh, an toàn. Người nghèo, người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách cần được quan tâm hơn.
TP.HCM dự kiến mở cửa lại vận tải hành khách liên tỉnh sau 1/11, cho người dân du lịch đến các tỉnh khác Tối 8/10, trong chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã trực tiếp giải đáp thắc mắc với chủ đề " Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới". Chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và Cục Phát thanh Truyền...