3.000 người nước ngoài được cấp phép vào TP.HCM
Khoảng 3.000 lao động là chuyên gia, nhân sự cao cấp, nhà đầu tư, quản lý, kỹ sư… được cấp phép nhập cảnh TP.HCM để giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất.
Ngày 2/7, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM cho biết, để được cấp phép nhập cảnh, doanh nghiệp cần gửi hồ sơ của người nước ngoài đến Sở. Hàng tuần, tổ công tác UBND thành phố gồm 9 sở, ngành xem xét những trường hợp đủ điều kiện, gửi sang Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) làm thủ tục cấp visa (thị thực nhập cảnh).
“ Tùy theo số lượng doanh nghiệp gửi lên, chúng tôi sẽ xem xét cấp phép cho họ vào làm việc tại thành phố. Danh sách người nhập cảnh được công bố trên trang web của Sở để doanh nghiệp nắm thông tin“, ông Lâm nói và cho biết việc cấp phép nhằm tạo điều kiện doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch.
Từ ngày 8/6 đến nay, Sở LĐ-TB&XH có 5 đợt cấp phép cho người nước ngoài vào TP.HCM. Nhiều nhất vẫn là lao động đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức… Có 82 người là vợ, con của người nước ngoài được cấp phép vào Việt Nam.
Người nước ngoài thực hiện kiểm tra y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất trước khi nhập cảnh hôm 18/3.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, người nước ngoài nhập cảnh phải khai báo y tế, đo thân nhiệt, lấy mẫu xét nghiệm ngay tại sân bay. Sau thời gian cách ly 14 ngày nếu có kết quả âm tính với nCoV, lao động nước ngoài mới được đến doanh nghiệp làm việc.
Về phía doanh nghiệp, ông Kim Vĩnh Cường, Phó Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân) cho biết, công ty có khoảng 300 chuyên gia, quản lý người Trung Quốc, Đài Loan. Để đảm bảo phòng dịch, công ty chưa cho phép số chuyên gia này sang làm việc.
“ Chúng tôi sẽ cân nhắc cho chuyên gia nước ngoài quay lại làm việc khi tình hình dịch bệnh nước sở tại được kiểm soát”, ông Cường nói và cho biết công ty thường xuyên đào tạo lao động để đáp ứng công việc mà chuyên gia nước ngoài để lại.
Trước đó, Việt Nam dừng cấp thị thực với người nước ngoài từ 0h ngày 18/3 để bảo đảm công tác phòng chống dịch CPVID-19.
Hiện, Việt Nam ghi nhận 355 ca nhiễm, trong đó 336 người khỏi bệnh. 77 ngày qua không lây nhiễm nCoV cộng đồng. Còn 19 người đang điều trị tại 7 cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định. Trong đó, 4 người âm tính lần một, 4 người âm tính lần hai.
Hãng hàng không Việt nào đang sử dụng phi công Pakistan?
Jetstar Pacific từng khẳng định không sử dụng phi công Pakistan hoặc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ do Pakistan cấp. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát, hãng bay này có 1 phi công người Pakistan.
Cục Hàng không Việt Nam mới phát đi thông cáo về kết quả rà soát phi công người nước ngoài liên quan đến vụ bê bối hàng trăm phi công dùng bằng lái giả tại Pakistan.
Kết quả rà soát cho thấy có 27 phi công người Pakistan được cục cấp giấy phép hoạt động tại các hãng bay của Việt Nam.
Trong đó có 6 người làm cho Vietnam Airlines, 4 người làm cho Jetstar Pacific và 17 người làm cho VietJet. Thời điểm cục kiểm tra, chỉ có 12/27 phi công đang làm việc cho các hãng, 15 trường hợp còn lại đã hết hạn hợp đồng hoặc do dịch bệnh đã về nước.
Jetstar Pacific có 1 phi công là người Pakistan
Trong 12 trường hợp người lái đang khai thác hiện nay có 11 người lái đang khai thác cho hãng Hàng không Vietjet, 1 người lái là của hãng Hàng không Jetstar Pacific.
Tuy nhiên, trước đó Jetstar Pacific từng khẳng định không sử dụng phi công Pakistan hoặc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ do Pakistan cấp.
Cục Hàng không khẳng định việc cấp giấy phép lái máy bay cho 27 phi công Pakistan tuân thủ quy chế an toàn hàng không của Việt Nam và quy định tại Phụ ước 1 - Công ước Chicao về hàng không dân dụng. 27 người này được xác định không liên quan đến các vấn đề sự cố hay uy hiếp an toàn bay trong thời gian qua.
Sau bê bối bằng giả của hàng trăm phi công Pakistan, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng bay tạm thời không phân lịch bay cho các phi công nêu trên cho đến khi có thông báo mới của cục.
Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, tổng số phi công nước ngoài đang hoạt động tại nước ta hiện nay là 1.223 người.
Trong đó, Vietnam Airlines có 309 người lái (chiếm 25,7% trên tổng số 1.203 người lái); Jetstar Pacific có 145 người lái (chiếm 70,3% tổng số 206 người lái); VietJet có 622 người lái (chiếm 75,6% trên tổng số 823 người lái); Bamboo có 147 người lái (chiếm 58,6% trên tổng số 251 người lái).
Bộ KH&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ ngăn người Trung Quốc mua đất vị trí trọng yếu Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ sẽ nghiên cứu, tham mưu để Chính phủ ban hành chỉ thị mới để quản lý vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất vị trí trọng yếu. Sáng 25/5, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội liên quan việc Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị cử tri về việc người Trung...