300 tờ báo Mỹ đã thu phí đọc báo online
Washington Post, tờ báo gối đầu giường của nhiều chính khách/công chúng Mỹ sẽ thu lệ phí trên mạng từ 1.1.2013.
Washington Post, tờ báo gối đầu giường của nhiều chính khách/công chúng Mỹ sẽ thu lệ phí trên mạng từ 1.1.2013.
Vậy là tại Mỹ, nước có nền báo chí đa dạng, quê hương của computer và internet, hiện đã có hơn 300 nhật báo sử dụng hệ thống thu tiền lệ phí nơi người đọc báo dưới nhiều hình thức “paywall” và chỉ cho đọc miễn phí một số bài vở và thông tin mà thôi.
Đến năm 2014, theo công ty nghiên cứu Outsell dự đoán, con số này sẽ tăng lên ít nhất 400 tờ người đọc sẽ phải trả lệ phí. Có thể nói đây là phong trào báo chí Mỹ tìm về sinh lộ trong thời đại tin học, báo chí phải thích nghi, thay đổi để sinh tồn, nếu không muốn bị đào thải. Dĩ nhiên trước thay đổi lớn của một ngành được mệnh danh là quyền lực thứ tư, ắt phải có các ý kiến khác nhau.
Các chủ báo ủng hộ hết mình. Đại công ty McClatchy sở hữu nhiều tờ báo lớn toàn quốc Mỹ đã bắt đầu thu tiền trên các nhật báo của công ty. Còn công ty Gannett, chủ nhiều tờ báo địa phương cũng thu lệ phí trên báo của mình. Chỉ trừ tờ báo lớn nhất, phát hành toàn quốc của công ty là tờ USA Today, thì Gannet chưa thu. Còn đại tỉ phú Warren Buffett, chủ của công ty đầu tư Berkshire Hathaway có nhiều phần hùn trong nhiều tờ báo, cho rằng thu tiền đọc báo trên mạng là chìa khoá để ngành báo chí có doanh thu.
Video đang HOT
Nhưng ý kiến của người làm báo chuyên nghiệp, ăn lương cố định thì vẫn chống lại. Có người nghĩ paywall không phải là giải pháp áp dụng được trên toàn cầu và thậm chí có thể gây tác dụng ngược. Nhà báo Alan Mutter, cựu chủ bút của các tờ Chicago và San Francisco, nói “việc đó không giải quyết được vấn đề”. Ông giải thích tính về doanh thu, tờ báo mất 13 USD ở bản in thì mới thu được 1 USD ở bản trực tuyến. “Paywall loại bỏ người đọc và điều này về mặt chiến lược là không tốt bởi chúng ta đang cần có thêm độc giả”, ông Alan Mutter nói.
Trái với Mutter, nhà báo Dean Starkman của tạp chí Columbia Journalism Review cho rằng Washington Post sử dụng paywall “là bước đi rất tốt mà đáng lẽ nên làm từ lâu”. Nhà phân tích báo chí Ken Doctor thuộc công ty nghiên cứu Outsell, nhận xét mô hình paywall đang thành công và dự đoán có ít nhất 400 đầu báo Mỹ sẽ dựng các hàng rào về nội dung vào cuối năm 2013.
Nhiều tờ báo lâu đời ở Mỹ đã phải thay đổi vì/do thời đại mới, thời đại dùng kỹ thuật số để làm báo. Thời đại mới, kỹ thuật mới, con người mới, thì nghề báo cũng phải đổi mới, người làm báo cũng phải đổi mới và chính độc giả cũng phải đổi mới. Định luật của cuộc sống: không biến đổi sẽ bị đào thải!
Truyền thông đại chúng – phát thanh, phát hình, báo chí nói chung – đều gặp vô vàn khó khăn do thời đại gây ra. Độc giả báo ngày càng bớt. Quảng cáo là nguồn lợi lớn nhất cho đời sống vật chất của truyền thông cũng giảm trên báo giấy vì trên truyền hình kỹ thuật số hạ giá.
Báo chí phải thích nghi để sinh tồn, sử dụng internet để phát triển thay vì để cho internet đào thải. Hầu hết các báo giấy lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc bây giờ đều đã điện tử hoá tờ báo giấy của mình. Hầu hết việc làm báo, làm tin, viết nghị luận, gửi bài vở, hình ảnh, lên khuôn, gửi nhà in bây giờ làm bằng kỹ thuật số, đỡ tốn hơn xưa.
Hầu hết báo giấy bây giờ đều mở blog, web, mở mục kiếm bài, tài liệu ngay trên web của báo, được chuyển khắp hoàn cầu trên xa lộ thông tin, để mở rộng độc giả, thu thêm quảng cáo và tiền mua bài có tính toàn cầu. Có nhiều thông tin, nghị luận độc giả báo điện tử phải ghi danh, trả lệ phí như mua bài mới mở ra đọc được.
Báo điện tử cũng có những kỹ thuật quảng cáo rất thành công, thu hút nhiều chủ hàng và bắt người đọc phải xem quảng cáo rồi mới vào đọc thông tin, nghị luận. Thương mại bây giờ có tính toàn cầu với WTO. Buôn bán trên mạng bây giờ rất phổ thông, tiện lợi và phát triển. Xem, chọn hàng, trả giá mua trên mạng, trả tiền trên mạng, hàng gửi tới tận nhà. Nên quảng cáo trên báo điện tử cũng rất cần.
Báo chí đang có nhiều chỉ dấu cho thấy đã tìm ra phương thức tồn tại trên internet. Trong thời đại tin học, trái đất trở thành làng toàn cầu, các nước láng giềng trên không gian ảo nhưng đang trở thành hiện thực.
Theo Vi Anh
Sài Gòn Tiếp Thị
Newsweek "cáo phó" bản in
Sau gần 80 năm tồn tại, tạp chí nổi tiếng thế giới Newsweek đã ra ấn bản cuối cùng hôm 24-12. Trong ấn bản này, Newsweek đăng trên trang bìa bức ảnh chụp trụ sở chính của tạp chí ở Manhattan, thành phố New York (Mỹ), kèm theo đó là lời chào tạm biệt với những độc giả trung thành của mình. Dấu thăng (#) được sử dụng ở đây tượng trưng cho thời đại kỹ thuật số - tương lai mà Newsweek đang hướng tới.
Ấn bản cuối cùng của tờ Newsweek
Như vậy, từ năm 2013, Newsweek sẽ chuyển hoàn toàn sang ấn bản kỹ thuật số. Tổng biên tập Tina Brown mô tả sự kiện này mở ra "một chương mới" cho tạp chí. Trong một bài báo có tựa đề "Newsweek sang trang", bà Tina viết: "Chúng tôi đang thay đổi Newsweek chứ không phải nói lời tạm biệt. Quyết định bỏ ấn bản báo in là do những thách thức kinh tế trong lĩnh vực xuất bản và phát hành chứ không phải do chất lượng tờ báo".
Việc đề xuất chuyển sang định dạng kỹ thuật số và đổi tên thành Newsweek Global đã được đưa ra hồi tháng 7 bởi Barry Diller, người đứng đầu tập đoàn IAC/Interactive Corp và chủ sở hữu của Newsweek. Tạp chí uy tín này đã giảm một nửa lượng bạn đọc kể từ năm 2006 đến nay, đồng thời thua lỗ 22 triệu USD trong tài khóa 2012. Cái "chết" của ấn bản báo in là do doanh thu quảng cáo sụt giảm trong khi ngày càng nhiều độc giả tìm đọc thông tin trên mạng internet hay trên điện thoại di động. Với việc đóng cửa báo in, Newsweek sẽ tiết kiệm được các chi phí như in ấn, bưu phí và phát hành. Tờ báo này cũng sẽ sa thải những nhân viên không cần thiết.
Ra đời năm 1933, Newsweek trở thành tuần báo lớn thứ hai của Mỹ, sau Time. Cũng như Time, Newsweek có ảnh hưởng rất rộng lớn đến các chính trị gia trên toàn thế giới.
Theo ANTD
Sau điều tra của Leveson, Anh sẽ uốn nắn báo chí? Thẩm phán Brian Leveson vừa công bố 2.000 trang tài liệu về cuộc điều tra "hoạt động sai trái của báo chí Anh" hôm 29.11. Cuộc điều tra xảy ra sau hàng loạt vụ báo tư nhân ở Anh bị cáo buộc nghe lén người dân và nhân vật nổi tiếng để moi tin. Báo chí Anh lo ngại sẽ bị "điều chỉnh"...