300 tấn hàng tỉnh Hòa Bình gửi đã tới, xe chở hàng phân phối ngay tới người dân
Sáng 14-8, đoàn tàu chở 300 tấn hàng nhu yếu phẩm: gạo, dầu, mì, bí ngô, nước mắm, cá khô… mà người dân tỉnh Hòa Bình gửi vào Bình Dương và TP.HCM đã đến ga Sóng Thần (Bình Dương).
Đoàn tàu chở hàng hóa, nhu yếu phẩm dài 11 toa – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Ông Nguyễn Bình Minh – giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt miền Nam (Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội) – cho biết công ty đã miễn phí cước vận chuyển cho đoàn tàu gồm 11 toa hàng hóa mà tỉnh Hòa Bình gửi vào Bình Dương và TP.HCM.
Sau khi tàu đến ga Sóng Thần, đơn vị đã bàn giao 9 toa cho các đơn vị của TP.HCM và 2 toa cho người dân Bình Dương.
Theo ghi nhận, sáng cùng ngày, hàng chục chiếc xe tải của các quận huyện, Thành phố Thủ Đức và đơn vị đầu mối TP.. đã có mặt để đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm lên xe.
“Trên tinh thần hàng hóa tới là phải phân phối liền tới tay bà con. Do đó, ngay từ sáng xe của các quận huyện, Thành phố Thủ Đức… đã chủ động đến nhận hàng chở đi phân phối trong địa bàn”, bà Mai Thị Tuấn, cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, nói.
Xe từ các đơn vị tại TP.HCM chờ dỡ hàng để đưa đi phân phối cho bà con – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Video đang HOT
Hàng hóa bà con tỉnh Hòa Bình gửi gồm gạo, dầu, mì, bí ngô, nước mắm, cá khô, sữa, măng .. – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Chỉ sau 2 ngày kêu gọi vận động, chính quyền, bà con các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã quyên góp được khoảng 300 tấn hàng là nhu yếu phẩm gửi tặng TP.HCM, Bình Dương chống dịch COVID-19.
Hôm 11-8, tại buổi vận chuyển hàng hóa xuống ga Giáp Bát (Hà Nội) để đưa lên tàu gửi vào Bình Dương và TP.HCM, bà Đặng Bích Ngọc – phó chủ tịch thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình – cho biết mặc dù Hòa Bình còn nhiều khó khăn nhưng chỉ sau hai ngày kêu gọi, đã có được lượng hàng lớn trị giá hơn 4 tỉ đồng từ bà con, doanh nghiệp trong tỉnh.
“Bà con các đồng bào dân tộc xúc động khi nhận được lời kêu gọi, người mang cái nhỏ, người mang cái to, có người mang tới vài cân gạo, ít măng, ít ớt để gửi vào”, bà Ngọc cho hay.
Bên trong toa tàu chở gạo – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Cách đo nồng độ oxy trong máu cho F0 cách ly tại nhà
Các F0 được theo dõi tại nhà có thể dùng máy đo nồng độ oxy trong máu để kiểm tra nhưng cần sử dụng đúng cách, thông báo cho nhân viên y tế khi chỉ số bất thường.
Tiến sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết dấu hiệu sinh tồn (chỉ số sinh tồn) để nhận biết trạng thái sống còn của cơ thể con người.
Trong y học, đặc biệt là chuyên ngành hồi sức cấp cứu - chống độc, các đơn vị chăm sóc đặc biệt, 4 dấu hiệu sinh tồn chủ yếu là: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở luôn được theo dõi liên tục qua máy theo dõi người bệnh (monitor).
Ngoài ra, dấu hiệu oxy hóa máu ngoại vi (SpO2) cũng được coi là một chỉ số sinh tồn quan trọng. "SpO2 là chỉ số sống cơ bản đầu tiên trong theo dõi bệnh nhân nặng, nguy kịch, đặc biệt là các trường hợp suy hô hấp phải thở máy. Khi theo dõi các bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là Covid-19, chỉ số SpO2 giúp bác sĩ tiên lượng mức độ nặng để xử trí hoặc chuyển người bệnh kịp thời đến đơn vị hồi sức", tiến sĩ Hoàng Công Tình cho hay.
SpO2 được tính bằng đơn vị (%), là tỷ lệ hemoglobin có chứa oxy so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Khi chúng ta hít vào, không khí giàu oxy sẽ đi vào phổi, hemoglobin (thành phần quan trọng nhất của máu) sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến mọi nơi trong cơ thể để đảm bảo duy trì sự sống. Khi chúng ta thở ra, không khí từ nghèo oxy sẽ đi từ phổi ra môi trường bên ngoài, kéo theo khí CO2.
Máy theo dõi SpO2 cầm tay rất tiện dụng, nhỏ gọn, chạy bằng pin, có thể cơ động nhanh nên rất quan trọng đối với y tế cơ sở, các bệnh viện dã chiến, sàng lọc bệnh nhân ban đầu hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà. Ảnh: 24x7Magazine.
Quá trình vận chuyển này được thực hiện khi hemoglobin (Hb) kết hợp với oxy tạo thành HbO2. Nếu tất cả phân tử hemoglobin trong máu đều gắn với oxy, độ bão hòa oxy máu là 100%. Một người khỏe mạnh bình thường, độ bão hòa oxy máu dao động trong khoảng 95-100%.
Theo TS Tình, máy theo dõi SpO2 cầm tay rất tiện dụng, nhỏ gọn, chạy bằng pin, có thể cơ động nhanh nên rất quan trọng đối với y tế cơ sở, các bệnh viện dã chiến, sàng lọc bệnh nhân ban đầu hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà.
Kỹ thuật kết nối với bệnh nhân rất đơn giản, không xâm lấn, chỉ cần kẹp vào đầu ngón tay hoặc ngón chân là có thể đọc được kết quả. Đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay với bộ phận cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2 (%).
Sự biến thiên của sóng xuyên qua ngón tay sẽ cho ra giá trị SpO2. Các bệnh nhân có chỉ số SpO2 dưới 90% cần được chuyển đến các trung tâm hồi sức tích cực để theo dõi và điều trị kịp thời.
Các F0 không triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ được theo dõi tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đọc đúng thông số, báo cho nhân viên y tế khi nhịp mạch, chỉ số SpO2 bất thường.
Bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, hướng dẫn các bước để kiểm tra độ bão hòa oxy trong máu (SpO2):
- Không để móng tay dài, móng giả.
- Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
- Xoa 2 bàn tay để làm ấm tay.
- Bật máy, đưa ngón tay giữa hoặc ngón trỏ vào miệng của máy để ngón tay được kẹp chặt.
- Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.
- Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.
Nếu chỉ số SpO2 thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, phải nhập viện. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Theo bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khi SpO2 92%, F0 có biểu hiện suy hô hấp, bao gồm cảm giác khó thở nhiều, thở nhanh> 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, cũng cần được nhập viện ngay để theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Minh cũng lưu ý các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối trường hợp ngộ độc carbon monoxide, hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân có thể trang bị một thiết bị đo SpO2. Tuy nhiên, các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện rất nhiều và đa dạng. Người dân cần chọn lọc thông tin và lựa chọn phù hợp, tránh những sản phẩm bị "thổi phồng" công dụng.
40 F1 ở Hòa Bình liên quan F0 Hà Nội đều có kết quả âm tính Một công nhân nữ ở Thạch Thất, Hà Nội làm việc ở Hòa Bình vừa phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, tỉnh Hòa Bình đã nhanh chóng truy vết được 40 F1 tiếp xúc gần với bệnh nhân, hơn 100 F2 có liên quan. Ngày 23/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình cho biết, khoảng 10h30 ngày 22/7, đơn vị...