3 việc làm đơn giản mỗi ngày giúp thận của bạn luôn khỏe mạnh
Thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, bởi vậy bảo vệ thận chính là bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Hãy làm ngay những việc đơn giản dưới đây để thận của bạn khỏe mạnh mỗi ngày nhé.
1. Ăn nhiều thực phẩm màu đen
Theo y học Trung Quốc, các thực phẩm màu đen rất tốt cho thận. Ngoài màu đen tuyệt đối, các loại thực phẩm này còn có thể có màu khác như như nâu, tím…
Sở dĩ nên bổ sung các loại thực phẩm này vì chúng có chức năng nuôi dưỡng gan và thận, tăng cường lá lách và dạ dày, kích hoạt máu và thị lực.
Các loại thực phẩm màu đen giúp thận khỏe mạnh
Dưới đây là danh sách các thực phẩm màu đen tốt cho sức khỏe và giúp thận của chúng ta khỏe mạnh mỗi ngày các bạn có thể tham khảo:
Các loại ngũ cốc: đậu đen, gạo lứt, kê đen, ngô đen, mè đen,…
Các loại rau: tỏi đen, nấm đen, khoang lang tím, khoai môn, cà tím, cà rốt tím,…
Các sản phẩm thủy sản: cá trắm đen, cá trôi, cá chuối, rong biển…
Gia súc và gia cầm: gà xương đen, lừa đen, trứng đen, dê đen, lợn đen,…
Trái cây: việt quất, mận, táo đen, nho đen,…
2. Uống nhiều nước
Nước là chất trung gian để mang chất dinh dưỡng đi đến các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng là thành phần liên quan trực tiếp đến sự trao đổi chất của cơ thể.
Nước ảnh hưởng đến hoạt động của chức năng thận
Nếu không cung cấp cho cơ thể lương nước vừa đủ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của chức năng thận. Hơn nữa, việc này còn có thể gây ra nhiễm độc do giữ lại chất thải trong quá trình trao đổi chất, làm tăng gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ sỏi thận, viêm thận và các bệnh liên quan đến thận.
Video đang HOT
3. Xoa bóp, massage chân
Bàn chân nói chung và lòng bàn chân nói riêng chứa tới hơn 30 huyệt và hơn 60 vùng phản xạ của con người. Nếu chúng ta thường xuyên xoa bóp, massage lòng bàn chân có thể tác động tới các huyệt và giúp điều phối các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu.
Massage lòng bàn chân có thể tác động tới các huyệt
Trước khi đi ngủ, bạn nên chuẩn bị một chậu nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40C để ngâm chân. Thời gian ngâm chân trong vòng 10 phút. Sau đó bạn có thể xoa bóp massage toàn bộ vùng chân và nhấn mạnh ở lòng bạn chân cho đến khi bàn chân nóng lên. Với cách làm này, thực hiện thường xuyên và đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cho thận của bạn luôn khỏe mạnh.
Nhưu vậy, trên đây là những việc làm đơn giản ngay tại nhà bạn có thể thực hiện để giúp thận của mình khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Đây là loại quả mà người Việt chỉ coi là cỏ dại, sang Nhật được tôn như "thảo dược quý" chữa đủ thứ bệnh, bán giá 700k/kg vẫn cháy hàng
Chúng ta có biết bao loại thực phẩm hay vị thuốc thiên nhiên cực tốt, dù chỉ mọc dại nhưng lại có tác dụng trị bệnh hiệu quả, khi sang nước ngoài chúng bỗng trở thành "hàng hiếm".
Việt Nam may mắn có được khí hậu, địa hình và hệ sinh thái đa dạng để cây cỏ sinh sôi, phát triển tốt. Nhờ vậy, chúng ta có biết bao loại thực phẩm hay vị thuốc thiên nhiên cực tốt, dù chỉ mọc dại nhưng lại có tác dụng trị bệnh hiệu quả, khi sang nước ngoài chúng bỗng trở thành "hàng hiếm", bán giá cắt cổ vẫn được tìm mua ầm ầm.
Trái tầm bóp được bày bán tại các siêu thị nước ngoài.
Trái tầm bóp (hay còn gọi là trái thù lù hay trái lồng đèn) cũng là một trong số đó. Ở Việt Nam, nó thường mọc dại ở bờ, bụi nhưng khi sang Nhật Bản và Trung Quốc, trái tầm bóp này có giá lên tới khoảng 700k/kg. Người Nhật mua trái tầm bóp về để ăn, nấu canh, hoặc dùng như một vị thuốc có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt...
Trong Đông y, tầm bóp cũng là một loại thuốc quý
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, không chỉ quả tầm bóp mà tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể sử dụng để trị bệnh. Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho. Ngoài ra, loại quả này còn có thể phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận ví dụ sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt.
Trong Đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết... Chủ trị các chứng bệnh cảm sốt, tiểu đường, viêm họng, khan tiếng, ho khan hoặc ho có đờm, thủy đậu, ban đỏ, nóng trong, nôn ói, sưng đau yết hầu, bệnh tay chân miệng.
Theo y học hiện đại, cây tầm bóp có những tác dụng như kháng khuẩn, giảm lượng đường trong máu, hạ huyết áp, chống co thắt, chống nấm, chống đông máu...
Dưới đây là những cách sử dụng tầm bóp để trị bệnh:
1. Chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm
- Chuẩn bị 50g cây tầm bóp tươi. Nếu dùng khô thì lấy 15g.
- Đem cây tầm bóp đi rửa sạch, sắc với 500ml chia uống nhiều lần trong ngày.
- Bạn nên kiên trì dùng thuốc liên tiếp trong ít nhất 3 đến 5 ngày để có được kết quả mong muốn.
Cây tầm bóp có thể tận dụng để trị nhiều bệnh.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Chuẩn bị 20-30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa.
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi nấu chung với nhau trong khoảng 20 phút. Gạn lấy nước uống mỗi ngày một lần. Mỗi liệu trình dùng thuốc cần uống liên tục trong 5-7 ngày.
3. Điều trị tay chân miệng, nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu
- Dùng 50-100g tầm bóp tươi (tương đương 15-30g cây khô. Đem sắc thuốc lấy nước đặc uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
4. Hỗ trợ điều trị các loại ung thư phổi, ruột, gan, cổ tử cung, vòm họng, mũi
- Lấy 30g cây tầm bóp khô, 40g cây bách giải. Cho 2 nguyên liệu trên vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 700ml thì ngưng. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.
5. Cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật
- Lấy lượng đủ dùng lá và đọt non cây tầm bóp tươi. Đem nguyên liệu đi nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong bữa chính. Mỗi tuần ăn 2-3 lần để nâng cao thể trạng, góp phần phòng chống ung thư, tiểu đường và các bệnh lý khác.
6. Trị mụn nhọt
- Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đắp nơi bệnh.
7. Trị nhọt vú, đinh độc
- Dùng 40-80g tầm bóp tươi đem giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp ngoài. Có thể nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.
Lưu ý:
- Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng lâu dài cũng không tốt. Trước khi dùng tốt nhất nên tham khảo ý kiến, liều lượng của thầy thuốc.
- Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn... thì nên ngưng uống ngay.
Nếu trong quá trình điều trị bạn thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn... thì nên ngưng uống ngay.
- Phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng.
- Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc tây, cần thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp vì chúng có thể làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ không tốt.
- Cuối cùng, lương y Sáng khuyến cáo cây tầm bóp rất dễ bị nhầm lẫn với lu lu đực - một loại cây chứa độc tố solanin.
Đặc điểm phân biệt: Nếu như hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng thì hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Mọi người cần lưu ý điều này để mua cho đúng.
Cây lu lu đực khá giống với cây tầm bóp.
Hướng dẫn tập luyện phòng tránh các bệnh về thận Tập luyện không những giúp tăng cường trao đổi chất, hạn chế nguy cơ béo phì mà phương pháp này còn rất tốt cho thận. Tập luyện giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh thận đối với người khỏe mạnh và kiểm soát triệu chứng ở bệnh nhân đang điều trị bệnh thận. Ngày nay, người mắc các bệnh về thận như sỏi thận,...