3 vàng 1 đen, dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang suy mòn
Bạn có thể đang bị bệnh ở gan nếu da và mắt ám sắc vàng, nước tiểu vàng sẫm còn môi thâm đen.
Nằm bên phải trong ổ bụng, gan có cân nặng khoảng 1,2 kg. Đây là bộ phận rất quan trọng, làm việc chăm chỉ trong cơ thể. Gan hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, chuyển thành năng lượng để sử dụng trong tương lai. Cơ quan này cũng đóng vai trò giải độc và bài tiết các chất độc hại ra khỏi máu.
Bệnh về gan có thể do di truyền hoặc một số tác nhân khác như virus, sử dụng rượu, béo phì.
Gan có vấn đề sẽ dẫn tới nhiều loại bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đó là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, áp xe gan. Tuy nhiên, nếu phát hiện điều trị sớm, bệnh nhân có cơ hội bình phục cao.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh liên quan tới gan:
Vàng da, vàng mắt
Nước da chuyển màu vàng là một triệu chứng của bệnh liên quan tới gan. Ảnh: PCA
Khi bị tổn thương, gan sẽ không thu nhận được bilirubin khiến chúng bị ứ đọng trong máu. Bilirubin la săc tô vang cam, chât thai cua quá trình vỡ hemoglobin hồng cầu trong mau, đi qua gan rôi sau đo giai phong ra khoi cơ thê.
Khi nồng độ bilirubin đột ngột tăng cao, sẽ gây ra tình trạng da, mắt màu vàng. Lúc này, rất có thể bạn đã bị nhiễm các bệnh về gan do virus, xơ gan, ung thư gan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện tượng vàng da cũng có thể liên quan tới một số bệnh khác như ung thư tụy, nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của sử dụng thuốc…
Nước tiểu vàng sẫm hoặc nâu
Thông thường nước tiểu có màu vàng nhạt tới hổ phách. Màu này sẽ nhạt đi khi bạn uống nhiều nước.
Nếu cơ thể “khô” hoặc bạn đang dùng một số loại thuốc, nước tiểu có thể có màu vàng da cam hoặc nâu. Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu này và phân nhạt, có thể bạn đang gặp vấn đề ở gan, mật.
Môi thâm đen
Gan nằm bên phải của ổ bụng, là bộ phận quan trọng của cơ thể. Ảnh: Wear
Hiện tượng này có thể xuất hiện ở những người hay hút thuốc lá hoặc cơ thể thiếu vitamin. Bởi vậy, nhiều người bị môi chuyển màu thâm đen hay chủ quan, cho rằng đây là tình trạng bình thường.
Tuy nhiên, môi đổi màu tối cũng là dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm liên quan tới tim, thận, hệ tiêu hóa và cả gan.
Khi chức năng gan bị suy mòn, sắc tố đen melanin trong cơ thể tăng lên khiến nước da, đặc biệt là khu vực môi xỉn màu. Khi đó, nhiều khả năng, bạn đã bị viêm gan B, cần đi khám để tầm soát.
Bé 11 tuổi tử vong vì bị bố mẹ ép uống quá nhiều nước, nhớ ngay việc cần làm sau khi bổ sung nước ngày hè nóng bức
Mới đây một bé trai đã tử vong khi bố mẹ ép uống 3 lít nước. Theo các chuyên gia, nước rất quan trọng với cơ thể nhưng không cẩn thận dễ ngộ độc, đặc biệt bổ sung nước ngày hè càng phải chú ý đến điều dưới đây.
Tử vong vì uống nhiều nước
Một cặp vợ chồng ở bang Colorado đối mặt cáo buộc giết người, bạo hành gây tử vong với cậu con trai. Các công tố viên cho hay con trai họ là Zachary Sabin, 11 tuổi qua đời sau khi bị bố đẻ và mẹ kế ép uống thật nhiều nước khi thấy nước tiểu cậu bé sẫm màu. Theo nhà chức trách, cậu bé tử vong vì ngộ độc nước sau khi bị bắt uống khoảng 3 lít nước trong hơn 4 tiếng mà không được ăn bất cứ thứ gì.
Bé trai đã bị tử vong sau khi bị bố mẹ ép uống 3 lít nước, không cho ăn. Ảnh TL
Trước đó, vì uống nước sai cách mà một người phụ nữ 53 tuổi Johanna Pakenham ở Anh đã gặp nguy hiểm. Bổ sung quá nhiều nước trong khi chạy marathon, bà đã bị hạ natri máu nghiêm trọng.
Theo chia sẻ của bà, do trời nóng nên đã liên tục uống nước với tổng cộng hơn 10 chai. Chạy được nửa đường, bà bắt đầu chóng mặt nhưng vẫn cố hoàn thành cuộc đua. Sau khi về nhà, bà đột ngột bất tỉnh, lên cơn động kinh và ngừng thở. Được phát hiện kịp thời, bà được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận bệnh nhân đã xả hết natri trong cơ thể do uống quá nhiều nước, dẫn đến tình trạng hạ natri máu.
Đã có rất nhiều trường hợp gặp phải nguy kịch như 2 trường hợp trên khi uống quá nhiều nước. Trên thực tế, nhiều người khi bổ sung quá nhiều nước sẽ có hiện tượng như buồn nôn, nôn, cơ thể rệu rã, mệt mỏi hơn... Theo Ths.BS Lê Thị Hải - Nguyên GĐ Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nước có vai trò rất quan trọng vơi cơ thể, chiếm từ 60 - 70%. Tuy nhiên, nếu uống nước sai cách và bổ sung quá nhiều so với nhu cầu lại có tác dụng phụ, có thể dẫn tới ngộ độc nước, thậm chí nguy hại sức khỏe. Thận phải làm việc quá sức mà không kịp bài tiết được. Không chỉ vậy, thận còn thải cả các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng có lợi khác.
Vào những ngày hè, bổ sung nước càng cần phải chú ý hơn do mất nhiều mồ hôi để cơ thể điều hòa nhiệt chống nóng. Mọi người cần phải chú ý chỉ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn mà uống trước khi ăn khoảng 10 phút, sau ăn một giờ. Uống nước trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột làm tiêu hóa khó hơn. Việc vừa ăn vừa uống cũng khiến thức ăn chưa được nhai kĩ vì nuốt luôn thức ăn dẫn tới không tốt cho việc hấp thu.
Ngoài ra, mọi người cần lưu ý không để đến khi khát mới uống. Cần chia nhiều lần trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc. Khi uống nên uống từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu, giải tỏa cơn khát của một cơ thể thiếu nước.
Nước cần bổ sung ngày hè nhưng không được quá nhiều có thể ngộ độc nước. Ảnh minh họa
Các chuyên gia cho rằng, lượng nước mỗi người cần uống hàng ngày sẽ khác nhau, không chỉ nước lọc mà bao gồm cả nước trái cây, nước canh...:
Trẻ dưới 6 tháng nếu bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỉ lệ hướng dẫn trên hộp sữa không cần cho trẻ bổ sung nước. Nhưng trẻ bị ra nhiều mồ hôi khi bị còi xương hoặc đi ngoài phân táo bón có thể để trẻ uống thêm từ 100 - 200ml/ngày.
Đối với trẻ 6 - 12 tháng: nhu cầu nước là 100ml/kg/ngày kể cả sữa. Chẳng hạn trẻ nặng 8kg cần 800ml nước. Trẻ đã uống được 600ml sữa cần bổ sung 200ml/ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi...
Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 1,3 - 1,5 lít/ngày
Người lớn từ 2 - 2,5 lít/ngày
Người lao động nặng hoặc vận động viên sẽ có chế độ uống nước riêng. Tuy nhiên tối thiểu uống 1,5 lít nước để bù lại cho mỗi kg cân nặng bị sụt đi so với trước khi tập.
Nước nào tốt cho cơ thể?
Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, các loại nước tốt cho cơ thể là nước máy đun sôi để nguội, nước lọc, nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, sữa, nước ép trái cây, nước ép rau củ, nước súp... đều có thể dùng được hàng ngày. Với nước ép trái cây khi uống không nên cho thêm đường. Các loại nước ép từ rau củ như củ đậu, bí xanh, nước rau má... cũng rất tốt cho cơ thể, nhất là trẻ thừa cân béo phì vừa không tăng cân vừa giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức.
Tuy nhiên, Ths.BS Lê Thị Hải cho rằng, mọi người cần tránh cho trẻ uống những loại nước nước ngọt có ga vì có thể gây thừa cân béo phì, hoặc đầy bụng biếng ăn ở trẻ em và cung cấp calo rỗng. Nước ép quả công nghiệp cũng không tốt vì chứa nhiều đường, hàm lượng chất khoáng và vitamin ít không tốt cho sức khoẻ, uống nhiều dẫn đến thừa cân - béo phì. Ngoài ra tránh cho trẻ uống các loại nước tăng lực, cà phê...
Phẫu thuật nang ống mật 'to bằng nắm tay' cho trẻ 2 tháng tuổi bằng... 3 lỗ tí hon Hai bé gái chưa được 60 ngày tuổi, nhập viện vì vàng da kéo dài sau sinh và có khối sờ thấy được ở vùng bụng của bé đã được phẫu thuật nội soi thành công. Ngày 13/6, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố cho biết, BV đã phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ và nối mật ruột thành...