3 vấn đề hay gặp ở khớp gối và cách khắc phục
Đau khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi, và tất cả những người bị tình trạng này đều có một mục tiêu chung: muốn tiếp tục vận động.
Khi nói đến vận động lành mạnh, khớp gối là một phần thiết yếu. Hiểu được những gì bên trong khớp gối, cũng như cách bảo vệ và chăm sóc chúng, rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn duy trì vận động.
Khớp gối bị đau, khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu đau làm thay đổi cách bạn đi lại thì cần phải kiểm tra. Có nghĩa là, nếu bạn là người hay chạy bộ và bạn gặp vấn đề khi chạy vì đầu gối bị đau, thì trì hoãn việc đi khám quá lâu sẽ chỉ làm cho các vấn đề khác trở nên tồi tệ hơn.
Dưới đây là một số vấn đề ở khớp gối mà bạn cần biết:
1. Đau khớp gối do tăng trưởng
Video đang HOT
Lồi củ xương chày
Mọi người hay nghĩ đến đau khớp gối ở người lớn nhưng thanh thiếu niên cũng rất hay bị đau khớp gối, đặc biệt là trong giai đoạn “lớn nhanh”. Điều này làm giảm sự linh hoạt của cơ bắp và cảm giác căng hoặc đau ở sụn tăng trưởng ở đầu gối được gọi là Osgood-Schlatter. Các vấn đề về khớp gối hay gặp nhất ở các vận động viên thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng (đối với nữ, từ 10 đến 14 tuổi; đối với nam, từ 12 đến 14 tuổi).
Cách khắc phục: Những cách khắc phục khớp gối Osgood-Schlatter bao gồm dùng con lăn bọt biển để thư giãn cơ quanh cẳng chân và sử dụng băng nẹp khớp gối để giảm áp lực đè lên lồi củ xương chày, vùng khớp cấu tạo bằng sụn và dễ bị thương khi chạy nhảy.
2. Bệnh khớp gối của người chạy bộ
Bệnh khớp gối của người chạy bộ là nguyên nhân hay gặp nhất gây đau đầu gối ở người trẻ. Tình trạng này là do xương bánh chè cọ xát vào đầu xương đùi. Ngay cả những người không chạy bộ cũng có thể bị tình trạng này. Các triệu chứng cổ điển là đau dưới xương bánh chè khi lên xuống cầu thang. Vấn đề hay gặp những người năng vận động, tuổi từ 20-60.
Cách khắc phục: Cách khắc phục bao gồm tăng cường các cơ ở cẳng chân giúp xương bánh chè không cọ sát vào đầu xương đùi, cũng như rút ngắn sải chân khi đi hoặc chạy. Khi sải chân được rút ngắn, nó sẽ giảm tải cho xương bánh chè và giảm đau.
Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất, đây là tình trạng hao mòn của lớp lót bề mặt khớp, là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp gối ở những người trên 50 tuổi và có thể hạn chế hoạt động của họ. Điểm chính cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta không muốn khớp gối bị đau gây ra các vấn đề khác về sức khỏe. Ngồi yên một chỗ và cảm thấy hối tiếc cho bản thân là điều tệ nhất mà bạn có thể làm! Vận đông bên gối bị viêm, và tăng cường các cơ xung quanh đầu gối, có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn.
Cách khắc phục: Hãy thử các bài tập dưới đây:
Monster walks: Đặt một dải băng kháng lực quanh cả hai mắt cá chân. Sau đó hơi gấp gối của bạn và đi những bước nhỏ sang ngang. Đây là một cách tuyệt vời để tăng cường các cơ ở hai bên hông, và nhờ đó hỗ trợ khớp gối.
Squat từ ghế: Đây là một cách rất tốt để squat an toàn và tăng cường cơ tứ đầu đùi và hông. Đứng trước ghế, hai tay duỗi thẳng ra và ngồi xuống cho đến khi bạn cảm thấy mặt ghế, sau đó làm lại. Đừng quá thoải mái, điều quan trọng là chỉ chạm nhẹ vào ghế và làm lại.
Đạp xe: Đây là cách tốt để giữ cho đầu gối và hông di chuyển đồng thời tăng cường sức mạnh. Nên đạp xe 30 phút mỗi ngày, càng thường xuyên càng tốt.
Cẩm Tú
Theo Today
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc lấy từ mỡ bụng
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất. Thoái hóa khớp gối gây đau đớn, khó khăn đứng lên, đi lại, có thể dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giáo sư - bác sỹ Tatsunao Sugiura. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trước những mối quan tâm của nhiều người về bệnh lý thoái hóa khớp gối và phương pháp điều trị, giáo sư - bác sỹ Tatsunao Sugiura (Chủ tịch tập đoàn Bệnh viện Nexwel Nhật Bản) Ủy viên Hiệp hội chăm sóc y tế Nhật Bản, một trong những chuyên gia đầu ngành về huyết học và nuôi cấy tế bào gốc đã có buổi giới thiệu về những tiến bộ mới nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp tế bào gốc, tại Hà Nội.
Giáo sư Tatsunao Sugiura cho biết, phần lớn nguyên nhân đau đầu gối ở nhiều người bệnh là do sụn khớp bị bào mòn. Các phương pháp điều trị hiện nay là tiêm hyaluronic axit để giảm đau, nếu không thể hồi phục sẽ tiến hành phẫu thuật khớp nhân tạo. Tuy nhiên, có nhiều người lo ngại về khớp nhân tạo và cũng nhiều người khó có thể tiến hành phẫu thuật. Hiện nay tái tạo sụn khớp bằng tế bào gốc thường được nhiều người thử trước khi sử dụng khớp nhân tạo.
Theo điều tra sau điều trị tại Bệnh viện Nexwel Nhật Bản, trong số hơn 10.000 bệnh nhân điều trị, có hơn 83% trả lời rằng giảm đau rõ rệt khi áp dụng phương pháp này, giảm hết đau từ 2 tuần đến một tháng sau khi tiêm.
Bác sỹ Tatsunao Sugiura phân tích, ưu điểm của điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là khả năng tiếp cận trực tiếp vào chỗ viêm và sụn khớp - nguyên nhân của đau khớp gối, cụ thể là tiêm tế bào gốc vào khớp giúp ức chế chỗ viêm và thúc đẩy phục hồi phần sụn khớp. Điểm thứ 2 là điều trị bằng các tế bào lấy từ chính cơ thể người bệnh nên tính an toàn cao.
Tế bào gốc được chia thành 4 nguồn chính, đó là tế bào gốc phôi, tế bào gốc thai, tế bào gốc từ dây rốn và tế bào gốc từ người trưởng thành. Trong đó, việc sử dụng tế bào gốc nguồn gốc từ người trưởng thành là khả thi nhất. Tế bào gốc ở người trưởng thành hiện diện ở nhiều cơ quan như tủy xương, máu ngoại vi, não bộ, gan, tụy, da cơ...
Trước đây, việc lấy tế bào gốc chủ yếu ở tủy xương và máu ngoại vi nhưng số lượng thường ít, do đó hoặc phải lấy rất nhiều tủy xương hay máu, hoặc cần nuôi cấy để đạt được số lượng tế bào cần thiết.
Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy lấy tế bào gốc nguồn gốc mô mỡ là một biện pháp tối ưu: mô mỡ, đặc biệt mỡ bụng có rất nhiều tế bào gốc, không phải nuôi cấy phức tạp mà vẫn có thể lấy đủ số lượng tế bào gốc phục vụ điều trị, lấy mỡ bụng rất đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ vùng bụng mà hầu như không gây ảnh hưởng cho bệnh nhân./.
Theo vietnamplus
Vì sao đau đầu gối khi chơi thể thao? Khi tập thể thao, đầu gối của cháu bị đau, càng ngày đau hơn. Xin hỏi tại sao cháu mắc tình trạng này, thưa bác sĩ? (Hưng) Cháu năm nay 14 tuổi. Mỗi khi chơi thể thao ở cường độ trung bình, đầu gối chân phải của cháu bị đau. Lúc đó, cháu vẫn tập bình thường và mang băng gối chân để...