3 tử thi trong phòng trọ ở TP.HCM: Người sống sót hiện ra sao?
Bệnh nhân được xác định tổn thương não, phù não lan tỏa, tổn thương gan nặng, suy thận cấp, có tình trạng hủy cơ và toan chuyển hóa nặng.
Liên quan đến vụ việc 3 người chết, 1 người nguy kịch trong phòng trọ ở TP.HCM, tối 18/5, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) xác nhận đơn vị đang điều trị tích cực cho trường hợp nữ bệnh nhân may mắn sống sót.
Ghi nhận của Dân Trí, người này tên L. (23 tuổi, quê Bình Thuận) được đưa vào khoa Cấp cứu của bệnh viện chiều cùng ngày trong tình trạng hôn mê sâu, sinh hiệu không ổn định, huyết áp tụt, phải xài thuốc vận mạch.
Sơ cứu xong, L. được chuyển lên khoa Bệnh Nhiệt đới. Tại đây, các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm cho L., kết quả cho thấy L. tổn thương não, phù não lan tỏa, tổn thương gan nặng, suy thận cấp, có tình trạng hủy cơ và toan chuyển hóa nặng.
L. may mắn sống sót, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh Dân Trí
Sau khi được cấp cứu hồi sức, thở máy, chống phù não, điều trị toan kiềm, hỗ trợ suy gan thận, đến 20h30 tối 18/5, sinh hiệu bệnh nhân ổn định nhưng vẫn còn hôn mê sâu, tiên lượng rất nặng.
Theo lời bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân bị tổn thương não nặng nhất, ban đầu nghi ngờ do ngộ độc khí CO, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi kỹ mới có thể đưa ra nguyên nhân chính xác.
Như Giao Thông đã đưa tin , vào khoảng 6h ngày 18/5, không thấy chị L. (20 tuổi, là công nhân) đến công ty làm việc nên bạn trai chị L. chạy đến nhà trọ tại hẻm 25 đường số 6, khu phố 6, phường Hiệp Bình Phước.
Tại đây, người này cùng người dân khu trọ đập cửa nhưng không ai nghe, nghi ngờ có chuyện chẳng lành nên phá cửa vào trong.
Video đang HOT
Họ phát hiện 4 người gồm cha mẹ L. và em trai nằm bất động trên nệm và trên gác nên vội đưa cả gia đình đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương nặng khiến cha mẹ và em trai L. tử vong tại bệnh viện.
Nhận tin báo, Công an thành phố Thủ Đức đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM khám nghiệm, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Một số người dân cho hay, gia đình nạn nhân sinh sống tại nhà trọ này hơn chục năm nay và buôn bán cá tại chợ.
Theo Tuổi Trẻ, nguyên nhân ban đầu được nhận định các nạn nhân có thể bị ngạt khí.
Người lớn, trẻ nhỏ 'chôn chân' hơn 10 tiếng ở cửa ngõ thành phố, vạ vật chờ về quê
Đã nửa đêm, bà con vẫn quyết tâm chờ đợi. Dù mệt mỏi nhưng không ai trong số họ có ý định bỏ cuộc hay có suy nghĩ sẽ quay lại thành phố.
Đa số họ là những người bị mắc kẹt lại TP.HCM do dịch bệnh bùng phát, đã mất việc nhiều tháng nay...
Người dân chờ đợi tại chốt từ trưa đến nửa đêm 30-9 mong chờ được về quê sau thời gian dài bám trụ tại TP.HCM vì dịch bệnh - Ảnh: CHÂU TUẤN
Khuya 30-9, tại quốc lộ 1 (khu vực thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) giáp ranh tỉnh Long An, rất đông người dân đi xe máy về quê vẫn đang vạ vật, chờ đợi với hi vọng được cơ quan chức năng cho qua chốt kiểm soát. Dòng xe đổ về đây ngày càng đông gây ra tình trạng ùn ứ cả một đoạn đường.
Nhiều người trong đám đông ấy có hoàn cảnh rất khó khăn, tiền bạc đã cạn kiệt sau thời gian dài bám trụ tại TP vì dịch bênh, khi nghe tin thành phố "mở cửa" nới dần giãn cách, nên "đánh liều" đi về quê.
Nhiều em nhỏ ngủ gục trên vai bố mẹ sau một ngày dài chờ đợi mệt mỏi. Hình ảnh ấy khiến ai nhìn vào cũng không thể kìm lòng nổi. Vỉa hè trở thành nơi tựa lưng tạm bợ của một vài người. Trong tiết trời oi ả, lưng áo và vầng trán của nhiều người ướt đẫm mồ hôi.
Một đứa bé chưa đầy 2 tháng tuổi cùng bố mẹ nằm tạm bên vỉa hè trong thời gian chờ đợi - Ảnh: CHÂU TUẤN
Anh Q.T (quê Cần Thơ) cho biết: "Tôi biết dịch bệnh đang căng thẳng, tụ tập đông ở đây như thế này cũng chẳng tốt. Nhưng phải đến bước đường cùng rồi, vợ chồng tôi mới quyết định đưa con về quê bằng xe máy".
"Đã 4 tháng nay, hai vợ chồng tôi mất việc, không có thu nhập, tiền dự trữ trong nhà cũng đã hết. Nhìn con mình nhỏ xíu mà đã phải chịu vất vả như thế này cùng với cha mẹ, tôi đau lòng lắm. Giờ chỉ hi vọng được về quê, ở lại đây chẳng còn tiền để mà sống nữa", anh T tâm sự.
Trong dòng xe cộ tấp nập, tiếng chuông điện thoại liên tục vang lên, đó là những cuộc gọi với tâm trạng đầy lo lắng của người thân ở quê nhà. Anh Q.T gạt mẹ là đã được cho qua chốt rồi, dặn mẹ cứ đi ngủ sớm, nay mai hai vợ chồng anh và cháu sẽ về tới.
Nhiều người dân ngồi vật vờ trên đường dù đã quá nửa đêm - Ảnh: ĐAN THUẦN
Không chịu nổi sức nóng, hơi người ken đặc xung quanh, chị Phạm Thị Thùy Linh (23 tuổi, quê Sóc Trăng) ẵm đứa con nhỏ 4 tháng tuổi rẽ ra khỏi đám đông để con bớt quấy khóc.
Chị Linh cho hay hai vợ chồng chị cùng hai con nhỏ (đứa lớn 3 tuổi) đã quyết định trả căn phòng trọ tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, chạy về quê, nhưng đến chốt kiểm soát bị chặn lại và đứng "chôn chân" từ 14h đến hơn 0h (ngày 1-10) với hi vọng được "xả chốt".
Sắp xếp lại mớ đồ đạc lỉnh kỉnh trên chiếc xe máy để vợ ru con ngủ, anh Trần Thảo (29 tuổi, quê An Giang) cho biết hai vợ chồng làm công nhân tại một xưởng giày da. Do dịch diễn biến kéo dài nên vợ chồng anh Thảo rơi vào cảnh thất nghiệp suốt 4 tháng quá.
Hết tiền, cạn sức, vợ chồng anh cùng con nhỏ (đứa lớn 5 tuổi, nhỏ 4 tháng) phải ở nhờ tại phòng trọ của người bạn ở quận Bình Tân gần 1 tháng nay. Biết không thể "ở chui" mãi, anh Thảo cùng vợ đánh liều. "Giờ em hết bám trụ nổi rồi, không đủ tiền đóng tiền nhà, tiền ăn, tiền sữa cho con. Giờ chạy về đại thôi, hi vọng được cho qua chốt", anh Thảo nói.
Lót tạm chiếc áo khoát cho đứa con nhỏ nằm uống sữa, chị Nguyễn Thị Thu (28 tuổi) kể chị theo về quê chồng ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nhưng đến chốt thì bị "kẹt" lại từ 18h. Chị Thu và chồng làm công nhân tại một công ty may tại quận Bình Tân.
Tháng 7 vừa rồi, không may cả hai vợ chồng cùng đứa con chưa đầy 2 tuổi phải đi cách ly tập trung do mắc COVID-19. "Cách ly xong về tụi em ở nhà trọ suốt tới nay. Trong túi còn có 200 ngàn, làm sao trụ lại nổi. Sữa con em toàn là do hàng xóm thương tình mà cho chứ hai vợ chồng hết sạch tiền rồi", chị Thu tâm sự.
Khoảng 0h30 ngày 1-10, lực lượng chức năng quyết định phát phiếu cho người dân đề nghị ghi rõ họ tên, nơi đến... để đưa bà con về điểm tập trung ở tạm qua đêm nay, đồng thời sẽ tìm phương án đưa người dân về quê.
Đến lúc tính chuyện 'mở cửa' kinh tế TP.HCM: Hộ kinh doanh 'kiệt sức' Đằng sau những quán phở, hủ tiếu, bánh mì... tại TPHCM không chỉ là hàng trăm, hàng ngàn hộ gia đình mà còn vạn, người làm công nhật. Nghỉ bán 4- 5 tháng liên tục theo lệnh giãn cách xã hội, thùng gạo nhà họ đã cạn kiệt. Hàng quán đóng cửa im ỉm 3 tháng qua, các hộ kinh doanh cho biết...