3 trục liên kết du lịch giữa TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long
Trên ba trục liên kết du lịch, TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các đơn vị đã khai thác 80 chương trình du lịch.
Chương trình liên kết du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL theo ba trục và 4 cụm du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chương trình liên kết với năm nội dung: quản lý nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.
Các địa phương trong liên kết cũng đã xác định xây dựng một tầm nhìn phát triển xa hơn trong xu hướng liên kết du lịch vùng, tăng thế mạnh đặc trưng, phát triển sản phẩm du lịch gắn với thế mạnh của các địa phương trong khu vực.
Tỉnh Sóc Trăng phát triển du lịch sông nước miệt vườn, du lịch cộng đồng tại Cồn Phong Nẫm (huyện Kế Sách). Sở Du lịch TP.HCM đã thông tin về ba trục của chương trình liên kết 13 tỉnh, thành ĐBSCL. Cụ thể:
Tuyến 1: Những nẻo đường phù sa, TP.HCM – Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau
Tuyến này phát triển sinh thái sông nước miệt vườn, ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ, công trình di tích lịch sử – văn hóa, chợ nổi… phát triển tuyến kết nối với Côn Đảo từ Cần Thơ, Sóc Trăng.
Tuy vậy, hạ tầng phục vụ du lịch các cơ sở lưu trú gắn với thiên nhiên, khách sạn 4 sao trở lên, nhà hàng đạt chuẩn… còn thiếu. Điểm đến mới chưa được đầu tư phát triển, giá trị văn hóa bản địa chưa khai thác và kết nối trên tuyến.
Sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm còn thiếu, cơ sở ăn uống phục vụ thị trường chuyên biệt chưa đáp ứng.
Để liên kết du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL hiệu quả, các tỉnh cần đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch.
Tuyến 2: Non nước hữu tình gồm TP.HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh
Đây là tuyến kể về những câu chuyện văn hóa bản xứ giàu bản sắc; du lịch cộng đồng, homestay thân thiện; giá trị ẩm thực ven biển; những bãi biển có sức hấp dẫn, đặc biệt trải nghiệm văn hóa Kh’mer…
Video đang HOT
Cung đường nối Trà Vinh và Sóc Trăng còn hạn chế nên không thể kéo dài hành trình; thiếu thông tin về sản phẩm, dịch vụ trên tuyến đường biển liên vùng giữa các địa phương. Hiện tuyến này chưa có các tour đêm gắn với văn hóa Khmer.
Tuyến 3: Sắc màu vùng biên, TP.HCM – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang.
Sản phẩm du lịch phát triển theo sinh thái vùng Đồng Tháp Mười kết hợp văn hóa vùng mậu biên; trải nghiệm các loại hình vận chuyển: thuyền, vỏ lãi, tắc ráng… Đặc biệt kết nối tuyến du lịch quốc tế bằng đến Campuchia bằng bộ từ các cửa khẩu đường bộ; tuyến đường sông liên vận từ TP.HCM đến Châu Đốc đến Campuchia…
Tuyến giao thông đường bộ chưa đáp ứng cho vận chuyển khách đoàn, thiếu dịch vụ lưu trú và ăn uống. Các hoạt động “giao thương mậu biên” chưa được khai thác, sản phẩm mới còn thiếu. Chi phí dịch vụ vẫn còn khá cao so với mặt bằng các địa phương khác.
Trải nghiệm các loại hình vận chuyển thuyền,vỏ lãi, tắc ráng… là những đặc trưng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, đánh giá: Chương trình liên kết giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL là một chương trình liên kết du lịch vùng triển khai trên phạm vi rộng lớn về quy mô lãnh thổ và về nội dung liên kết.
Từ đây, các địa phương cam kết sẽ không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh; đẩy mạnh liên kết trong việc kết nối hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch.
“Đặc biệt, địa phương chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương theo hướng chuyên nghiệp hóa và tiếp cận chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch từ số lượng sang chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp.” – bà Hiếu nói.
Du lịch Ngã Bảy Hậu Giang: Cần nhiều 'vệ tinh' xung quanh
Nhiều ý kiến doanh nghiệp cho rằng để phát triển du lịch khu vực Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang cần vệ tinh xung quanh như sản phẩm, cảnh quan, dịch vụ bổ trợ...
Ngày 20-10, Đoàn khảo sát do Sở Du lịch TP.HCM đã chủ trì khảo sát điểm đến, sản phẩm du lịch liên kết giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và có buổi gặp gỡ với Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang.
Dịp này, các doanh nghiệp (DN) du lịch đã góp ý nhiều về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú cần được cải thiện, xúc tiến, giới thiệu sản phẩm du lịch trên các địa phương khác.
Đoàn khảo sát gặp gỡ với lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang và lãnh đạo TP Ngã Bảy.
Mục tiêu giữ khách ở lại lưu trú
Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang đánh giá: Sản phẩm du lịch của Hậu Giang còn hạn chế, tỉnh rất cần những góp ý của DN làm sao để có sản phẩm hấp dẫn kết thành tour du lịch trong thời gian tới.
Về phía TP.HCM, ông Phan Đông Nhựt - đại diện Sở Du lịch TP.HCM cho rằng Hậu Giang tuy có điểm yếu về vị trí địa lý so với trung tâm du lịch như Cà Mau, Cần Thơ... nhưng từ vị trí đó tỉnh này lại có điều kiện tiếp cận nguồn khách từ các tỉnh trên.
Đa số DN du lịch đưa khách đến Hậu Giang để sử dụng dịch vụ ẩm thực hay vườn sinh thái thay vì lưu trú.
Đoàn khảo sát chợ nổi Ngã Bảy - nơi có bảy nhánh sông hội tụ như hình ngôi sao.
Ông Nhựt cho biết thêm, chợ nổi Ngã Bảy là khu chợ lớn nhất vùng ĐBSCL, nơi hợp lưu bảy con sông, tỉnh cần tận dụng lợi thế này để xây dựng hình ảnh du lịch.
Bên cạnh đó, tỉnh phát triển vùng sinh thái như chèo xuồng trên những vườn khóm, trải nghiệm hái dâu da hay sản phẩm tour đêm trên sông, thưởng thức ẩm thực trên sông.
Thông qua chuyến khảo sát, ông Diệp Lê Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Du lịch Sài Gòn Hòn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho rằng: "Xung quanh Hậu Giang có những điểm đến quá nổi tiếng. Khách đến đây hầu hết để trải nghiệm ẩm thực, dừng chân nghỉ ngơi trước khi di chuyển đến nơi khác. Vấn đề là phải làm sao để níu chân khách ở lại lưu trú, kích thích chi tiêu."
Đoàn tham quan Khu Du lịch Mùa Xuân
Địa phương phải tìm được nét riêng
Do vậy, ông Tùng đề xuất tỉnh cần ưu tiên kiểm tra và đầu tư lại phương tiện, trang thiết bị trên tàu, thuyền ở khu vực Ngã Bảy.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Du lịch Sao Mai Bình Thuận chỉ ra các tỉnh miền Tây có nhiều sản phẩm tương tự nhau, do đó các DN cần tìm yếu tố mới để xây dựng tour hấp dẫn cho du khách, kết nối với địa phương.
"Tôi đề xuất tỉnh nên quy hoạch làng nghề truyền thống song song ẩm thực địa phương, quảng bá nhiều thông tin du lịch tại các điểm đến" - ông Khoa nói.
Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Hồng Cúc, Phó Giám đốc Công ty Cung Đường Vàng, Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch về thiên nhiên, lịch sử và con người. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch chưa được giới thiệu nhiều đến các công ty lữ hành.
"DN địa phương cần xây dựng bộ sản phẩm, từng bước tiếp cận DN ở TP.HCM và các tỉnh. Từng con người cụ thể giới thiệu những gì đặc sắc nhất của địa phương mình. Bên cạnh đó, khi kinh tế đang phát triển, địa phương cần đào tạo người làm du lịch chuyên nghiệp hơn" - bà Cúc nói thêm.
Doanh nghiệp du lịch trải nghiệm di chuyển bằng vỏ lãi, khám phá lá phổi xanh Hậu Giang, ngắm ngàn loài chim.
Đánh giá thêm những hạn chế phát triển du lịch của tỉnh, ông Lê Trương Hoàng Nam, đại diện Công ty Vietravel cho biết, hệ thống nhà vệ sinh còn yếu và thiếu. Quy hoạch xung quanh bến thủy nội địa ở khu vực Ngã Bảy chưa có điểm nhấn để khách check-in, tham quan.
"Khu vực Ngã Bảy cần vệ tinh xung quanh từ cảnh quan, điểm đến, sản phẩm và dịch vụ bổ trợ để thúc đẩy phát triển du lịch" - ông Nam chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hậu Giang, trong thời gian qua, tỉnh Hậu Giang xây dựng tour tuyến du lịch gắn liền với nơi có bảy nhánh sông. Du khách sẽ khám phá những nét đẹp riêng của TP Ngã Bảy nói riêng và Hậu Giang nói chung.
Mới đây, tỉnh tổ chức festival áo bà ba lần thứ nhất, giải marathon thu hút khách nhiều nước trên thế giới biết đến Hậu Giang. Tháng 12 tới, tỉnh sẽ tổ chức festival lúa.
Những khu rừng tràm bạt ngàn, những dòng kênh thẳng tắp khiến du khách thích thú.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã có những chuyển biến về ý thức làm du lịch, thể hiện rõ qua những chính sách khuyến khích cho ngành du lịch. Mới đây nhất, tỉnh đã ban hành Nghị quyết chính sách hỗ trợ đơn vị xây dựng khách sạn từ 3 sao đến 5 sao với mức hỗ trợ từ 1,5 tỉ đồng trở lên.
Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Tây Bắc Hội nghị Xúc tiến, Quảng bá Du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc nhằm tăng cường kết nối vùng miền; làm sâu sắc thêm chất lượng kết nối vùng Tây Bắc-Tây Nam Bộ thông qua quảng bá sản phẩm du lịch. Các tỉnh vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long ký kết hợp tác. (Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền...