3 trụ cột chính để Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Theo lãnh đạo Đà Nẵng, thành phố tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển để trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sáng ngày 30/11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến đầu tư ICT Hàn Quốc vào Đà Nẵng”.
Đối tác chiến lược
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt bùng phát dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn là một trong số ít những nền kinh tế trên thế giới duy trì được đà tăng trưởng dương, đứng thứ 40 thế giới.
“Với kết quả thu hút FDI tích cực trong năm 2020 (gần 29 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký), Việt Nam lần đầu tiên được đưa vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới”, Thứ trưởng Phan Tâm thông tin.
Hội nghị Diễn đàn Xúc tiến đầu tư ICT Hàn Quốc vào Đà Nẵng sáng 30/11. Ảnh: S.T
Nhận định Hàn Quốc là thị trường nước dẫn đầu cả về vốn đầu tư và về số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây, Thứ trưởng Bộ TTTT cho hay, mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia đứng đầu về Chính phủ số và nền kinh tế số đóng góp 30% GDP. Việt Nam sẽ tạo ra một nền kinh tế số bao trùm trong tất cả các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải-logistic … từ đó hình thành một thị trường và không gian hợp tác đủ lớn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
“Chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới là chuyển đổi từ gia công, lắp rắp sang làm sản phẩm, dịch vụ theo hướng “Make in Viet Nam” – sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam”, Thứ trưởng Tâm nói thêm.
Video đang HOT
Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây. Ảnh: S.T
Ông Lee Jong Seob, Chủ tịch KOTRA – Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương kiêm Tổng Giám đốc KOTRA Hanoi cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn đạt con số tích cực là 69 tỷ USD.
“Hàn Quốc dẫn đầu với vị trí số 1 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng quy mô đầu tư luỹ kế khoảng 74 tỷ USD. Con số này đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như tình cảm của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Năm 2022, đánh dấu sự kiện quan trọng, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tôi hy vọng, Hàn Quốc và Việt Nam tiếp tục trở thành quốc gia có quan hệ hợp tác đối tác chiến lược, cùng nhau phát triển mạnh mẽ”, Chủ tịch KOTRA – Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương bày tỏ.
Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho biết, ngành ICT (công nghệ thông tin và truyền thông-PV) đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và địa phương trên thế giới, trong đó có Đà Nẵng.
“Đà Nẵng tự hào là một trong những thành phố đi đầu cả nước trong lĩnh vực ICT. Mặc dù đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế – xã hội hai năm qua nhưng ngành ICT Đà Nẵng vẫn phát triển, tổng doanh thu vượt ngưỡng 1,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt gần 90 triệu USD”, ông Sơn nói.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Hàn Quốc đã và đang là đối tác quan trọng của địa phương về đầu tư, thương mại, du lịch khi chiếm hơn 50% trong tổng số lượt du khách quốc tế đến TP và có số lượng dự án, vốn đầu tư cao nhất vào TP với 233 dự án với tổng vốn đạt 378 triệu USD.
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Phước Sơn. Ảnh: S.T
Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho hay, Đà Nẵng định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành một đô thị sinh thái thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á, Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển.
Trong đó, công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số sẽ tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn được chú trọng phát triển. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu về 2,34 tỷ USD tổng doanh thu toàn ngành ICT và đến năm 2030, ngành công nghiệp ICT sẽ đóng góp 15% trong tổng GRDP của TP. Để thực hiện mục tiêu này, TP chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống – làm việc và tập trung thu hút đầu tư vào 3 nội dung gồm: Đầu tư hạ tầng, đầu tư vào dữ liệu và ứng dụng thông minh.
“Đà Nẵng xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác trọng điểm có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và mong muốn đẩy mạnh kết nối, kêu gọi sự quan tâm đầu tư nhiều hơn từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực ICT của TP”, ông Sơn nhấn mạnh.
Nới lỏng giãn cách giúp chỉ số sản xuất công nghiệp dần 'hồi sinh'
Theo Tổng cục Thống kê, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng góp phần khiến hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước.
Trong 10 tháng năm 2021, IPP tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị thắp sáng trong xe ô tô, xe máy tại Công ty TNHH Điện Việt Nam Stanley tại Hà Nội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN.
Nếu tính theo địa phương, IPP 10 tháng năm 2021 của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 11 địa phương tăng cao. Ninh Thuận là tỉnh đứng đầu với chỉ số IIP 10 tháng tăng 29,7%, xếp thứ 2 là Đắk Lắk với mức tăng 25,7%. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đều không nằm trong nhóm tăng cao này.
"Nếu việc kiểm soát dịch bệnh tiếp tục khả quan; các doanh nghiệp ở khu vực miền Bắc, miền Trung tăng tốc sản xuất, sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 sẽ tăng trưởng cao hơn quý III/202 và dự kiến IPP năm 2021 tăng khoảng 6 % so với năm 2020. Con số này mặc dù thấp hơn chỉ tiêu ngành Công Thương đặt ra ban đầu (IIP tăng 8 - 9%) nhưng cũng đã cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc kiểm soát dịch bệnh, khôi phục sản xuất", đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Cụ thể: Trong mức tăng chung của IPP 10 tháng năm nay, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5%, đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 19,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,7%; sản xuất đồ uống giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,4%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 10 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện thoại tăng 38,8%; thép cán tăng 37,3%; xăng dầu các loại tăng 15,5%; khí hóa lỏng LPG tăng 14,1%; ô tô tăng 12,4%; sắt, thép thô tăng 11,4%; sữa bột tăng 9,6%; thức ăn cho gia súc tăng 9,5%; giày, dép da tăng 8,5%. Ngoài ra, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10/2021 tăng 7,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 7,9% so với cùng thời điểm năm 2020.
Do chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài khiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp vẫn đang duy trì đà tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Sau gần 5 tháng thực hiện giãn cách xã hội, đến nay tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh cơ bản đã được kiểm soát. Từ ngày 1/10, TP Hồ Chí Minh bắt đầu vào giai đoạn bình thường mới, vừa thực hiện đồng thời công tác phòng, chống dịch vừa từng bước phục hồi kinh tế. IPP của TP Hồ Chí Minh ttháng 10/2021 đã có sự khởi sắc và cải thiện do cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, do thời gian giãn cách kéo dài, đặt biệt chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy và tình trạng thiếu hụt lao động khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tái phục hồi sản xuất.
Theo ý kiến một số chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục khởi sắc nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine COVID-19 thực hiện đồng loạt trên toàn thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu đang hồi phục. Các nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và EU mở cửa trở lại, thị trường tiêu dùng được phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Điện tử, dệt may, da giày, chế biến nông sản, thủy sản... được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại.
Do đó, việc khôi phục sản xuất, tận dụng cơ hội thị trường hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong việc giành được các đơn hàng lớn, giữ được bạn hàng cho những năm tiếp theo. Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần thích nghi với trạng thái "bình thường mới", nối lại chuỗi sản xuất bên cạnh chú trọng kiểm soát dịch bệnh. Phía Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát tình hình sản xuất công nghiệp để hướng dẫn các Sở Công Thương, các khu, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 phức tạp.
Việc thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số vật liệu cơ bản từng bước chủ động nguồn linh kiện, nguyên phụ liệu đầu vào trong nước, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu.
Theo PGS TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, ngành Công Thương, cần phối hợp với các địa phương để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, kết nối giao thông thuận lợi nhất, giảm bớt sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, đứt gãy nguồn lao động..."Các bộ, ngành cần đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất cũng như nắm bắt cơ hội xuất khẩu; có các chính sách thúc đẩy cầu hàng hóa tăng, từ đó tạo cơ hội để doanh nghiệp hồi phục trong những tháng cuối năm này", ông Trần Hoàng Ngân phân tích.
Tránh đứt gãy nguồn cung ứng để kích cầu nền kinh tế "Để đạt mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 ở mức cao nhất có thể, chúng ta cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân"- bà Nguyễn Thị Hương,Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã trao đổi với PV báo Tin tức về khả năng hồi phục nền...