3 thực phẩm màu trắng dễ gây hại cho tim mạch
3 loại thực phẩm màu trắng này gia đình nào cũng có và sử dụng hàng ngày nhưng lại rất ít khi kiểm soát lượng ăn.
Nhồi máu cơ tim, chứng phình động mạch và các bệnh tim mạch khác là những vấn đề nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Takeshi Watanabe, một bác sĩ phẫu thuật tim mạch người Nhật Bản, đã chỉ ra rằng bệnh tim có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta nên đặc biệt chú ý đến 3 loại thực phẩm màu trắng là “chất độc” không nên ăn quá nhiều dễ tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
1. Muối
Một trong những thói quen ăn uống hàng ngày nên được kiểm soát đầu tiên là tránh ăn quá nhiều muối. Ăn quá nhiều muối lâu ngày sẽ dẫn đến cao huyết áp, dồn gánh nặng lên tim.
Bác sĩ Watanabe lấy một trường hợp làm ví dụ: Có một tài xế xe tải 35 tuổi đã mua bánh mì từ cửa hàng tiện lợi tại nơi làm việc, sau khi tan làm sẽ đến quán mì ramen, cửa hàng thịt quay hoặc ăn mì ramen ở nhà để thỏa mãn nhu cầu của mình. Những thói quen này diễn ra mỗi ngày.
Một ngày nọ, người lái xe bị tim đập nhanh, chóng mặt, mất sức, tức ngực, khó thở… tại nơi làm việc và phải nhập viện. Kết quả người đàn ông bị rung tâm nhĩ phải điều trị một thời gian. Mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần chính là từ thói quen ăn uống.
Vì vậy, bác sĩ Watanabe đề nghị mọi người nên giới hạn hàm lượng muối ở mức 6g mỗi ngày. Nhiều người quen ăn ngoài và đồ ăn mặn, béo trong cửa hàng tiện lợi nên không để ý tới hàm lượng muối nhưng trong một bát mì ăn liền có tới 7g. Vì vậy, mọi người cần chú ý khi ăn uống bên ngoài.
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, 6g muối tương đương với 2.400mg natri. Ngoài việc sử dụng ít muối trong nấu ăn, muối cũng đã được thêm vào thực phẩm chế biến và gia vị ăn hàng ngày, vì vậy mọi người nên đọc kỹ nhãn dinh dưỡng khi mua thực phẩm đóng gói sẵn để có thể lựa chọn thành phần phù hợp, ngon và tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Ngoài ra, cũng nên sử dụng các nguyên liệu trái cây tự nhiên như giấm, táo, dứa để tăng vị chua cho món ăn; hoặc sử dụng các loại gia vị tự nhiên như tỏi, gừng, tiêu, hoa hồi, hạt tiêu, rau thơm để thay đổi hương vị thực phẩm và giảm lượng muối.
2. Đường
Ngoài muối, đường cũng là “chất độc” mà bác sĩ Watanabe cảnh báo nên hạn chế. Tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ gây hại cho tim mạch mà còn có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Watanabe kể rằng từng gặp một bệnh nhân ngoài 50 tuổi thích ăn các món tráng miệng ngọt, thường xuyên nạp vào cơ thể nhiều muối, chất béo, đường dẫn đến béo phì, rung nhĩ và phải điều trị nội khoa. Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện lượng đường trong máu cao và chức năng của tuyến tụy suy giảm, không chỉ biến chứng thành bệnh tiểu đường mà mạch máu cũng trở nên khá hẹp.
Bác sĩ Watanabe cho biết, trong số các loại đường, đường trắng, được sử dụng rộng rãi trong các món tráng miệng, là nguy hiểm nhất. Đường trắng là một trong những loại đường tinh chế. Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, ăn đường tinh luyện không chỉ làm tăng béo phì và gây ra hội chứng chuyển hóa mà còn có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Vì vậy, WHO khuyến cáo mọi người nên hạn chế lượng calo hấp thụ hàng ngày từ đường tinh luyện xuống 10%.
Mặc dù các loại đường trái cây như fructose, đường nâu và mật ong có vẻ an toàn hơn đường trắng, chuyên gia dinh dưỡng Jian Yuhua lại cho rằng mật ong, đường nâu dù lành mạnh hơn nhưng cũng tác động tới sức khỏe giống như đường tinh luyện nếu lạm dụng. Cơ thể con người cần đường nhưng chỉ nên bổ sung vừa đủ, những người có lượng đường trong máu cao, triglycerid và cholesterol cao càng nên chú ý.
3. Bột mì trắng
Bác sĩ Watanabe cũng chỉ ra thêm rằng việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate như mì làm từ bột mì cũng dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Trên thực tế, bột mì trắng là một loại tinh bột đã được tinh chế và tất cả các loại thực phẩm làm từ nó xuất hiện rất nhiều xung quanh chúng ta.
Chuyên gia dinh dưỡng Cai Yixuan, tại Phòng khám Lian’an, Đài Loan cho biết nhiều thực phẩm xung quanh chúng ta như mì, bánh mì, bánh quy, bánh rán… đều làm từ bột mì tinh luyện, chất dinh dưỡng đã bị mất đi, ăn xong lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh. Zhang Silan, chuyên gia dinh dưỡng tại Neihu Cathay Clinic cũng chỉ ra rằng ăn bánh bao trắng, bánh mì 3 bữa mỗi ngày có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Bởi vì lượng carbohydrate quá cao sẽ khiến lượng đường (glucose) trong máu tăng mạnh, lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để hạ đường huyết. Tuy nhiên, lượng glucose mà các tế bào có thể sử dụng là có hạn, khi lượng glucose dư thừa không thể chuyển đến các tế bào, cho dù tuyến tụy có tiết ra bao nhiêu insulin cũng không thể ổn định được lượng đường trong máu và sẽ hình thành tình trạng kháng insulin, điều này không chỉ dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa, mà còn cả bệnh tiểu đường.
Theo dữ liệu giáo dục sức khỏe của Bệnh viện Adventist Đài Loan, lượng đường trong máu cao sẽ dễ khiến thành mạch máu bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình lắng đọng mảng bám hình thành xơ cứng động mạch, làm dày động mạch, từ đó dẫn đến hẹp mạch máu và gây ra bệnh tim.
Phát hiện mới: Thuốc trị đái tháo đường có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim
Người mắc đái tháo đường lâu năm có nguy cơ cao bị đau tim hoặc đột quỵ. Đây là những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất đối với người lớn mắc bệnh đái tháo đường.
Phát hiện mới về thuốc điều trị đái tháo đường
Trước đây, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu các loại thuốc hạ đường huyết phải trải qua thử nghiệm để chứng minh rằng chúng không gây hại trên tim mạch.
Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có những loại thuốc trị đái tháo đường">đái tháo đường lại có thêm tác dụng điều trị tốt trên bệnh tim. Mặc dù những loại thuốc này không phải là mới, nhưng phát hiện mới này lại là một tin tốt lành cho người bệnh đái tháo đường.
Người mắc đái tháo đường phải dùng thuốc để giữ mức đường huyết trong vùng an toàn.
TS.BS.Michael Blaha - Giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Phòng chống Bệnh tim Johns Hopkins Ciccarone cho biết: "Qua thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số loại thuốc điều trị đái tháo đường không chỉ an toàn cho tim mà còn thực sự giúp ngăn ngừa bệnh tim. Đó là một lợi ích to lớn mà trước đây chúng ta không biết đến. Nó mang đến cho chúng ta nhiều lựa chọn mới trong điều trị bệnh tim".
N hững thuốc trị đái tháo đường nào giúp n găn ngừa bệnh tim ?
Có 2 loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2">đái tháo đường type 2 đã được chấp thuận để điều trị bệnh tim. Theo TS.Blaha: "Những bệnh nhân dùng những loại thuốc này, chỉ sau vài năm đã giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim, điều này thật đáng quan tâm".
Khuyến cáo mới trong điều trị đái tháo đường
Theo các nhà nghiên cứu, thuốc đầu tiên là empagliflozin - thuộc nhóm chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2) là loại thuốc hiệu quả nhất để giảm nguy cơ nhập viện do suy tim ở những bệnh nhân có phân suất tống máu bảo tồn và tống máu giảm nhẹ. Cả hai trong số đó có phân suất tống máu thất trái (LVEF) từ 40% trở lên.
Empagliflozin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giúp cơ thể bài tiết nó qua nước tiểu. Chúng cũng ngăn dịch thừa tích tụ trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ tiến triển bệnh suy tim.
Một loại thuốc khác đã được FDA chấp thuận sử dụng cho bệnh tim là liraglutide - thuộc nhóm chất chủ vận thụ thể glucagonlike peptide 1 (GLP-1 RA). Thuốc giúp tuyến tụy giải phóng insulin để kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, thuốc tạo cảm giác cho người bệnh no lâu hơn, vì vậy có thể làm giảm cân và giảm nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ.
Hiện tại, cả empagliflozin và liraglutide chỉ được chấp thuận để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tim ở những bệnh nhân đái tháo đường.
5 loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với gan của bạn Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, gan thực hiện rất nhiều chức năng từ sản xuất mật hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, lưu trữ chất béo và cung cấp khả năng miễn dịch tốt hơn. Nhưng nhiều người không nhận ra tầm quan trọng...