3 thói quen ngủ dễ làm giảm tuổi thọ
Những thói quen ngủ tưởng chừng như vô hại và rất phổ biến nhưng nó lại là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ mà mọi người không hay biết.
Ngủ quà nhiều
Theo tờ Khỏe và đẹp, một nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh) tiến hành khảo sát thói quen ngủ quá thời gian của hơn một triệu người. Các chuyên gia phát hiện ngủ quá độ (trên 8 tiếng) có thể gây ra những vấn đề tương tự như ngủ quá ít, gồm trầm cảm, bệnh tim, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.
Ngủ quá nhiều là một nguyên nhân khiến bạn chết sớm. Ảnh minh họa.
Giáo sư Franco Cappuccio, một nhà khoa học thuộc Chương trình Giấc ngủ, Sức khỏe và Xã hội(Đại học Warwick) cho biết, 12% nhóm người trưởng thành ngủ ít chết sớm hơn nhóm ngủ trung bình, có tới 30% nhóm ngủ trên 8 tiếng chết sớm hơn nhóm ngủ trung bình. Một điểm cần lưu ý là tỷ lệ tử vong do ngủ nhiều tương tự như tác hại của uống rượu và hút thuốc lá lên sức khỏe con người.
Bác sĩ Gregg Jacobs, Trung tâm Rối loạn giấc ngủ (Đại học Massachusetts, Mỹ), khuyên thời gian ngủ lý tưởng cho người trưởng thành là 7 giờ mỗi đêm. Đây là thời gian giấc ngủ trung bình của người trưởng thành trên thế giới và phù hợp, vừa đủ cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn”,
Ngủ trưa quá lâu
Cũng theo tờ Khỏe và đẹp, các nhà nghiên cứu tại trường đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện ra rằng ngủ trưa làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên tới 1/3. Theo đó, tỉ lệ chết sớm vì bệnh phổi ở những người trưởng thành thường xuyên ngủ trưa tăng gấp 2,5 lần so với những người không ngủ trưa.
Video đang HOT
Ngủ trưa quá lâu là thói quen ngủ của nhiều người. Ảnh minh họa.
Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hơn 16.000 tình nguyện viên ở Anh bao gồm cả nam và nữ trong hơn 13 năm qua. Nghiên cứu bắt đầu vào cuối những năm 1990. Sau 13 năm, các chuyên gia đã ghi nhận hơn 3.000 ca tử vong và đã tìm ra nguyên nhân của những ca tử vong này.
Theo đó, số tử vong và ngủ trưa tỷ lệ thuận với nhau. Những người ngủ trưa dưới một tiếng có tỉ lệ tử vong khoảng 14%, trong khi đó con số này tăng lên tới 36% với những người ngủ trưa hơn hai tiếng.
Uống thuốc ngủ thường xuyên
Ngày nay nhiều người mắc chứng mất ngủ. Để giải quyết vấn đề nay, nhiều người thường sử dụng đến thuốc ngủ.
Uống thuốc ngủ thường xuyên khiến tuổi thọ giảm. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, tờ Tri thức trực tuyến cho biết, một nghiên cứu chỉ ra rằng uống thuốc ngủ thường xuyên có thể khiến con người chết sớm. Nguy cơ tử vong sớm của những người uống thuốc ngủ cao gấp 5 lần so với những người không uống.
Điều tồi tệ hơn là ngay cả khi chúng ta uống rất ít thuốc ngủ – chẳng hạn như từ 4 tới 18 viên mỗi năm – nguy cơ tử vong sớm cũng không hề giảm. Trên thực tế, những người uống 4 tới 18 viên thuốc ngủ hàng năm đối mặt với nguy cơ chết sớm cao hơn 3,6 lần so với những người không uống. So với người không uống thuốc ngủ, nguy cơ tử vong sớm của những người uống từ 18 tới 132 viên mỗi năm cao hơn tới 4,4 lần, còn nguy cơ của những người uống nhiều hơn 132 viên mỗi năm cao hơn tới 5,3 lần.
Theo Mạc Nhiên
Đời sống pháp luật
Những điều cần hiểu thêm về giấc ngủ
Một số người gặp rắc rối về giấc ngủ tin rằng thói quen xấu là thủ phạm gây mất ngủ, nhưng sự thật, trục trặc về giấc ngủ còn do những vấn đề sau.
Một giấc ngủ ngon tốt cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Nhiều người ngủ rất ít. Hầu hết chúng ta cần 7-8 giờ/đêm để bảo vệ sức khỏe, nhưng nếu bạn luôn ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm và không cảm thấy vấn đề gì, bạn là một người hiếm có. Theo các nhà khoa học, có sự đột biến gen ở một số người khiến họ ngủ ít hơn 20-25% giấc ngủ bình thường, và các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 1% những người bị tình trạng này.
Dấu hiệu chứng tỏ khả năng bạn nằm trong nhóm người có giấc ngủ ngắn là: Bạn thức dậy thường xuyên mà không cần đồng hồ báo thức, chuyên gia giấc ngủ David Schulma tại Đại học Emory (Mỹ) cho biết.
Ngủ trưa nhiều gây mệt mỏi. Thực tế, có một số người cảm thấy mệt mỏi nếu giấc ngủ trưa quá dài. Tiến sĩ Kimberly A. Cote, nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Brock ở Ontario (Canada) nói, chúng ta chỉ cần 10-20 phút chợp mắt vào buổi trưa là đủ để nhận được những lợi ích của nó, chẳng hạn như sự tỉnh táo, cải thiện hiệu suất làm việc và nâng cao tâm trạng. Khi ngủ, não sản xuất các loại khác nhau của sóng, tương ứng với giấc ngủ sâu hay nông. Sau khoảng 20 phút, bộ não lúc ngủ có thể di chuyển vào các pha sóng ngủ, đó là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ. Nếu ngủ trưa quá dài, bạn có thể cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng.
Để nhanh chóng đi vào giấc ngủ, hãy sử dụng một cái gì đó như một chiếc gối mềm mại có mùi hoa oải hương hoặc đeo mặt nạ ngủ. Ngoài ra, giấc ngủ ngắn trên một chiếc ghế thoải mái hoặc ghế dài thay vì giường là cách để tránh sự cám dỗ của giấc ngủ quá lâu.
Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ là không tốt. Điều này thật ra không đúng cho tất cả mọi người. Nghiên cứu cho thấy ngay cả những bài tập mạnh trước khi đi ngủ không thật sự gây khó ngủ cho nhiều người. Thậm chí với những người có khó ngủ, tập thể dục khoảng một giờ trước khi đi ngủ vẫn không có vấn đề gì, tiến sĩ Michael Perlis tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết.
Nếu bạn tập thể dục vào ban đêm và nghi ngờ rằng việc tập luyện có thể gây ra tình trạng khó ngủ, hãy sắp xếp lại lịch trình bằng cách tránh tập thể dục quá gần với giờ đi ngủ và quan sát trong nhiều ngày liên tiếp để biết kết quả. Lấy một cuốn nhật ký ghi rõ giờ tập thể dục mỗi đêm. Nếu cảm thấy vẫn ngủ tốt khi bạn tập thể dục trước đó không lâu, nên tiếp tục phát huy.
Ngủ thiếp trong lúc họp là điều bình thường. Nếu thỉnh thoảng bạn thiếp đi trong lúc đang dự một cuộc họp vào đầu giờ chiều, điều này hoàn toàn bình thường vì đó là nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể.
Nếu mí mắt cảm thấy nặng nề, có nghĩa bạn đang rất mệt mỏi. Các nhà khoa học Trường đại học Stanford (Mỹ) cho biết trong thực tế, nếu bạn cảm thấy luôn mệt mỏi, bạn có thể đang bị "mắc nợ" giấc ngủ. nếu cơ thể bạn cần 8 giờ để ngủ, nhưng chỉ nhận được 7 giờ, sau 1 tuần xem như bạn đã mất đi tương đương gần một đêm của giấc ngủ. Lúc đó, cơ thể sẽ phản ứng lại với những biểu hiện như mệt mỏi cùng cực, ngứa, đau mắt, tính khí thất thường, không có khả năng tập trung; và thậm chí luôn cảm thấy đói. Thiếu ngủ được liên kết với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như cao huyết áp và tiểu đường. Nếu giấc ngủ bị gián đoạn trong thời gian dài, một đêm ngon giấc sẽ giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo.
Đi ngủ sớm nếu bị mất ngủ. Nếu bạn bị mất ngủ thật sự, điều này có thể làm rối tung mọi thứ. Đi ngủ muộn hơn bình thường có thể khiến bạn mệt mỏi hơn khi thức dậy. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng về việc khó ngủ, hãy đứng dậy, rời khỏi giường, tìm một cuốn sách để đọc hoặc thử một số bài vận động với cường độ nhẹ nhàng hay ngâm chân vào chậu nước ấm.
Mất một ít thời gian ngủ không hẳn là xấu. Theo Prevention, một giấc ngủ thiếu đến 90 phút/1 đêm có thể làm giảm sự tỉnh táo vào ban ngày đến 32%. Thiếu ngủ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, khả năng tư duy, và sự an toàn trong công việc hay trên đường. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Úc phát hiện một số người vẫn tỉnh táo dù chỉ ngủ 6 giờ trong một ngày.
Ngủ bù vào cuối tuần. Trừ khi bạn bị mất ngủ mới cần đến việc ngủ bù vào ngày cuối tuần. Nếu bạn thường xuyên "mắc nợ" giấc ngủ, việc ngủ bù vào ngày cuối tuần là điều cần thiết.
Ngủ không đủ giấc dễ bị trầm cảm. Theo các chuyên gia, những "con cú đêm" có gần 3 lần khả năng gặp các triệu chứng của bệnh trầm cảm so với những người ngủ đủ giấc, ngay cả khi những người này đã được ngủ bù. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy đi ngủ muộn có thể làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và sức khỏe tổng thể.
Dựa vào thuốc ngủ. Thực tế, thuốc ngủ có thể hữu ích khi mất ngủ trở thành mãn tính, theo chuyên gia Carl E. Hunt, Giám đốc của Trung tâm Y tế quốc gia về rối loạn giấc ngủ ở Mỹ. Thuốc ngủ có thể giúp bạn trôi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng nó sẽ phá vỡ chu kỳ của việc thức - ngủ, và có thể biến một vài đêm mất ngủ thành căn bệnh mãn tính. Không chỉ vậy, giống như tất cả các loại thuốc, thuốc ngủ có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, dễ kích động...
Trúc Lam
Theo Thanhnien
10 lý do để bạn nên ngủ đủ giấc Nếu ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm, có thể bạn đã không để cơ thể có đủ thời gian nghỉ ngơi cần thiết. Điều này gây ra rất nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe và sắc đẹp. 1. Diện mạo tươi tắn hơn Một trong những lý do giải thích tại sao bạn trông phờ phạc, kém sắc sau một...