3 sai lầm sẽ khiến bạn hối hận nhất khi về già
Khi đến tuổi trung niên, nhiều người mới nhận ra, có những điều hối tiếc mà bản thân không thể thay đổi hay bù đắp nổi.
Trong cuộc đời, chúng ta không thể tránh khỏi những sai sót, những quyết định nông nổi, những hành động dại dột mà chắc chắn sau này, chúng ta đều sẽ hối hận mỗi khi nghĩ tới. Đó có thể là một lần nóng giận mà lớn tiếng cãi nhau với cha mẹ, trong lúc vội vàng đã bất cẩn đánh rơi một vật giá trị, làm thất lạc một vật ý nghĩa…
Tuy nhiên, có những điều hối tiếc có thể nguôi ngoai hoặc bù đắp theo thời gian, cũng có những việc chẳng thể nào thay đổi được.
Đối với những người đã, đang và sắp già đi, có 3 sai lầm sau đây sẽ khiến họ băn khoăn, day dứt nhất. Nếu có thể, bạn hãy tránh xa ngay từ khi còn trẻ.
Sai lầm 1: Ngày xưa ít gần con cái, khi về già con cũng ít khi về thăm
Khi hỏi những người già điều gì khiến họ hối hận nhất, có lẽ câu trả lời chính là: Không gần gũi với con cái. Ngày xưa, khi còn trẻ, họ dành quá ít thời gian cho con cái, lúc nào tất bật kiếm tiền bên ngoài. Sự nghiệp và cuộc sống bộn bề khiến người trưởng thành cứ mải miết lao vào những guồng quay vội vã.
Ban đầu, họ chỉ “nợ” con những bữa cơm gia đình. Dần dần, họ “nợ” thêm những buổi cuối tuần đã hẹn sẽ đi chơi, những buổi tối đáng lẽ phải cùng con học bài, lắng nghe cuộc sống hàng ngày của con, dành thời gian nói tiếng “ Chúc con ngủ ngon”.
Đến sau này, khi mà con cái đã lớn lên, cha mẹ đã già đi, vai trò của hai bên lại đảo ngược. Các con cũng quen với việc tất bật kiếm tiền, chẳng thể về thăm nom cha mẹ thường xuyên được nữa.
Thế nên khi trẻ con nhỏ, cha mẹ nên thường xuyên bầu bạn, ở bên cạnh con. Khi cha mẹ về già, con cái cũng như chim về tổ, thường về quê thăm cha mẹ. Thời gian bên con cái lúc còn trẻ trôi qua rất nhanh, đừng để sau này phải hối tiếc khi bỏ qua quãng thời gian nhìn con khôn lớn.
Sai lầm 2: Lúc còn trẻ không chú ý đến sức khỏe, về già ốm liệt giường
Người ta nói rằng tuổi già là tuổi để hưởng phúc, bởi lúc đó con cái đã lập gia đình, tài sản tích cóp được kha khá, lại có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Với những người có thân thể khỏe mạnh, tinh thần tích cực, họ bắt đầu lên kế hoạch đi du lịch, thăm thú khắp nơi, dành thời gian kết giao bạn bè, ôn lại tình nghĩa năm xưa với những người quen cũ…
Tuy nhiên, có nhiều người không thể làm như vậy. Cho dù sở hữu nhiều thời gian, nhiều tiền bạc hơn nữa, họ cũng chẳng thể sum vầy bên con cái, tận hưởng khoảng trời riêng mà thay vào đó, họ phải xem bệnh viện như là nhà. Lý do là bởi lúc còn trẻ không biết quý sức khỏe của mình, giờ cả người đều đau yếu, chỉ có thể nằm trên giường bệnh, muốn đi xuống dạo quanh mọi nơi cũng khó vô cùng.
Video đang HOT
Người ta thường nói, sức khỏe là cái vốn của con người. Sức khỏe là thứ không có một tài sản nào có thể đánh đổi được. Tiền hết thì còn kiếm lại được, nhưng sức khỏe không còn thì cuộc sống cũng biến mất.
Đừng bao giờ bán sức khỏe để lấy tiền bạc. Bởi có nhiều tiền đến đâu, không có sức khỏe thì chỗ tiền đó cũng chỉ dùng để chi trả viện phí, cuộc sống chẳng thể nào hạnh phúc nổi.
Sai lầm 3: Ly hôn ở tuổi trung niên, về già cô đơn một mình
Đối với người cao tuổi, “kẻ thù” lớn nhất của họ chính là nỗi cô đơn. Dựa theo một nghiên cứu vào năm 2014, đa số họ cảm thấy bị cô lập do nhiều nguyên nhân như: họ trở nên yếu đi, đi đứng khó khăn, không còn có “tiếng nói” trong gia đình, nghỉ hưu, mất đi người thân/ bạn bè, phụ thuộc vào con cái, người thân/ bạn bè chuyển đi nơi khác sinh sống…
Nỗi cô đơn bủa vây khiến họ nhận ra rằng, khi có hạnh phúc, vợ con đề huề nhưng bản thân lại không biết trân trọng. Chỉ vì phút sai lầm nhất thời mà phải đánh mất đi thứ quan trọng nhất.
Cũng có gia đình ly hôn ở tuổi trung niên, lý do là hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau, chẳng thể chung sống được nữa nên chia tay. Tới tuổi già thì mới nhận ra, không có người bạn đời bên cạnh lúc ốm đau, khỏe mạnh, lúc buồn vui chính là cô đơn nhất.
Ý nghĩa của hôn nhân là sự san sẻ và đồng hành cùng nhau, từ khi còn trẻ tới lúc bạc đầu. Cùng nhau nấu ăn, cùng nhau đi dạo, cùng sinh hoạt ngủ nghỉ, dù đi tới đâu cũng không cảm thấy cô đơn. Nhưng khi đã mất đi một nửa của cuộc đời, bạn chỉ có thể làm mọi thứ một mình.
3 điều trên đây đều là những “vết sẹo” không thể tự xóa mờ. Chỉ khi nếm trải những kết quả tồi tệ thì chúng ta mới hối hận, nhưng đã chẳng thể nào thay đổi được nữa.
Do đó, dù chúng ta ở vào hoàn cảnh nào cũng cần nhớ rằng: Trong cuộc sống, dù tiếc nuối có nhiều nhưng hạnh phúc cũng không thiếu. Thay vì cứ đắm chìm trong những điều tiếc nuối, hãy theo đuổi hạnh phúc nhiều hơn vì cuộc đời sẽ có nhiều niềm vui mới.
Phát hiện chồng phản bội, phụ nữ nên làm những điều sau
Một tin nhắn bí ẩn được gửi tới, đồng nghiệp thông báo gặp chồng bạn đang tay trong tay với người khác hoặc những bằng chứng rõ ràng khác cho thấy chồng đã phản bội.
Bạn phải làm gì đây?
Cảm giác thất vọng, cay đắng, đau đớn khiến người vợ không biết làm gì trong lúc này hoặc thậm chí có những hành động hồ đồ, nóng giận mất khôn. Có người sẽ có tâm lý muốn tìm kẻ thứ 3 để đánh ghen cho hả dạ, nhưng kết cục rồi sao? Hãy hít một hơi thật sâu nào, chồng bạn hoàn toàn có đủ nhận thức để hành động và đó chính là quyết định của anh ta.
Làm gì cho thỏa nỗi uất hận, làm rõ mọi chuyện trắng đen như thế nào, tha thứ hay giữ lại cuộc hôn nhân này?
Ảnh minh họa
Dưới đây là 6 điều bạn cần làm:
Không tự trách bản thân mình
Có nhiều người cho rằng lỗi hoàn toàn thuộc về chồng, nhưng một số lại tự chất vấn rằng mình đã làm điều gì để xảy ra sự việc này? Mình đã làm gì sai để anh ta phải đi tìm kiếm niềm vui bên ngoài?
Đúng, sự thực là không hẳn cứ người ngoại tình là 100% lỗi lầm, có thể có một hành động nào đó của bạn khiến anh ta tìm thấy niềm an ủi, quyền được tôn trọng hoặc đơn giản chỉ là một cảm giác khác lạ. Nhưng, rõ ràng việc đổ lỗi cho chính mình chỉ làm mọi việc tệ hơn. Có thể bạn sẽ khiến cho chính mình không có khả năng vực dậy vì luôn đặt mình ở thế yếu ngay cả khi hành động sai thuộc về người khác.
Cho phép mình "không giống bình thường"
Ngay cả khi bạn đang không thấy mình giống bình thường, bạn cũng hãy chấp nhận điều đó. Tâm lý đau đớn, uất hận, buồn bã là bình thường nếu bất ngờ phát hiện ra chồng đã lừa dối bạn.
Hãy nghĩ rằng những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường và bạn cần thời gian để mọi chuyện có thể nguôi ngoai.
Không cần phân tích lỗi thuộc về ai
Nhiều người có xu hướng lúc đó sẽ nhìn lại để xem lỗi thuộc về ai? Điều đó cũng không có gì sai, nhưng sự thực là tình thế đã diễn ra và đổ lỗi cho một ai đó đều có thể là sai lầm.
Việc ngồi đó dằn vặt rằng kẻ thứ 3 là người cướp chồng người khác, nhớ lại lời thề non hẹn biển của chồng khi xưa, hoặc cho rằng mình tệ quá để chồng phải tìm kiếm người phụ nữ khác đều không cần thiết và có thể khiến bạn bị mất kiểm soát về cảm xúc và làm cho tình thế xấu đi.
Chính mình cần được chăm sóc
Lúc này hơn bao giờ hết bạn phải yêu thương mình hơn rất nhiều. Bạn đang đau khổ và người ve vuốt chính bạn hơn ai hết là chính mình. Hãy thử đi xem 1 bộ phim, đọc một cuốn sách, uống trà cùng bạn hoặc chạy bộ, đạp xe... tất cả đều có ích cho việc bạn làm cho mình trở nên bận rộn hơn để thấy cuộc sống này có nhiều điều thú vị hơn là chỉ chăm chăm vào mối quan hệ vợ chồng như thể nó là duy nhất.
Cố gắng đừng để sai lầm của người lớn ảnh hưởng đến con trẻ
Cãi vã, to tiếng và trách cứ chồng trước mặt con. Nhiều người đã làm thế và con trẻ bị tổn thương rất nhiều. Có những người lớn trưởng thành thú nhận rằng bố mẹ cãi vã nhau khi ngoại tình họ chứng kiến thuở nhỏ là điều ám ảnh họ đến mãi sau này. Thậm chí là họ có xu hướng sợ hãi hôn nhân.
Ảnh minh họa
Có thể nói cho con biết về quyết định chia tay hoặc bố mẹ có trục trặc bằng một cách tế nhị, nhưng hãy bình tĩnh trước hết để con bạn thấy rằng ngay cả việc bố mẹ không sống cùng nhau đó cũng không phải là điều gì quá ghê gớm.
Còn nếu bạn muốn tìm cách giữ cuộc hôn nhân ổn thỏa, tránh làm tổn thương con càng là việc cần thiết.
Đối mặt
Dù bạn có bình tĩnh đến đâu, dù bạn có tập trung vào chính mình đến nhường nào. Nhưng cuối cùng bạn vẫn phải đối mặt.
Hãy nói chuyện với người bạn đời của bạn và đi đến một giải pháp hòa giải hay chia tay sau cuộc nói chuyện đó. Nếu chấm dứt thì con cái, tài sản sẽ thỏa thuận như thế nào. Nếu đi tiếp có những điều gì cần thay đổi, thống nhất với nhau để cuộc hôn nhân phía trước chất lượng, không phải là 1 cô vợ nghi ngờ và một ông chồng lăng nhăng chung sống.
Tóm lại, dù ngay cả khi chồng phản bội, trái đất này vẫn quay, cuộc sống vẫn tiếp diễn và bạn vẫn là chính bạn. Hãy bình tĩnh xử lý các tình huống để dù cuộc hôn nhân này còn hay mất, bạn vẫn sẽ ổn thôi!
Chồng liên tục qua đêm nhà vợ cũ vì lý do con ốm, hôm tôi đến tìm về thì run rẩy khi chị ta tủm tỉm khoe bí mật Trước đây mới cưới, anh dường như chẳng mấy khi về thăm con riêng của mình. Có chăng chỉ gửi ít quà, tiền chu cấp hàng tháng nhưng dạo này thì khác. Là một đứa con gái năng động, tự lập, thích tự do, tôi từng nghĩ mình sẽ không kết hôn vì sợ không làm tròn trách nhiệm của một người phụ...