3 sai lầm cần tránh khi uống thuốc tây
Uống thuốc tây sai cách không chỉ là uống quá liều. Có nhiều sai lầm mọi người đang mắc phải khi uống thuốc nhưng lại không biết.
Hệ quả là có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em.
Có những sai lầm diễn ra rất tinh tế, khiến nhiều người không nghĩ đến. Tốt nhất bạn nên hỏi kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ về cách thức uống các loại thuốc của bạn. Khi uống thuốc tây, mọi người cần tránh những điều sau:
Bẻ hay nhai thuốc trước khi uống
Một số người vì không muốn uống viên thuốc quá lớn nên đã bẻ đôi hay nhai trong miệng rồi mới uống. Phần lớn các loại thuốc uống theo cách này sẽ không ảnh hưởng gì, theo Everyday Health.
Bẻ hay nhai các loại thuốc viên bao tan trong ruột có thể gây hại cho người uống. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, với những loại thuốc là viên bao tan trong ruột thì không được. Người bệnh phải uống trọn vẹn viên thuốc mà không được bẻ hoặc nhai.
Video đang HOT
Loại thuốc này được bào chế để không tan trong dạ dày mà chỉ tan khi đi qua dạ dày và vào đến ruột. Do đó, bao quanh thuốc là một lớp phủ bảo vệ trước axit dạ dày. Lớp phủ này thường có trong các loại thuốc giảm đau kê đơn và không kê đơn, tiến sĩ sĩ Craig Svensson, giáo sư hóa dược tại Đại học Purdue (Mỹ), giải thích.
Bẻ hay nhai các loại thuốc viên bao tan trong ruột có thể khiến thuốc tác dụng quá mạnh và dẫn đến một số tác động tiêu cực khác đối với sức khỏe.
Uống chung với vitamin hay thuốc kháng axit
Viên bổ sung vitamin và thuốc kháng axit không kê đơn thường thường có tác động nhẹ so với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, người bệnh nên cẩn trọng khi uống những loại dược phẩm này với thuốc kê đơn. Vì trong một số trường hợp, chúng có thể làm thay đổi tác động của thuốc và gây hại cho sức khỏe.
Sự tương tác giữa viên bổ sung vitamin, thuốc kháng axit với thuốc kê đơn có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Thậm chí, sự kết hợp này còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, các chuyên gia cảnh báo.
Viên bổ sung vitamin tưởng như vô hại nhưng lại có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị ung thư hay các bệnh liên quan đến máu. Trong khi đó, thuốc kháng axit làm giảm mức axit trong dạ dày, từ đó cản trở sự hấp thụ một số loại thuốc.
Dùng muỗng để đong thuốc nước
Một đứa trẻ bị ho và cần uống siro trị ho. Người mẹ vào bếp và lấy một chiếc muỗng để đong siro. Đây là sai lầm rất nhiều người mắc.
Các nghiên cứu cho thấy những cha mẹ đong thuốc cho con bằng muỗng mắc lỗi sai về liều lượng thuốc nhiều gấp đôi so với những cha mẹ sử dụng ly đựng có vạch đo mililit, theo Everyday Health.
Với người trưởng thành, sai lệch nhỏ về liều lượng thuốc sẽ không sao. Nhưng với trẻ em, mỗi mililit thuốc đong sai đều có thể gây hại, bác sĩ nhi khoa Cindy Gellner tại Đại học Y tế Utah (Mỹ) tiết lộ.
Người vợ bị suy thận giai đoạn cuối hồi sinh nhờ quả thận của chồng
Chị T.X (32 tuổi, ở Hóc Môn, TP.HCM) bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận 3 lần một tuần, sức khỏe suy yếu, nhiều lần khiến cả nhà hoảng sợ khi phải nhập viện cấp cứu.
Trước đó, từ tháng 4.2020, bệnh nhân có dấu hiệu thường xuyên nhức đầu và tay chân. Đi khám, phát hiện bị suy thận. Do thể trạng yếu nên mỗi khi uống thuốc chị lại mệt, thi thoảng quên uống thuốc.
Đến tháng 8.2020, cơ thể chị X. bắt đầu phù nhiều, đi khám được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Ê kíp phẫu thuật ghép thận cho bệnh nhân. Ảnh BVCC
Chị X. chia sẻ: "Cứ cách ngày lại phải chạy thận một lần, hôm sau người rất mệt, có khi nôn ói. Toàn thân bị phù, đi đứng rất khó khăn, ăn ngủ không được".
Nhìn thấy vợ vật vả đau đớn vì bệnh tật và những lần cấp cứu, anh M.D (39 tuổi), chồng chị X., vô cùng lo lắng. Gia đình cố gắng tìm thận phù hợp để ghép cho vợ. Rất may, thận của anh D. tương thích với vợ.
"Tôi chỉ mong giữ được tính mạng cho vợ. Mỗi lần đưa vợ đi chạy thận nhìn thấy vợ đau đớn mà không thể giúp gì được...", anh D. nghẹn ngào.
Nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên đến nay ca ghép thận mới được tiến hành. Hồ sơ của hai vợ chồng được hội chuẩn kỹ lưỡng và nghiêm ngặt bởi các bác sĩ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm. Mọi công tác chuẩn bị trong nhiều tháng nhằm đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho hai vợ chồng.
Hiện sức khỏe hai vợ chồng ổn định, hồi phục tốt. Ảnh BVCC
Với sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn từ các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã thực hiện ca ghép thận thành công cho bệnh nhân.
Ngày 6.12, thạc sĩ-bác sĩ Vũ Lệ Anh, Trưởng Khoa Nội Thận, Bệnh viện Xuyên Á, chia sẻ: "Sau hơn 4 giờ phẫu thuật, cả hai vợ chồng được chuyển sang phòng hồi sức. Sau đó, bệnh nhân đã có nước tiểu, cho thấy thận ghép vào bắt đầu hoạt động tốt".
Hiện tại, sức khỏe của hai vợ chồng đã ổn định, và tiếp tục được các bác sĩ theo dõi sát.
Thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Vĩnh Bình, Trưởng Khoa Ngoại Tiết Niệu, Bệnh viện Xuyên Á, cho biết: Đây là ca ghép thận thứ 2 thành công giữa người nhận và người cho không cùng huyết thống được thực hiện tại bệnh viện.
Bị đau ở nhiều nơi trên người, làm sao để giảm đau mà không uống thuốc? Khi bị đau ở một nơi nào đó trên cơ thể, cách lựa chọn dễ dàng là uống một viên thuốc giảm đau không kê đơn. Thế nhưng, uống quá nhiều loại thuốc này có thể gây hại, đặc biệt có thể làm tổn thương gan. Vì vậy, sử dụng các phương pháp giảm đau khác là lựa chọn tốt cho sức khỏe,...