3 nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác Chính phủ về vắc xin

Theo dõi VGT trên

Tại cuộc phỏng vấn ngày 17-8, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết mục đích, ý nghĩa việc thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin và kế hoạch cụ thể sắp tới của tổ công tác.

3 nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác Chính phủ về vắc xin - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin – Ảnh: Thế giới & Việt Nam

Trước đó ngày 13-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành quyết định về việc thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin, giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các bộ Ngoại giao, Y tế, Quốc phòng, Công an, Công thương, Khoa học – công nghệ và Văn phòng Chính phủ.

Ngày 16-8, tổ công tác đã có cuộc họp đầu tiên với sự chủ trì của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, cùng sự tham dự của lãnh đạo và đại diện các bộ Ngoại giao, Y tế, Quốc phòng, Công an, Khoa học – công nghệ, Công thương và Văn phòng Chính phủ.

Cuộc họp tập trung đánh giá và rà soát những kết quả tích cực bước đầu đạt được trong triển khai công tác ngoại giao vắc xin thời gian qua.

Trả lời phỏng vấn ngày 17-8, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định với phương châm “5K vắc xin công nghệ”, chiến lược vắc xin vừa là nhiệm vụ rất cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài để kiểm soát và tiến tới đẩy lùi dịch COVID-19.

Trong bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vắc xin ngừa COVID-19, yêu cầu phòng chống dịch rất cấp bách trong khi nguồn vắc xin trên thế giới khan hiếm, ngoại giao vắc xin là “mặt trận” rất quan trọng, bởi vận động có được vắc xin là khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi của chiến lược vắc xin.

“Thực tiễn cho thấy, thông qua ngoại giao vắc xin, đến nay nước ta đã tiếp nhận hàng triệu liều vắc xin từ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, không chỉ trực tiếp phục vụ công tác phòng chống dịch, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối nội, đối ngoại, chính trị, quốc phòng, an ninh và kinh tế – xã hội”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.

Bộ trưởng cho biết với phương châm và tinh thần đã nêu, tổ công tác sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đầu tiên đẩy mạnh xúc tiến, vận động các đối tác và tổ chức quốc tế tiếp tục viện trợ, hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ vắc xin, cũng như thuốc điều trị và vật phẩm y tế phòng chống dịch COVID-19 càng sớm càng tốt.

Tiếp đến nỗ lực tìm kiếm, kết nối, đôn đốc các đối tác nước ngoài trong đàm phán, nhập khẩu và tiếp nhận vắc xin, thuốc điều trị, vật phẩm y tế.

Bộ trưởng cho biết tổ công tác sẽ vận động các đối tác giao vắc xin cho Việt Nam đúng hạn hoặc sớm hơn kế hoạch theo các thỏa thuận, hợp đồng đã ký.

Thứ ba, sẽ chủ động và tích cực thẩm tra, xác minh các đối tác nước ngoài, thông tin liên quan đến khả năng cung cấp vắc xin, thuốc điều trị và vật phẩm y tế mà Việt Nam có thể tranh thủ, nhập khẩu hoặc hợp tác sản xuất.

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới

Hôm nay (9/8), Thủ đô bước vào ngày đầu tiên của đợt giãn cách xã hội tiếp theo (15 ngày) theo Công điện số 18/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dựa trên tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Video đang HOT

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội: "Thành phố quyết định thực hiện tiếp Chỉ thị số 17/CT-UBND đến 6 giờ ngày 23/8/2021. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong 15 ngày tiếp tục giãn cách xã hội là phải thực hiện quyết liệt, thực chất hơn nữa. Thành phố tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào tình hình có thể áp dụng mức cao hơn Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ".

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới - Hình 1
Chốt kiểm soát phòng chống dịch trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) kiểm tra giấy tờ, thông tin của người lưu thông trên phố (ảnh chụp trước 7h30 ngày 9/8/2021). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Kéo dài giãn cách ở thế chủ động

Việc UBND thành phố Hà Nội quyết định kéo dài thời gian giãn cách (ban đầu là 15 ngày, từ 6h ngày 24/7 đến 6h ngày 8/8) không phải là biện pháp bị động mà có sự chuẩn bị kỹ càng.

Từ ngày 5/8 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2021; quyết tâm cao nhất để sớm khống chế, đẩy lùi dịch COVID-19.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu từng cấp, ngành, đơn vị cần rút kinh nghiệm, phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch vừa qua trên địa bàn thành phố. Sở Y tế được giao nhiệm vụ kiên định các giải pháp chống dịch "3 trước" (nhận diện, chủ động phòng, chống trước; phát hiện, hành động, xử lý trước; chuẩn bị phương án, vật tư trước) và "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ); triển khai các kịch bản chi tiết chủ động ứng phó với dịch bệnh theo từng cấp độ, diễn biến thực tế; có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Trước đó, ngày 4/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong buổi làm việc với Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của Thủ đô đã nhấn mạnh: Hà Nội phải sẵn sàng mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: "Hà Nội đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng vẫn trong tâm thế bình tĩnh và chủ động, vì vậy, những gì cần thiết thì phải làm ngay, chuẩn bị ngay. Chúng ta phấn đấu không để tình hình dịch bệnh diễn biến như ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, nhưng cũng phải chuẩn bị cho tình huống xấu hơn để không bị động, bất ngờ, lúng túng".

Tại buổi làm việc, Sở Y tế Hà Nội báo cáo: Tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh đang ở mức rất cao và khó lường vì đã xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây.

Qua công tác chủ động rà soát, giám sát các trường hợp ho, sốt ngoài cộng đồng, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, Sở Y tế Hà Nội nhận định, có thể có các ca bệnh ngoài cộng đồng chưa được phát hiện. Đặc biệt là nguy cơ lây lan dịch bệnh trong các bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp với nhiều ca mắc, nguy cơ lây nhiễm trong chuỗi cung ứng.

Câu chuyện về Giấy đi đường

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra Chỉ thị 17/CT-UBND về việc thực hiện giãn cách xã hội với mục đích: Thực hiện cách ly xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 6 giờ ngày 24/7/2021 trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Hà Nội cách ly với các tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, cũng như kiểm soát sự lưu thông của người dân theo nguyên tắc "chỉ ra đường khi thật cần thiết" thì việc áp dụng giấy đi đường là một cách có hiệu quả thực tế. Tuy nhiên, câu chuyện về giấy đi đường cần thống nhất trong cách hiểu và thực hiện.

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành mẫu Giấy đi đường chung trên toàn địa bàn. Cách hiểu và cách áp dụng tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng như tại các chốt kiểm soát không đồng nhất, có nơi rất nguyên tắc, cũng có nơi "sáng tạo" hoặc buông lỏng.

Việc cấp Giấy đi đường chặt hay lỏng phụ thuộc vào quan niệm, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Song rõ ràng, trong những ngày cuối của đợt giãn cách đầu tiên theo Chỉ thị 17/CT-UBND mà vào giờ cao điểm đường phố ở Hà Nội vẫn có khá đông người, xe qua lại thì hiệu quả giãn cách xã hội bị hạn chế và hiệu lực của Giấy đi đường chưa nghiêm.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá, vẫn còn tình trạng cấp giấy không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, cán bộ đi làm khi công việc chưa cấp bách.

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới - Hình 2

Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát phường Đống Mác (quận Hai Bà Trưng) nhắc nhở người dân cần hoàn thiện các mục còn thiếu đối với giấy đi đường theo quy định mới. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Dư luận cũng đồng tình với nhận định này. Có ý kiến đề xuất giải pháp là mỗi cơ quan, đơn vị cần có bản báo cáo về tổng số cán bộ, nhân viên và lên phương án làm việc ở những vị trí thiết yếu, cấp bách, từ đó lập danh sách đi làm theo ngày, theo ca. Dựa trên danh sách này, cơ quan, đơn vị sẽ cấp giấy đi đường theo nhiệm vụ được phân công. Danh sách cũng được gửi cho chính quyền sở tại và các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên, đột xuất tại các phòng, ban để rà soát đối tượng theo danh sách.

Ngày 7/8, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ban hành văn bản số 1338/UBND-VP về việc tăng cường kiểm soát người tham gia giao thông trong thời gian giãn cách xã hội. Theo đó, quận này đề xuất phương án cấp bách là Giấy đi đường cần có sự xác nhận của chính quyền phường sở tại. Cách làm của quận Hai Bà Trưng gây nhiều ý kiến trái chiều, nhất là từ phía các doanh nghiệp.

Để giải quyết những khúc mắc về Giấy đi đường, ngày 7/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công văn số 2562/UBND-KT về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong 15 ngày giãn cách xã hội tiếp theo.

Công văn nêu rõ: Ngày 29/7 UBND thành phố đã có văn bản số 2434/UBND-KT quy định về mẫu Giấy đi đường và các giấy tờ cần thiết khác. Cơ bản các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp cấp và sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng; có một số chốt kiểm soát chưa siết chặt việc kiểm tra dẫn đến tình trạng đông người đi lại trên đường, không thực hiện nghiêm việc giãn cách, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Nhằm siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường để phục vụ công tác phòng, chống dịch, UBND thành phố đề nghị:

Về mẫu Giấy đi đường: Theo mẫu Giấy đi đường đã được ban hành ngày 29/7 của UBND thành phố. Người đi đường xuất trình kèm theo căn cước công dân hay chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương đóng trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-UBND và Công điện số 18/CĐ-UBND, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin để làm việc tại nhà; chỉ những người được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như: trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể thuộc thành phố, người đứng đầu có trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, nhân viên, cam kết về việc bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; không lập kế hoạch hoạt động; phân công công tác; cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng và sử dụng Giấy đi đường sai mục đích.

UBND thành phố giao Công an thành phố, UBND quận, huyện, thị xã siết chặt công tác kiểm tra, giám sát tại các chốt; chỉ đạo, hướng dẫn Công an, UBND xã, phường, thị trấn; các lược lượng Tổ tự quản, Tổ (phòng, chống) COVID cộng đồng tăng cường kiểm tra Giấy đi đường tại chốt kiểm soát theo đúng mục đích, đối tượng; nhắc nhở hoặc kiến nghị xử lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố về bố trí lịch làm việc trong thời gian giãn cách; khi phát hiện các trường hợp sử dụng Giấy đi đường không đúng mục đích thì thông tin đến Công an xã, phường, thị trấn, nơi có đơn vị, tổ chức cấp Giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.... Câu chuyện "Giấy đi đường" cho thấy chính quyền Thủ đô đang hành động theo hướng tập trung chống dịch một cách quyết liệt hơn, thực chất hơn.

Nguyên tắc "Rõ - Nghiêm - Chắc - Hiệu quả"

Cũng như các địa phương khác đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội trong 15 ngày tới phải quán triệt nguyên tắc "Rõ - Nghiêm - Chắc - Hiệu quả" trong chống dịch COVID-19.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 4/8 trong buổi làm việc với Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của Hà Nội, thành phố trong những ngày tới phải đặt rõ mục tiêu, công việc từng ngày của chính quyền, nhiệm vụ của người dân trong việc tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Chính quyền Thủ đô phải làm mạnh, triệt để hơn, có cơ chế tiếp thu, phản hồi phản ánh của người dân.

Việc thực hiện Chỉ thị 16 phải thật chặt, thật nghiêm, triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình, đặc biệt trong các khu vực phong tỏa, cách ly, không để "ngoài chặt, trong lỏng".

Khi triển khai các biện pháp truy vết, xét nghiệm, cách ly để khoanh vùng, làm sạch các ổ dịch thì phải khẩn trương, "làm đến đâu chắc đến đó", xử lý dứt điểm, nhằm mục tiêu thiết lập các vùng an toàn (vùng xanh) vững chắc, khoanh gọn những ổ dịch lớn, từng bước đưa các vùng nguy cơ cao, rất cao về mức thấp hơn và dần an toàn trở lại. Theo Phó Thủ tướng, việc từng khu, từng cụm giữ vùng xanh là một trong những chìa khóa để kiểm soát được dịch bệnh ở thành phố.

Hà Nội chống dịch COVID-19 thực chất hơn trong 15 ngày tới - Hình 3
Người dân chỉ được ra khỏi "Vùng xanh" khi có việc thực sự cần thiết. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Các biện pháp chống dịch phải đặt hiệu quả lên trên hết. Trong bối cảnh hiện nay, về nguyên lý, những hướng dẫn của Bộ Y tế là đúng. Tuy nhiên, các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn để mạnh dạn vừa làm vừa điều chỉnh, đồng thời tổng hợp tình hình để báo cáo cấp trên kịp thời tháo gỡ vướng mắc.

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội rà soát năng lực, công tác xét nghiệm. Việc liên thông kết quả giữa các đơn vị làm xét nghiệm tại Hà Nội vẫn chưa được thực hiện tốt. Trong thời gian tới, Hà Nội phải nâng cao hiệu quả liên thông kết quả xét nghiệm; huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia xét nghiệm. Hà Nội cũng cần triển khai ngay việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh để lực lượng y tế chi viện cho các khu phong tỏa, cách ly, điều trị, tiếp nhận các ca F0.

Hà Nội phải chuẩn bị nhanh, thiết lập hệ thống oxy tại các cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân có triệu chứng để giảm tối đa bệnh nhân chuyển sang có dấu hiệu chuyển nặng; có phương án chuẩn bị bệnh viện đa khoa chuyên điều trị bệnh nhân mắc COVID-19; bảo đảm vật tư, trang thiết bị điều trị cho các bệnh viện...

Tiếp theo, ngày 6/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, Hà Nội vừa đưa vào vận hành một bệnh viện - trung tâm thu dung tại Đền Lừ (quận Hoàng Mai) với quy mô 1.000 giường để điều trị cho những người mắc COVID-19 thể nhẹ và sẽ được bổ sung khoảng 5.000 giường nữa. Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất thành phố phải chuẩn bị 30.000 giường để thu dung các trường hợp F0 thể nhẹ.

Mới đây nhất, ngày 8/8, Chủ tịch UBND thành phố, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Phương án số 182/PA-UBND đáp ứng 8.000 giường để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống có 40.000 người bệnh COVID-19 tại thành phố.

Phương án này là nhằm để các bệnh viện có đủ điều kiện sẵn sàng thu dung, điều trị cho người bệnh; đồng thời sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Phương án thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đáp ứng 2.000 giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 10.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).

Giai đoạn đáp ứng 4.000 giường bệnh điều trị người mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 20.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).

Giai đoạn đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 40.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).

Nguyên tắc phân luồng người bệnh theo mức độ bệnh là dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 về việc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị COVID-19. Theo đó, 80% bệnh nhân không có triệu chứng, khoảng 20% bệnh nhân mức độ vừa, nặng và nguy kịch, 5% bệnh nhân cần điều trị hồi sức tích cực. Do vậy, với trường hợp có 40.000 người bệnh mắc COVID-19 sẽ có 8.000 người bệnh có triệu chứng mức độ vừa và nặng (6.000 bệnh nhân mức độ vừa, 2.000 bệnh nhân mức độ nặng và nguy kịch)...

Việc kéo dài thời gian giãn cách xã hội tại Hà Nội không chỉ nhận được sự đồng thuận của người dân Thủ đô, mà còn được các chuyên gia về dịch tễ ghi nhận.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, khẳng định:

"Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, Hà Nội đã làm rất nghiêm, quyết liệt, truy vết nhanh, khống chế được ổ dịch khi phát hiện được ca F0 đầu tiên, thực hiện phong tỏa hiệu quả. Hà Nội cũng đã làm tốt biện pháp bảo vệ "vùng xanh", tạo ra tổ tự quản bảo vệ xóm nhỏ, ngõ nhỏ. Việc Hà Nội quyết định tiếp tục giãn cách thêm 15 ngày nữa là đúng đắn và cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch; củng cố, nâng cao năng lực của ngành y tế, giữ thế chủ động một cách toàn diện trong công tác phòng, chống dịch".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà NộiHiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội
09:04:02 19/12/2024
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn ĐồngNhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng
06:05:34 19/12/2024
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lươngVụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương
08:49:23 20/12/2024
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn TràTìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà
23:02:41 19/12/2024
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đườngNgười đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường
11:52:10 19/12/2024

Tin đang nóng

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXHHiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH
14:31:01 20/12/2024
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợiCâu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi
13:52:15 20/12/2024
Đại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viênĐại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viên
13:49:07 20/12/2024
Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giâyBức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây
13:58:12 20/12/2024
Midu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu giaMidu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu gia
14:44:49 20/12/2024
Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?
15:02:36 20/12/2024
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?
15:06:51 20/12/2024

Tin mới nhất

Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

Vụ 3 học sinh chạy ra đường cầu cứu: "Mẹ ơi! con hối hận lắm"

19:35:47 20/12/2024
Cậu học trò lớp 6 tại Đắk Lắk tỏ ra hối hận khi nằm trên giường bệnh với bàn tay không còn lành lặn, cơ thể chi chít các vết thương từ vụ nổ do tự chế tạo pháo.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy quán ăn kết hợp nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh

14:51:19 20/12/2024
Trưa 20/11, Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh tiếp tục phong tỏa hiện trường vụ cháy tại căn nhà 4 tầng vừa là nơi kinh doanh ăn uống vừa ngăn phòng cho thuê trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình để làm rõ nguyên nhân.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

Cháy lớn tại Hoàng Mai, nhiều xe chữa cháy được huy động

09:23:17 20/12/2024
Người dân phát hiện đám cháy nhanh chóng nhờ mùi khét nồng nặc, tuy nhiên lại khó dập tắt bước đầu do lửa bùng lên nhanh và mạnh, nếu tiếp cận không có đồ bảo hộ sẽ nguy hiểm.
Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

Khởi tố người Hàn Quốc gây tai nạn ở Hòa Bình khiến người đi cùng tử vong

08:41:22 20/12/2024
Điều khiển xe mô tô đi trên đường ở Hòa Bình, ông Hong Soek Joo (quốc tịch Hàn Quốc) không quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến gây tai nạn khiến người đi cùng tử vong.
Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

Dịch bệnh bí ẩn ở Congo lộ diện: TPHCM đã điều trị hàng chục ca "nhập khẩu"

06:41:10 20/12/2024
Từ đầu năm, bệnh viện chuyên khoa Truyền nhiễm tuyến cuối tại TPHCM đã điều trị hàng chục ca bệnh sốt rét từ nước ngoài về, trong đó đa phần ở châu Phi.
50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

22:12:41 19/12/2024
Tối 18/12, tin từ UBND xã An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết, địa bàn xã vừa xảy ra vụ sạt lở đê bao sông Cổ Chiên. Sự cố làm ảnh hưởng 50 hộ dân và 55ha vườn cây ăn trái.
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối

14:55:26 18/12/2024
Trần Nam Khánh - học sinh lớp 12A3, Trường THPT Chuyên ngoại ngữ - trúng tuyển vào trường Colby College, Hoa Kỳ, với học bổng hơn 84%.
Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

14:42:33 18/12/2024
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa bố và mẹ cháu MA(17 tuổi).
Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

14:35:03 18/12/2024
Cú va chạm giữa ô tô 7 chỗ và xe tải trên quốc lộ N2, đoạn qua huyện Tân Thạnh (Long An), khiến một tài xế tử vong.
Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

10:05:52 18/12/2024
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, mặc dù thời tiết lạnh.
Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

10:03:11 18/12/2024
Ngày 18/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ

Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ

Sao việt

19:47:37 20/12/2024
Giữa lúc cư dân mạng xôn xao bàn tán, vợ chồng Anh Phạm và Anh Đức đã đăng tải hình ảnh trong sự kiện trên lên trang cá nhân.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc bác bỏ 6 dự luật do phe đối lập đề xuất

Quyền Tổng thống Hàn Quốc bác bỏ 6 dự luật do phe đối lập đề xuất

Thế giới

19:41:51 20/12/2024
Đây là lần đầu tiên ông Han sử dụng quyền lực tổng thống kể từ khi đảm nhiệm vai trò điều hành đất nước sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội và đình chỉ chức vụ do ban bố thiết quân luật.
Mời gọi đầu tư khu dịch vụ nghỉ dưỡng ở nơi có thành đá triệu năm tuổi

Mời gọi đầu tư khu dịch vụ nghỉ dưỡng ở nơi có thành đá triệu năm tuổi

Pháp luật

19:33:26 20/12/2024
Ngọn lửa oan khuất tối 18, rạng sáng 19/12 đã thiêu rụi một quán cà phê ở 258 đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến 11 người chết, 7 người thoát nạn trong đó có 4 nạn nhân phải nhập viện điều trị.
Nữ ca sĩ ám ảnh vì bị lộ clip sex

Nữ ca sĩ ám ảnh vì bị lộ clip sex

Sao âu mỹ

19:32:12 20/12/2024
Ca sĩ Tulisa Contostavlos, 36 tuổi, đã trải lòng về những khó khăn trong quá khứ trong một bài phỏng vấn với tờ The Guardian sau khi rời khỏi chương trình Tôi là người nổi tiếng (I m A Celebrity).
Nhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặng

Nhan sắc thật của Triệu Lệ Dĩnh khiến 60 triệu người sốc nặng

Hậu trường phim

19:28:21 20/12/2024
Ngày 20/12, QQ đưa tin Triệu Lệ Dĩnh đang miệt mài trên phim trường Người Xây Thành, một dự án truyền hình thuộc dòng phim chính kịch.
10 phim Hàn có rating cao nhất 2024: Số 1 hot điên đảo vẫn bị chê, Park Min Young gây sốc nhất

10 phim Hàn có rating cao nhất 2024: Số 1 hot điên đảo vẫn bị chê, Park Min Young gây sốc nhất

Phim châu á

19:25:50 20/12/2024
Năm 2024, Hàn Quốc tiếp tục cho ra mắt nhiều tác phẩm truyền hình ăn khách thuộc đa dạng nhiều thể loại khác nhau.
Nạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹt

Nạn nhân mặt ám khói bò lên khe tường 30cm thoát thân khỏi đám cháy: Chậm vài giây chắc tôi mắc kẹt

Netizen

19:12:37 20/12/2024
Khi đang ngủ, anh Chuẩn bị đánh thức bởi tiếng đập cửa và kêu cứu. Mở cửa ra, anh thấy xung quanh toàn khói đen, không nhìn thấy đường ra cầu thang.
Nguyễn Xuân Son và những kỳ vọng lớn trước trận đấu với Myanmar

Nguyễn Xuân Son và những kỳ vọng lớn trước trận đấu với Myanmar

Sao thể thao

18:59:02 20/12/2024
Vào 20h ngày 21/12, đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp đón Myanmar trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt đấu cuối bảng B ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Sao châu á

18:41:39 20/12/2024
Một năm trở lại đây, Lưu Khải Uy và Lý Hiểu Phong không còn xuất hiện cạnh nhau, dấy lên tin đồn cả hai đã chia tay.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Sức khỏe

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

Mọt game

17:04:23 20/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải đấu khá đặc biệt của LPL khi nó diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng vô cùng ồn ào và nhiều drama .