3 nhà mạng lớn đã được cấp phép thử nghiệm 5G
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thành Hưng vừa cho biết, Bộ đã triển khai cấp phép thử nghiệm 5G cho 3 doanh nghiệp viễn thông gồm: Viettel, VNPT và Mobifone.
Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm do Bộ TT&TT tổ chức.
Thông tin trên được Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm do Bộ TT&TT tổ chức ngày 5/7. Thứ trưởng cũng cho biết, Bộ đã hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thử nghiệm 5G.
Theo đó, Viettel đã công bố thử nghiệm 5G tại Hà Nội trong tháng 5/2019 và tiếp tục mở rộng mạng di động 5G tại Hà Nội và TPHCM; 2 doanh nghiệp còn lại đang khẩn trương thiết lập mạng 5G thử nghiệm, trong đó Vinaphone thử nghiệm tại Hà Nội và TPHCM và Mobifone dự kiến tại Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Trong tháng 5/2019, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cùng Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) cũng đã thực hiện kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G ở Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam đi cùng những nước dẫn đầu trên thế giới trong việc thử nghiệm và triển khai 5G. Công nghệ 5G do Viettel triển khai đồng hành với lộ trình chuẩn hóa của tổ chức 3GPP. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có thể đi cùng với thế giới trong làm chủ và ứng dụng công nghệ mới nhất.
Cũng tại hội nghị, đại diện Bộ TT&TT cho biết, Bộ cũng đã tổ chức sơ kết 6 tháng triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số. Việc triển khai cung cấp dịch vụ ban đầu còn gặp nhiều khó khăn và những phản ứng chưa tích cực từ xã hội với những lý do như: Thời gian chuyển mạng kéo dài, nhiều thuê bao yêu cầu chuyển nhiều lần nhưng vẫn không được, điều kiện chuyển mạng chưa rõ ràng, quy trình nghiệp vụ còn nhiều điểm chưa hoàn thiện…
Video đang HOT
Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động tháo gỡ các rào cản, minh bạch hóa công đoạn nhằm tăng tỷ lệ chuyển mạng thành công của dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số. Trong 6 tháng đầu năm 2019, đã có trên 550.000 thuê bao yêu cầu chuyển mạng trong tổng số 4 nhà mạng tham gia cung cấp dịch vụ này. Tỷ lệ chuyển mạng thành công đạt trên 70%.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho các doanh nghiệp di động triển khai thí điểm ứng dụng thanh toán tiền điện tử trên thuê bao di động…
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2019, tình trạng sim rác, mua bán sim kích hoạt sẵn thông tin thuê bao vẫn tái diễn. Bộ đã xử phạt 4 doanh nghiệp (gồm Viettel, VNPT Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile) về hành vi vi phạm trong công tác quản lý thông tin thuê bao, đồng thời Bộ TT&TT cũng đã ban hành văn bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh các đồng chí Chủ tịch, Tổng Giám đốc doanh nghiệp viễn thông phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu vẫn còn để xảy ra tình trạng sim rác.
Theo chính phủ
Sau 30 năm, Viettel lọt top 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới với doanh thu hơn 10 tỷ USD một năm
Sau 30 năm thành lập, Viettel đã nằm trong top 30 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Doanh thu hơn 10 tỷ USD một năm, lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 40-45 nghìn tỷ đồng (trước thuế); nộp ngân sách khoảng 35-40 nghìn tỷ đồng.
Doanh thu của Viettel đạt hơn 10 tỷ USD một năm
Ngày 1/6, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1/6/1989 - 1/6/2019). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham dự và trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho Viettel.
Sau 30 năm, Viettel trở thành một trong 30 công ty viễn thông lớn nhất thế giới và nằm trong nhóm 500 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu.
Viettel hiện cũng đã có mặt tại 17 quốc gia, trong đó đầu tư và kinh doanh tại 10 thị trường nước ngoài, doanh thu hàng năm đạt hơn 10 tỷ USD, tương đương với 3% GDP của Việt Nam.
Trong 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông, đến nay Viettel đã phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.
Tính từ năm 2000 tới nay, Viettel đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thường xuyên đạt từ 30-40%.
Tham dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Viettel là minh chứng sống động cho hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội, đánh tan quan niệm doanh nghiệp nhà nước khó có thể làm ăn hiệu quả.
"Viettel cho thấy bài học, cho dù là doanh nghiệp trong thành phần kinh tế nào thì con người, quản trị là mấu chốt của thành công. Đảng, Nhà nước mong muốn có thật nhiều doanh nghiệp như Viettel", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong đất nước có thêm nhiều doanh nghiệp như Viettel
Thủ tướng cũng đề nghị đến năm 2025, Viettel cần đạt mục tiêu đứng trong nhóm 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới, duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10% trở lên, trong đó công nghiệp công nghệ cao đóng góp 5% tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận.
Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Viettel phải đứng trong nhóm nhà sản xuất công nghệ cao có quy mô công nghiệp hàng đầu thế giới, có số sản phẩm cốt lõi đi trước và vượt trội, tạo ra tiêu chuẩn quốc tế. Viettel cần vươn lên sánh vai, vượt xa so với Huawei, ZTE, Ericsson, Google, Facebook, thậm chí cả Samsung...
Trong giai đoạn phát triển tới, phía Viettel cho biết sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại nhất làm nền tảng đưa công nghệ 4.0 vào mọi lĩnh vực đời sống. Trước mắt, Viettel đầu tư để sớm nhất triển khai thương mại hóa công nghệ siêu băng rộng 5G, tạo ra hạ tầng kết nối IoT rộng khắp để kết nối hàng tỉ thiết bị, quản lý và điều khiển tự động với tốc độ siêu nhanh, không độ trễ.
Cùng với đó, Viettel cũng sẽ phát triển và cung cấp các ứng dụng, dịch vụ số, gồm thanh toán số - Mobile money, nội dung số, nhất là là trong lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. Viettel cũng sẽ chủ động tham gia xây dựng Chính phủ điện tử, tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu công dân, dữ liệu tài nguyên quốc gia.
Theo Vietnam Finance
Những dấu ấn khó tin của Viettel khi đầu tư ra nước ngoài Cách đây 13 năm, Tập đoàn Viettel mới là 'tân binh' trên thị trường viễn thông Việt Nam với 2 triệu thuê bao và hoàn toàn 'vô danh' với thế giới. Thế nhưng, công ty ấy vẫn quyết tâm tiến ra thế giới chỉ với 1 triệu USD tiền vốn, và điểm đến đầu tiên là Campuchia. Làm điều thần kỳ kế tiếp...