3 nguyên tắc cần nhớ để phòng ngừa những loại ung thư thường gặp
Mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc mới và khoảng 114.000 người tử vong vì ung thư; trong đó ước tính có khoảng 1/3 các trường hợp là do có liên quan đến sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số người trên 15 tuổi hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về số người hút thuốc.
Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư… Đó là axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)…
Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển ung thư.
Thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh ung thư phổi. Do đó, với việc cai thuốc lá, đồng thời khuyến khích người thân từ bỏ thói quen xấu này, chúng ta đã có thể phòng ngừa hiệu quả một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, và nhiều loại ung thư và bệnh lý khác.
Với con người chúng ta, 75% cơ thể là nước. Trong đó, nước chiếm 75% cơ bắp, 82% trong máu, 90% phổi, 76% não bộ… Thậm chí, 25% trọng lượng của xương cũng là nước. Do đó, nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước thì các bộ phận trên sẽ giảm chức năng hoạt động. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên trong tình trạng thiếu nước là một trong những nguyên nhân làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Video đang HOT
Do đó, uống đủ nước là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả để phòng tránh loại ung thư này, cũng như nhiều bệnh lý khác.
Tuỳ vào cơ địa của từng người mà lượng nước cần thiết cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mỗi ngày uống 2 lít nước sẽ giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường. Với trẻ sơ sinh, lượng chất lỏng ít nhất cần bù là 0,6 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ là 1,7 lít. Với người tập luyện thể thao hàng ngày hoặc lao động nặng, lượng nước cần uống có thể tới trên 3 lít vì phải bù đủ số nước cho lượng mồ hôi tiết ra.
Chất xơ đóng vai trò là thức ăn của hệ vi sinh đường ruột. Nghiên cứu đã chứng minh, khi hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, nguy cơ mắc nhiều loại ung thư sẽ được giảm xuống đáng kể.
Đặc biệt, chất xơ có thể làm loãng các tác nhân gây ung thư trong đại trực tràng, từ đó giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u ở cơ quan này. Các chuyên gia khuyến nghị, chúng ta nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày như rau – củ – quả. Đặc biệt, ưu tiên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc thô thay vì ngũ cốc tinh tế để có được nhiều dưỡng chất hơn.
3 giây có 1 người chết vì ung thư, áp ngay công thức "2 tăng, 3 giảm"
Sau 3 giây lại có 1 người chết vì ung thư. Trong khi đó, dưới góc độ của chuyên gia, căn bệnh nan y này hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả chỉ với việc thay đổi lối sống hàng ngày của chính mình.
Ăn nhiều vitamin và chất xơ hơn
Vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày chủ yếu đến từ các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. Vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức sống của tế bào, hỗ trợ các chức năng của cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nhóm dưỡng chất này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa và các bệnh mạn tính, bao gồm cả ung thư.
Chất xơ đóng vai trò là thức ăn của hệ vi sinh đường ruột. Nghiên cứu đã chứng minh, khi hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, nguy cơ mắc nhiều loại ung thư sẽ được giảm xuống đáng kể. Bên cạnh đó, chất xơ có thể làm loãng các tác nhân gây ung thư trong ruột kết, tạo ra môi trường bất lợi cho sự hình thành và phát triển của khối u ở cơ quan này. Các số liệu thực tế cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của chất xơ trong phòng, chống ung thư. Có thể kể đến cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trường Y tế Công cộng Havard, với kết quả cho thấy những phụ nữ có chế độ ăn giàu chất xơ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 8% so với nhóm có tỉ lệ chất xơ trong bữa ăn thấp nhất.
Tập thể dục nhẹ nhàng hơn sau bữa ăn
Tập thể dục với cường độ cao ngay sau bữa ăn là một thói quen lợi bất cập hại. Không chỉ gây khó chịu và các vấn đề về tiêu hóa, thói quen này còn làm tăng rủi ro mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa giải pháp tối ưu nhất là ngồi ì một chỗ. Theo các chuyên gia, sau khi ăn khoảng 30 phút, bạn nên thực hiện một vài bài tập nhẹ, tùy theo tình trạng của mình. Tập thể dục vào thời điểm này không chỉ tăng cường thể chất, mà còn giúp hạn chế tích mỡ, ngăn ngừa béo phì và giảm khả năng mắc ung thư.
Giảm thực phẩm giàu calo
Thực phẩm giàu calo như chất bột đường và chất béo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng béo phì. Không chỉ tiềm ẩn rủi ro các bệnh về đường tim mạch, tiểu đường, người béo phì còn đối mặt với nguy cơ khởi phát ung thư.
Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với mỗi 5 điểm BMI (Chỉ số khối cơ thể) tăng thêm, nguy cơ mắc ung thư cũng sẽ chuyển biến theo tỉ lệ thuận, ví dụ: khi BMI tăng từ 25 lên 30, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng 5%, thậm chí mức tăng còn lên đến 50% với ung thư màng dạ con. Béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vùng hầu họng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường tiêu hóa, ung thư buồng trứng, ung thư vú...
Giảm các loại thịt chế biến sẵn
Xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Trên thực tế, đây là nhóm thực phẩm được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm các chất có thể gây ung thư.
Cần biết rằng, hầu hết các sản phẩm thịt chế biến sẵn đều được bổ sung natri nitrit, phụ gia thực phẩm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn để tăng thời gian bảo quản, đồng thời giúp màu sắc của món ăn trở nên bắt mắt hơn. Tuy nhiên, nitrite khi được kết hợp với các amin sẽ tạo thành chất gây ung thư "nitrosamine".
Hiện nay, đã có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra mối liên quan giữa các sản phẩm thịt chế biến sẵn và nguy cơ mắc bệnh ung thư, điển hình như một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học quốc tế vào tháng 4/2019 đã kết luận rằng, việc bổ sung thêm 25 gam thịt chế biến sẵn vào khẩu phần hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên 19%.
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
Thói quen ăn quá mặn thường gây ra những vấn đề về huyết áp, thận, dạ dày và thậm chí là ung thư. Theo lý giải của chuyên gia, ăn nhiều muối sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển, gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra, Theo 1 nghiên cứu được thực hiện trên 270.000 người cho thấy những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.
Nghiên cứu mới: Ngồi nhiều tăng nguy cơ ung thư Nghiên cứu mới của Mỹ khuyến cáo chỉ cần thay thế 30 phút ngồi bằng vận động mỗi ngày, nguy cơ tử vong vì ung thư sẽ giảm đi đáng kể. Nhiều nghiên cứu chứng minh lối sống lành mạnh giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư - Ảnh: Wellness Theo Đài CNN, một nghiên cứu mới công bố trên...