3 nguyên nhân gốc rễ của bệnh “vùng kín”
Nhiễm nấm “vùng kín” là bệnh rất thường gặp ở chị em. Bệnh này không thể đổ lỗi cho thói quen vệ sinh hay do môi trường, thời tiết.Sự rối loạn cân bằng tự nhiên trong cơ thể chính là nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Tuy nhiên, lại có rất nhiều lý do khiến bạn bị rối loạn cân bằng tự nhiên trong cơ thể, và sự rối loạn này cũng khác nhau với mỗi người.Nhiễm nấm vùng kín ở mỗi người có thể là do những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất: 1. Hệ miễn dịch kém Hệ thống miễn dịch của cơ thể quá kém sẽ không đủ sức ngăn chặn sự gia tăng và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh nấm. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, bạn nên chú ý ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục cho một cơ thể khỏe mạnh.
2. Stress Stress cũng là có thể coi là một nguyên nhân làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm ở “vùng kín”. Nếu bạn thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài thì khả năng trị dứt điểm bệnh này là rất khó và mất nhiều thời gian. 3. Thuốc và bệnh tật Bất cứ ai đã từng trải qua quá trình hóa trị liệu đều sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch. Và đó cũng là tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng tăng lên. Đặc biệt ở những đối tượng mắc bệnh như AIDS hoặc những người đang dùng kháng sinh hay thuốc có steroid thì khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn. Một số loại thuốc kháng sinh còn là “xúc tác” thúc đẩy sự nhiễm trùng nặng hơn.
Khi có dấu hiệu nhiễm nấm, dù ở mức độ nào, nặng hay nhẹ, bạn cũng cần trị dứt điểm và khỏi hẳn từ chính gốc rễ của bệnh. Nếu nguyên nhân gốc rễ của bệnh không được điều trị, bệnh có thể nặng hơn, trở thành mãn tính và không thể chữa khỏi hẳn được.
Video đang HOT
Theo PLXH
Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong buồng tử cung, do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra.
Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do mầm bệnh lan truyền từ dưới lên như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. Mầm bệnh thường gặp nhất là lậu cầu, chlamydia.
Nội mạc tử cung là gì?
Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ được gọi là nội mạc tử cung.Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai thành phần: tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp: Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến. Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt:
Hàng tháng,dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ,nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ.Khi sự thụ tinh không diễn ra,nội mạc tử cung sẽ tự bongra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.
Trong thời gian mang thai, lớp này phản ứng do sự thay đổi nội tiết, nội mạc tử cung dày lên và trở thành lớp rất đặc biệt là màng rụng, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển.
Biểu hiện khi nội mạc tử cung bị viêm?
Khi nội mạc tử cung mới bắt đầu bị viêm người bệnh thấy các biểu hiện như: đau bụng dưới rốn, sốt, khí hư ra nhiều như mủ, đặc, màu xanh...
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phần phụ hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Người bệnh cần làm gì?
Khi có các biểu hiện như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám xét nghiệm tìm nguyên nhân và có chỉ định điều trị thích hợp. Đặc biệt cần chú ý nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung nên chị em phụ nữ khi thấy một trong những dấu hiệu của viêm âm đạo như ra khí hư (số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không hôi), ngứa ngáy khó chịu, đau khi giao hợp, đái buốt,... cần đi khám để được điều trị triệt để tránh dẫn đến viêm nội mạc tử cung. Người bệnh không nên tự ý điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khóchữa khỏi hoàn toàn.
Theo Bác sĩ Thu Lan
SKDS
Vì sao vùng kín lại bốc mùi hôi tanh? Nếu đột nhiên vùng kín của bạn giở chứng bốc mùi hôi tanh thì bạn nên rà soát và loại trừ những thủ phạm sau nhé! 1. Vùng kín bốc mùi lạ lúc bình thường Các chị em có biết, hầu hết dịch âm đạo ở vùng kín là kết quả bài tiết của các tuyến nhỏ trong niêm mạc âm đạo và...