3 ngày cắm trại, tắm suối, ngủ lều ở Tuyên Quang, Cao Bằng
Trong chuyến đi ba ngày hai đêm tới Tuyên Quang, Cao Bằng, anh Trường và bạn bè cắm trại, tắm suối, nấu ăn giữa đồi núi… để tận hưởng trọn vẹn thiên nhiên.
Mới đây, anh Minh Trường (Hà Nội, admin nhóm Hội cắm trại Camping Việt Nam) cùng nhóm bạn thân thiết, trong đó có ba người từ TPHCM đã thực hiện chuyến đi 3 ngày 2 đêm khám phá vùng núi vào thu, thời điểm cuối mùa lúa chín. Họ tự lái xe ô tô hàng trăm km và cắm trại, nấu ăn giữa đồi núi thay vì thuê khách sạn, nhà hàng.
Trong ba chiếc xe, ô tô của anh Trường được cải tạo như một “ngôi nhà di động” để phục vụ đam mê cắm trại. Chiếc xe 7 chỗ được cải tạo để có đủ chỗ ngủ cho 4 người lớn, hệ thống sàn kéo, gập để làm nơi nấu ăn ngoài trời. Trên xe có trang bị lều nóc, hệ thống năng lượng mặt trời 3kW, két nước được thiết kế riêng với thể tích 100l, bàn ghế, lều, trại…
Chiếc xe của anh Trường như một “ngôi nhà di động”. Ảnh: Trang Vũ
Ngày đầu tiên, đoàn di chuyển 250km từ Hà Nội tới Hồng Thái (Na Hang, Tuyên Quang). Tháng 10 là thời điểm vùng đất được mệnh danh là “Sa Pa của Tuyên Quang” bước vào mùa lúa chín, sắc vàng phủ khắp những thửa ruộng bậc thang uốn lượn.
Hồng Thái là một xã miền núi thuộc huyện Na Hang có hơn 90% là người Dao Tiền sinh sống. Ở độ cao hơn 1000m, nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ. Toàn xã có tới gần 100ha ruộng bậc thang.
Buổi tối, cả đoàn hạ trại ngay trên đỉnh đồi Đòn tại Hồng Thái. Nhiệt độ về đêm chỉ 15 – 17 độ C, khá lạnh. “Cắm trại đỉnh đồi có thể không tiện nghi nhưng anh em được quây quần cùng nấu ăn, nướng gà, tách rời điện thoại, internet để trò chuyện, hàn huyên. Không khí ở đây trong lành, bình yên, khiến mọi mệt mỏi như tan biến”, anh Trường chia sẻ.
Anh Trường đốt lửa, nướng gà cho bữa tối. Đỉnh đồi này là vị trí cắm trại khá thuận lợi. Ảnh: Trang Vũ
Video đang HOT
Ngày thứ hai, sau khi đón bình minh tại Hồng Thái, đoàn lái xe di chuyển về đỉnh Phja Oắc (Cao Bằng) rồi tới thăm thác Bản Giốc (Trùng Khánh, Cao Bằng). Địa điểm hạ trại ngày thứ hai là tại thác Cò, ngay bên dòng sông Quây Sơn. “Ở đây chúng tôi có thể tắm mình trong nước suối mát lạnh, vui chơi như những đứa trẻ”, anh Trường hài hước kể.
Những người đàn ông tự nấu ăn bên bờ suối. Ảnh: Trang Vũ
Cắm trại bên bạn bè khiến họ vô cùng vui vẻ, dường như tìm lại được kí ức tuổi thơ. Ảnh: Trang Vũ
Ngày ba, cả đoàn di chuyển tới núi Thủng. Nằm tại xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, núi Thủng (người địa phương gọi là núi Mắt Thần) là một kiệt tác được tạo nên trong quá trình kiến tạo địa chất diễn ra hàng chục triệu năm trước.
Núi Thủng cao khoảng 100m so với mặt hồ, như một khối hình tháp xanh khổng lồ nằm độc lập giữa lòng thung lũng. Giữa lưng chừng là lỗ thủng cực lớn xuyên qua lòng núi, với đường kính chỗ rộng nhất lên tới khoảng 35m.
Dưới chân núi là vùng thung lũng rộng lớn. Vào mùa tháng 10, thung lũng trải thảm cỏ xanh biếc, những đàn trâu, ngựa nhởn nhơ gặm cỏ.
Cùng ngày đoàn đến thăm Cột mốc số 0, Khu di tích Pác Bó rồi lái xe trở về Hà Nội trong đêm.
“Mỗi người có cách du lịch, tận hưởng cuộc sống khác nhau. Có người thích nghỉ dưỡng còn chúng tôi đam mê cắm trại để hòa mình vào thiên nhiên, tách biệt phần nào khỏi xô bồ đô thị. Điều quan trọng, khi đi cắm trại, bạn phải tuyệt đối chú ý bảo vệ môi trường, dọn dẹp sạch sẽ khi rời đi”, anh Minh Trường chia sẻ.
Cắm trại xuyên đêm săn bình minh đẹp như tranh trên đồi chè Long Cốc
Thời điểm cuối thu, đầu đông, rất nhiều du khách tìm tới đồi chè Long Cốc để săn khoảnh khắc bình minh đẹp như tranh.
Nhiều người chọn cắm trại trên đồi xuyên đêm để kịp bắt trọn cảnh bình minh ở nơi được mệnh danh là vịnh Hạ Long vùng trung du.
Nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 125 km, những "ốc đảo chè" tại đồi chè Long Cốc là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch và giới nhiếp ảnh vào dịp cuối thu, đầu đông. Nơi đây được ưu ái đặt "biệt danh" là vịnh Hạ Long vùng trung du.
Sớm bình minh trên đồi chè Long Cốc (Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
Đến Long Cốc, thời điểm "vàng" được du khách săn đón là sớm bình minh khi sương giăng mờ ảo, mặt trời dần ló rạng sau những quả đồi nhấp nhô. Để có thể chiêm ngưỡng khung cảnh này và ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp, du khách phải theo dõi kĩ thời tiết, chọn những ngày nắng, không mưa, nhiệt độ ngày - đêm chênh nhau khoảng 10 độ C. Du khách cũng có thể chọn thời điểm trước ngày gió mùa về hoặc sau những ngày mưa và có nắng.
Bức ảnh được chụp lại vào lúc 6h10 khi mặt trời vừa lên cao (Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
Anh Nguyễn Anh Chiêm, du khách đam mê nhiếp ảnh vừa từ Hà Nội đến đồi chè Long Cốc để săn ảnh trong 2 ngày 1 đêm. Anh Chiêm cùng bạn bè cắm trại ngay trên đồi chè để ngắm dải ngân hà buổi đêm, đón bình minh dần dần ló rạng từ 5h - 7h sáng. "Đây là lần đầu tiên tôi đến đồi chè Long Cốc. Tôi như lặng đi khi chứng kiến những tia nắng len lỏi qua lớp sương mờ ảo, ánh vàng dần bao phủ đồi chè trùng đẹp rồi cả đồi chè bừng sáng dưới ánh bình minh", anh Chiêm chia sẻ.
Theo anh Chiêm, quãng đường di chuyển Hà Nội - Long Cốc khá thuận tiện. Du khách đi theo hướng Quốc lộ 32 đến Thanh Sơn và tiếp tục theo hướng vườn quốc gia Xuân Sơn, đến xã Long Cốc. Nếu đến lần đầu, khi tới xã Long Cốc, du khách nên hỏi người dân địa phương đường đi chi tiết để đến địa điểm có thể bao quát toàn bộ đồi chè.
Khung cảnh đồi chè xanh mướt dưới ánh nắng bình minh (Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
Nếu có dự định lên cắm trại qua đêm tại đồi chè, theo anh Chiêm, du khách nên sử dụng xe ô tô gầm cao. Đoạn đường đầu tiên kéo dài khoảng 200m, lái xe nên lưu ý vì đường xấu, rất dễ bị sập gầm. Để cắm trại an toàn qua đêm, du khách nên chuẩn bị lều trại, túi ngủ, đèn pin, củi, một số loại thuốc phòng côn trùng, đau đầu, tiêu chảy,... và mang theo áo ấm do nhiệt độ về đêm thấp. "Một lưu ý khác, bạn nên dùng đèn pin soi thật kĩ các bụi rậm xung quanh vì ở đây có rắn. Thêm nữa, sau khi kết thúc buổi cắm trại nhất định phải dọn dẹp sạch sẽ rác thải trước khi ra về", anh Chiêm chia sẻ.
(Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
Về ăn uống, nhóm anh Chiêm liên hệ trước với homestay gần đó của người dân địa phương để đặt cơm. Họ sẽ đóng hộp thức ăn và mang lên khu vực cắm trại cho nhóm. Mức giá khoảng 120.000 đồng/người/bữa. Cả nhóm cũng chuẩn bị thêm mì tôm, nước uống để chủ động ăn sáng.
(Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm)
Cắm trại đón mây chảy vào thung lũng ở bản Nà Bai, Sơn La Cắm trại ở độ cao hơn 800m trên mực nước biển, ngắm những làn mây vắt ngang núi rừng Tây Bắc điệp trùng, thong dong trôi dưới ánh mặt trời là những trải nghiệm khó quên tại bản Nà Bai, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Nà Bai là một bản làng dân tộc thuộc xã Chiềng Yên, cách trung...