3 ngân hàng nước ngoài nào lớn nhất tại Việt Nam?
Ngay nay, nhu câu vê sư dung tin dung ngân hang ngay cang đươc đanh gia cao. Vi vây, viêc hơp tac cung xây dưng va phat triên vơi nươc ngoai la môt điêu tât yêu.
Bên cạnh các ngân hàng nội thì khối ngân hàng nước ngoài cũng phát triển tại Việt Nam. Dù chỉ hoạt động âm thầm, không quá nổi bật như các ngân hàng nội nhưng những ngân hàng nước ngoài vẫn thu về lợi nhuận rất lớn từ các thương vụ tư vấn mua bán cổ phần, thu xếp các vụ phát hành trái phiếu, bán lẻ, kinh doanh ngoại tệ, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI…
Hệ thống TCTD Việt Nam hiện có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ANZ, Standard Chartered Bank, Shinhan Bank, HSBC, Hong Leong Bank, Public Bank, CIMB Bank, Woori Bank và UOB.
Hiện nay, có 3 ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, tham gia vào rất nhiều hoạt động đầu tư của nhiều tập đoàn lớn, đó là HSBC, Standard Chartered và Shinhan Bank.
Video đang HOT
HSBC là 1 trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với vốn điều lệ hoạt động là 7.528 tỷ đồng, có mặt ở nhiều thành phố lớn. Tại TP Hồ Chí Minh, ngân hàng có 1 sở giao dịch chính, 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch, tại Hà Nội có 1 chi nhánh, 3 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm. Ngoài ra, ngân hàng có 4 chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đồng Nai cùng 2 văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu.
Theo báo cáo năm 2017, HSBC đạt 2.231 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 24% so với năm 2016. Tính đến hết năm 2017, tổng tài sản HSBC Việt Nam là 87.786 tỷ đòng, dư nợ tín dụng chỉ chiếm 45%, đạt 39.904 tỷ đồng. Điểm hấp dẫn nhất mà ai cũng muốn làm việc ở HSBC là thu nhập bình quân tại đây là 50,7 triệu đồng/người/tháng.
Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam là ngân hàng 100% vốn của Standard Chartered Anh quốc được thành lập ngày 1/8/2009.
Ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại và bán lẻ cho khách hàng là các doanh nghiệp, các định chế tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.
Hiện tại, Ngân hàng Standard Chartered có hơn 850 nhân viên và ba chi nhánh (2 tại Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh). Văn phòng chính được đặt ở Hà Nội. Vốn điều lệ của ngân hàng hiện là 3.000 tỷ đồng. Standard Chartered không tiết lộ quá nhiều thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh với bên ngoài. Mới đây, Standard Chartered rút toàn bộ vốn khỏi ngân hàng ACB.
Ngân hàng Shinhan Việt Nam được cấp giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc tại Việt Nam.
Ngày 28/11/2011, Ngân hàng Shinhan đã mua 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan Vina (ngân hàng liên doanh với 50% cổ phần của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank và 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan) và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam.
Shinhan Vietnam Bank có vốn điều lệ mới là 4.547 tỷ đồng. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm 1 Hội sở, 9 chi nhánh và phòng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh. Mới đây, Shinhan Bank thể hiện tham vọng của mình khi mua đứt mảng bán lẻ của ANZ tại Việt Nam, mục tiêu vươn lên top 3 kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường trong 3 năm tới.
Đáng chú ý hơn, Shinhan Bank vẫn liên tục giữ vị trí đầu bảng trong số các ngân hàng ngoại khi sở hữu 36 chi nhánh và phòng giao dịch. Con số này gấp đôi khi so sánh với 2 ngân hàng xếp ngay sau là Public Bank và ANZ với 18 điểm giao dịch. Trong khi, CIMBBank và UOB là 2 ngân hàng với số lượng điểm giao dịch khiêm tốn nhất, chỉ với duy nhất 1 chi nhánh.
Trong vòng 3 năm qua, ngân hàng đến từ Hàn Quốc – Woori Bank đang tích cực mở rộng mạng lưới tại Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 3/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho ngân hàng này thành lập 5 chi nhánh mới; dự kiến giúp mạng lưới hoạt động tăng lên thành 14 điểm giao dịch.
Giới phân tích cho rằng, việc các ngân hàng nước ngoài mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam khiến cho cuộc chạy đua về huy động vốn, cho vay và các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế trở nên gay gắt hơn và là vấn đề cần quan tâm của các ngân hàng trong nước. Điều này buộc các ngân hàng nội phải nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi phương thức hoạt động để có thể giữ vững thị phần trong nước và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Mai An (T/h)
Theo antt.vn
[Infographic] 9 tháng, thu hút FDI đạt 26,16 tỷ USD
9 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.
ĐT (Theo TTXVN)
Nam A Bank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 3.890 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản số 7430/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank). Nam A Bank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 3.890 tỷ đồng. Theo đó, NHNN chấp thuận việc Nam A Bank thực hiện tăng vốn điều lệ từ hơn 3.353 tỷ đồng...