3 năm y khoa nội trú tôi luyện một bác sĩ chữa bệnh cho người
6 năm học y, 3 năm làm nội trú, cộng lại gần 10 năm tuổi trẻ mới đủ kinh nghiệm trị bệnh cho người, bác sĩ Thanh Huyền tâm sự.
Hoàng Thanh Huyền 26 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội năm 2016. Sau đó, cô tiếp tục ôn thi vào bác sĩ nội trú. Đây là một bước quan trọng để sau này trở thành bác sĩ chính trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
“Khó như thi bác sĩ nội trú” là câu nói của các bác sĩ tương lai kết thúc 6 năm học y khoa. Mỗi ngày, cô học từ 4h rưỡi sáng đến 12h đêm. Thư viện, hành lang, ban công miễn là có chỗ trống thì đều trở thành “phòng học” của cô gái này. Huyền nghĩ rằng làm bác sĩ nội trú là cơ hội tốt cho tương lai nhưng cũng là ván bài đánh cược tuổi trẻ của mình.
Hiện nay, Thanh Huyền là bác sĩ nội trú tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Bạch Mai là bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội nên hầu hết những ca bệnh nặng đều được chuyển đến tại khoa Hồi sức cấp cứu. Là nơi có cường độ làm việc căng thẳng, cánh cửa phòng cấp cứu không bao giờ vơi người. Ngoài giờ hành chính, đội ngũ y bác sĩ luôn phải trực thêm để đảm bảo nhân lực. Riêng bác sĩ nội trú phải trực ở viện 24/24 giờ.
Bác sĩ nội trú Hoàng Thanh Huyền. Ảnh: Thùy An
Hầu hết bác sĩ nội trú đều là nam. Huyền kể rằng trước đây quy định chỉ dành riêng cho bác sĩ nội trú nữ là không được sinh con trong thời gian theo học. Ngoài ra, dân ngành y truyền tai nhau “lời nguyền nội trú cứ vào là gặp khó khăn trong chuyện tình cảm” nên rất ít nữ thi vào.
Hiện quy định “cấm sinh” đã bỏ nhưng cụm từ “học bác sĩ nội trú” vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều học viên ngành y.
Mỗi ngày, khoa cấp cứu phải tiếp nhận gần 200 ca bệnh nặng, sống chủ yếu dựa vào máy móc nên áp lực công việc rất lớn. Nội trú cấp cứu yêu cầu sự chủ động, nhanh nhẹn và tinh thần học hỏi cao. Do đó đây cũng là môi trường học hỏi trải nghiệm thực tế rất tốt với bác sĩ nội trú.
Video đang HOT
Công việc hàng ngày ngoài chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ nội trú phải tư duy và làm việc dưới sự kiểm soát, hướng dẫn của bác sĩ chính. Khi có đủ kinh nghiệm, họ phải nhanh nhẹn tự đưa ra quyết định để giải quyết kịp thời những ca bệnh nặng.
Ba năm nội trú là 3 năm vàng để Huyền trải nghiệm, củng cố lại kiến thức và tiếp thu thêm nhiều bài học thực hành, nhất là bài học về sự nhẫn nại và kiên trì. Cô gái nhỏ với nghị lực lớn luôn tự nhủ phải nỗ lực gấp 2, gấp 3 lần bình thường.
Thanh Huyền đang chăm sóc bệnh nhân tại Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thùy An.
“Ngày còn ngồi trên ghế giảng đường chỉ mong hết giờ để về. Đến lúc đi làm lại như chạy đua thời gian, chớp mắt đã hết ngày”, Huyền tâm sự.
So với các bác sĩ chính, bác sĩ nội trú không chịu nhiều áp lực bằng. Tuy nhiên, khi có ca bệnh, Huyền luôn nhanh nhẹn, bám sát để học hỏi và nâng cao tay nghề. Cô gái thường tranh thủ lúc vắng bệnh nhân hơn để chợp mắt.
Những ngày đầu học việc, Huyền choáng ngợp bởi sự khốc liệt của cấp cứu. Điều khó nhất với Huyền là học cách làm chủ cảm xúc để tập trung làm việc. Những ngày không trực, cô vẫn đến khoa để giúp đỡ và học hỏi thêm từ mọi người.
Dành toàn bộ thời gian cho công việc, Huyền chỉ về thăm nhà cuối tuần khoảng 2 đến 3 tiếng rồi lên viện. “Nhiều lúc nhớ nhà rồi tủi thân”, cô nói. Những lúc mệt mỏi, cô luôn tự động viên bản thân phải mạnh mẽ chứ nhất quyết không bỏ cuộc giữa chừng.
Sau 2 năm nội trú, Huyền trở nên bản lĩnh và trưởng thành hơn. Cô còn một năm học nội trú nữa.
Bệnh nhân được chăm sóc tận tình của các y bác sĩ. Ảnh: Giang Huy
Trong hai năm vừa qua làm bác sĩ nội trú, Huyền nhớ nhất một ca cấp cứu vào lúc 1h sáng. Bệnh nhân là một người đàn ông 60 tuổi bị ung thư tủy, viêm phổi nặng đang điều trị thì tim đột ngột lên cơn xoắn đỉnh rồi rung thất, ngừng tuần hoàn. Cô bác sĩ nội trú ngay lập tức ép tim, sốc điện cho bệnh nhân. “Khi ấy tim Huyền đập nhanh như đánh trống”, cô nhớ lại.
Sau 10 phút cấp cứu, bệnh nhân dần hồi phục. Cô gái thở phào khi kịp thời cứu sống một tính mạng. Chưa bao giờ Huyền thấy công việc của mình lại thiêng liêng và cao cả như vậy. “Nhìn thấy bệnh nhân qua cơn nguy kịch là niềm hạnh phúc lớn nhất của bác sĩ cấp cứu. Tôi còn phải cố gắng nhiều mới thành bác sĩ giỏi”, Huyền nói.
Thùy An
Theo VNE
Cảnh báo Hội chứng burn-out khiến các bác sĩ tự tử
Áp lực công việc khiến chính các bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn tới trầm cảm có xu hướng tìm đến cái chết. Đó là Hội chứng Burn-out vừa được PGS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cảnh báo.
Nam bác sĩ công tác ở một bệnh viện lớn tại TPHCM đang rơi vào tình trạng buồn chán sau ca phẫu thuật vô tình dẫn tới tai biến cho người bệnh. Bệnh nhân tử vong, báo chí phản ánh, bác sĩ bị dư luận xã hội công kích, bị đình chỉ công tác, kỷ luật.
"Gia đình, đồng nghiệp đang cố gắng động viên để anh sớm ổn định tâm lý, chúng tôi mong anh có thể vượt qua cú sốc này" - đồng nghiệp xin giấu tên của bác sĩ chia sẻ.
Quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện khiến các y bác sĩ lao động trong môi trường căng thẳng
Giới y khoa Việt Nam cuối thế kỷ trước từng bàng hoàng sau vụ việc đau lòng xảy đến với một bác sĩ tại Hà Nội. Ông là bác sĩ nội trú, Bệnh viện Mắt Trung ương, sau khi nhỏ thuốc điều trị, bệnh nhân bị bỏng giác mạc, gia đình người bệnh khởi kiện ông. Trong lúc bệnh viện đang tìm hướng giải quyết thì bác sĩ không chịu nổi áp lực nên treo cổ tự tử.
Đề cập đến vấn đề quá tải người bệnh và áp lực của bác sĩ, tại Hội nghị Khoa học của Hệ thống Y khoa Hoàn Mỹ, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng cảnh báo: "Mỗi ca bệnh đều là một thách thức lớn về chuyên môn đối với bác sĩ. Mặt khác, tình trạng quá tải bệnh nhân, rất dễ khiến bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Hội chứng Burn-out là một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây để phản ánh tình trạng mỗi năm có hàng trăm bác sĩ tại Mỹ và nhiều quốc gia khác tự sát vì áp lực công việc".
Hội chứng Burn-out ở bác sĩ nếu không được phát hiện, can thiệp sớm sẽ dẫn tới hậu quả khó lường
Theo PGS Tăng Chí Thượng: "Người bị Hội chứng Burn-out thường có 3 biểu hiện chính, một là: các bác sĩ bị kiệt sức do bị bóc lột sức lao động; hai là: bác sĩ sẽ hoài nghi từ lãnh đạo bệnh viện đến đồng nghiệp, người thân và cả bệnh nhân của mình; ba là: công việc của bác sĩ giảm hiệu quả. Nếu bị Hội chứng Burn-out kéo dài, bác sĩ sẽ rơi vào trầm cảm, mất kiểm soát hành vi của bản thân, xu hướng muốn tự tử để kết thúc sự sống".
Môi trường lao động của các y bác sĩ tại Việt Nam luôn trong tình trạng căng thẳng do áp lực quá tải rất lớn tại các bệnh viện, đặc biệt là hệ thống bệnh viện công lập tuyến trên. Đây là một trong những nguyên nhân có thể khiến y bác sĩ đối mặt với hội chứng Burn-out.
PGS Tăng Chí Thượng khuyến cáo, để tránh nguy cơ mắc phải hội chứng trên, các bác sĩ cần chủ động sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thư giản, nghỉ ngơi. Các bệnh viện cần quan tâm, hỗ trợ y bác sĩ, tạo môi trường làm việc thân thiện, giảm áp lực căng thẳng, kịp thời có giải pháp hỗ cho những người làm công tác chuyên môn khi chẳng may gặp phải các sự cố y khoa.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bạn có biết về Yoga Bay ? Cảm thấy muốn thử nghiệm gì đó mới trong Yoga quen thuộc? Hãy "đổi vị" để tự thử thách bản thân và làm mới trải nghiệm với bộ môn Yoga thường ngày. Sau nhiều năm du nhập vào Việt Nam, Yoga đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một môn thể thao phổ biến và là một phần không thể thiếu...