3 món ngon khó cưỡng ở Hội An
Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Bởi thế, dù đã tham quan toàn bộ phố cổ, bạn cũng khó có thể thưởng thức hết đặc sản nơi đây. Và trong số đó, có 3 món ăn nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua là cao lầu, cơm gà và bánh bao – bánh vạc.
Cao lầu “trăm tuổi”
Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ bảo Cao lầu có ở Hội An từ thế kỷ 17, trong thời điểm cảng Hội An mở cửa, cho phép nhiều thương nhân nước ngoài vào Hội An thông thương. Có lẽ vì thế mà món cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh Udon của người Nhật.
Món cao lầu thịt heo tại quán Trung Bắc
Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất. Bởi, sợi cao lầu được làm từ gạo ngâm với nước tro, mà phải là loại tro được đốt từ củi tràm ở Cù Lao Chàmngâm cùng nước giếng Bá Lễ. Do vậy, sợi cao lầu mới có màu vàng đẹp mắt mà không nơi nào khác có thể làm được.
Nước lèo của món cao lầu là nước thịt xá xíu, chỉ được chan xâm xấp vừa đủ ướt và được ăn nguội, chứ không phải dùng nóng như các món có nước lèo khác. Nhân cao lầu là thịt xá xíu ăn kèm với tóp mỡ hoặc sợi cao lầu chiên giòn, rau sống (lấy từ làng rau Trà Quế), nước tương và tương ớt.
Rất dễ để tìm ăn cao lầu ở Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú. Nổi tiếng nhất là quán Bà Bé nhưng ở đây chỉ bắt đầu bán từ 14 giờ chiều nên tôi chọn một quán ăn cũng khá nổi tiếng khác trên đường Trần Phú là Trung Bắc, nghe đâu đã có trên 100 tuổi, rất ngon và được đánh giá là đúng chất.
Quán ăn Trung Bắc lúc nào cũng khá đông khách.
Cơm gà Phố Hội
Cơm gà là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng nhưng tôi thích nhất khi ăn ở Hội An. Bằng sự khéo léo tỉ mỉ, người Hội An đã dụng công chăm chút từ hạt cơm, thịt gà đến nước chấm và các đồ ăn kèm để món cơm gà của mình trở nên đặc biệt, khác hẳn món cơm gà ở những nơi khác.
Video đang HOT
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Cơm sau khi nấu sẽ có màu vàng của nghệ, mùi thơm của lá dứa và vị béo ngọt của nước gà. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Gà sẽ được làm sạch, lấy hết tiết, rồi bỏ vào luộc lúc nước còn nguội.
Cơm gà Hội An nổi tiếng khắp miền Trung – Ảnh: Tấn Tới
Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.
Đến Hội An, bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội, cơm gà Bà Hương – Kiệt Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga,…
Bánh bao “cặp kè” bánh vạc
Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh.
Đến Hội An, muốn dùng thử món đặc sản này, bạn đừng quên ghé vào nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.
Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Người ta đem gạo vo kỹ, ngâm với nước dứa nửa ngày rồi xả lại nhiều lần bằng nước giếng Bá Lễ. Sau đó, gạo được xay thành bột rồi chắt lọc qua khoảng 10-15 lần nước cho đến khi bột thật trắng, bột lọc càng kỹ thì bánh càng dai càng ngon. Tiếp đó, họ nhồi bột thành những thuôn dài rồi xoay vòng để tạo thành một miếng bột nhỏ. Miếng bột này lại được vê nhẹ vòng tròn để nong dần ra, từ từ trở thành vỏ bánh mỏng dính mà không cần phải cán bột như cách thông thường.
Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
Sau khi có nhân bánh, người ta cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi túm lại thành hình quai vạc để làm bánh vạc và viền nhẹ vỏ bánh thành hình dáng như một hoa hồng để làm bánh bao.
Vừa ăn, thực khách vừa được tận mắt xem cách làm bánh bao – bánh vạc
Nặn bánh xong, người ta đem hấp cách thủy chừng mười phút, bánh chín thì vớt ra. Cuối cùng là xếp bánh ra đĩa rồi cho một lớp hành phi lên và ăn cùng nước chấm pha chế từ nước luộc tôm.
Bánh ngon là bánh có vỏ vừa trắng vừa mềm vừa dai, nhân thơm. Nước chấm có vị ngọt vừa đủ, không quá chua, không quá mặn, không quá cay, màu xanh và đỏ của ớt hòa cùng màu vàng của nước mắm. Quả thật món này vừa ngon lại vừa đẹp mắt.
Những người Hội An kể lại rằng, trước đây có một vị khách Tây, khi nhìn thấy hình dáng bánh, đã đặt cho bánh một cái tên tiếng Anh rất kiêu sa: White Rose (hoa hồng trắng). Từ đó đến nay cái tên White Rose được dùng khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng ở Hội An.
Qua thời gian, những người con Hội An đã mang món ăn của quê hương mình đi khắp Quảng Nam và đến khắp mọi miền đất nước. Nhưng với đặc trưng chỉ dùng những nguyên liệu được nuôi trồng trên đất Hội An cùng những bí quyết riêng trong cách chế biến nêm nếm, nên có thể nói cao lầu, cơm gà phố Hội và bánh bao – bánh vạc chỉ ngon và đúng điệu nhất tại Hội An – vùng đất quyến rũ với nét văn hóa ẩm thực đầy tinh tế.
Theo ihay
Miếng ngon hè phố ở Hội An
Ở quanh những góc phố củi An tồn tại một thế gii m thựcc trưng, biểu hiện một tính cách văn hóa của phố cổ. Ăn uống bên hè phố là một cách ăn dân dãng cầu kỳ, kiểu cách... Ởó người ta ăn uống một cách thoải mái, nhiên theo kiểu ưa gì ăn nấy, thời khắc nào.
Một hàng chè trái cây bên lềường phố cổ. Ảnh: Phạm Đình Quát
Ăn hàngêm ở hè phố Hội An, dù chỉ là mấy quả trứng lộn, du kháchng thấyược sự chăm chútáng quý của người bán hàng. Ảnh: Phạm Đình Quát
Có niâu, một gánh xì mà phù của ông già Tàu trênôi quang gánhã mòn vẹt 60, 70 chục năm lẫm chẫmi quanh phố vẫ là những chén xì mà phùi mùi vị, hưng cngổi. Hình như ông lãoang gánh cái hồn m thực của phố cổ bằngôi chân chưat mỏi. Ngay tiệm phở Luyến nổi tiếng lâuời cái hay là vẫn trung thành trưc sau như mộti cán riêng. Bánh phở bằng nguyên liệu (do gia chủ sản xuất lấy), khi ăn luôn có mộtĩauủ chua thái mỏng làm nên một hưng vịng lẫn, người dân bên sông Hoàii xa vẫn cứ mang theo nỗi hoài nh cái vị chua chua củauủ xanh ấy trong ký ức.
Thưởng thức m thực hè phố ở Hội An còn có nhiều cái thú mà khách du lịch nưc ngoài rất ưa chuộng. Ảnh: Phạm Đình Quát
Vàấy làng gian tâmm khi vừa thưởng thức những món ăn vừam nhận thời gian như trôi chậm lại ở ni này, những bận rộn thúc hối của cuộc sống niô hội ồn ào bên kia bờại dưngã bỏ lại sau lưngể ngồi lại bên góc phố bằng một tâm thế thật yên bình, tĩnh lng rồi thả hồn theo những conườngi lô xô những mái ngói rêu phong, u trầm. Họ có c hội khám phá sâu hn mộtng gian văn hóa hết sức lạ lùng giữa thời buổi mà nhịp sống của còn người bị sănuổiến chóng mt.
Theo tapchiamthuc
Bánh bao, bánh vạc Hội An Làm từ bột gạo, nhân chủ yếu là tôm tươi xay nhuyễn, miếng bánh vạc nhỏ xinh, duyên dáng như một "bông hồng trắng". Món ăn này giản dị nhưng làm du khách vương vấn nhớ lâu hơn hẳn so với cao lầu và mì Quảng, những món vốn là đặc trưng của Hội An. Vào một cửa hàng ở gần cuối phố...